Biển Đông sẽ ra sao, nếu TQ rút khỏi Công ước LHQ về Luật biển?

Biển Đông sẽ ra sao, nếu TQ rút khỏi Công ước LHQ về Luật biển?

Thứ 3, 09/07/2013 | 09:06
0
Gần đây Bắc Kinh đã chịu nhiều chỉ trích vì “cái tội” vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm1982 mà Trung Quốc đã phê chuẩn năm 1996.

“Đường lưỡi bò” trái ngược UNCLOS

Các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông khác và các nước ủng hộ họ tố cáo rằng bản đồ “đường chín đoạn” của Trung Quốc là trái ngược với các điều ước quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Với sự hỗ trợ ngầm của Mỹ, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển được UNCLOS thiết lập. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối tham gia hầu kiện và đang tiến hành chiến dịch tuyên truyền chống lại vụ khiếu kiện này.
Trong khi đó, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ vừa thông qua một nghị quyết lên án hành vi của Trung Quốc trong các vùng biển Châu Á, hành vi mà Trung Quốc coi là bảo vệ tuyên bố chủ quyền của nước này.

Trong khi đó, các nước tranh chấp - cũng như Mỹ và các cường quốc phương Tây - đã chỉ trích một số hành động của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý của họ là vi phạm tự do hàng hải.
Nhật Bản cũng tuyên bố việc Trung Quốc vẽ đường cơ sở xung quanh quần đảo Senkaku đang tranh chấp (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông là bất hợp pháp.

Một số nhà phân tích chính trị ở Trung Quốc, đặc biệt giới tướng lĩnh diều hâu, đang đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc lại ký kết UNCLOS? Rất có thể, Trung Quốc từng nghĩ rằng nước này có thể qua mặt UNCLOS bằng đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp biển đảo.

Tiêu điểm - Biển Đông sẽ ra sao, nếu TQ rút khỏi Công ước LHQ về Luật biển?

Mỹ “vẽ đường cho hươu chạy”?

Nước chỉ trích Trung Quốc kịch liệt nhất lại là nước Mỹ. Trớ trêu thay, Mỹ lại không nằm trong số 164 quốc gia trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Thế nhưng, Washington đã lợi dụng UNCLOS để chỉ trích Trung Quốc và triệt để khai thác những điểm có lợi cho phía Mỹ. Vô hình chung, Mỹ đã “vẽ đường cho hươu chạy” và gợi ý cho Trung Quốc cung cách thoát khỏi tình thế khó xử hiện nay.

Trung Quốc có thể tạm thời rút khỏi UNCLOS. Hành động tạm thời rút khỏi UNCLOS sẽ có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ khi chính thức thông báo và Trung Quốc vẫn sẽ nằm trong thẩm quyền quyết định của tòa án trong vụ kiện của Philippines chống lại nước này.

Việc rút khỏi UNCLOS sẽ mang lại những hậu quả chính trị nghiêm trọng cho Trung Quốc. Rút khỏi UNCLOS, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với làn sóng chỉ trích của phương Tây và phần còn lại của Châu Á. Thậm chí, hành động này sẽ reo rắc sợ hãi và bất ổn trong khu vực, khiến cho nhiều nước ngả về phía Mỹ - nước đang thực hiện chính sách “xoay trục”, “tái cân bằng” ở Châu Á.

Hơn nữa, Trung Quốc sẽ mất đi lợi thế tuyên truyền rằng nước này tôn trọng các điều ước quốc tế hơn cả Mỹ.

Ngoài vòng cương tỏa

Tuy nhiên, việc rút khỏi UNCLOS cũng mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi thế. Giống như Mỹ, Trung Quốc sẽ được tự do “lựa chọn” các điều khoản của UNCLOS có lợi cho nước này mà không bị ràng buộc bởi các điều khoản bị cho là bất lợi khác. Hơn nữa, thông qua việc rút khỏi UNCLOS, Trung Quốc có thể từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa án Quốc tế về Luật Biển và tránh được những hậu quả chính trị không mong muốn.

Việc Trung Quốc rút khỏi UNCLOS sẽ làm suy yếu uy tín và thẩm quyền của tòa án và luật pháp quốc tế nói chung.
Đáng tiếc là các cường quốc trên thế giới vốn có truyền thống hoặc không tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành, hoặc tìm cách thông qua những luật lệ mới bảo vệ quyền lợi của họ. Trong số các nước này có Mỹ, cường quốc kinh tế-quân sự số 1 thế giới.

Mỹ đã từ chối tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tòa án Hình sự Quốc tế để có quyền “tự do” can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác và tạo ra nhiều tiền lệ xấu.

Mỹ và các đồng minh Châu Á cần phải thận trọng, tránh buộc Trung Quốc làm cái điều mà họ thực sự sợ nhất: đó là một cường quốc thế giới sử dựng “sức mạnh” thay vì “lẽ phải” trong quan hệ quốc tế.

Theo Kiến thức

 

Dựa lưng 'hổ' đối phó Trung Quốc trên Biển Đông

Thứ 7, 06/07/2013 | 10:31
Việc Mỹ và các đồng minh ở châu Á liên tục tập trận cho thấy những xu hướng tích cực trong việc triển khai hải quân. Song, điều đó không có nghĩa căng thẳng trên biển ở khu vực đã được giải quyết.

Trung Quốc 'không cần' vai trò của Mỹ trong vấn đề Biển Đông

Thứ 3, 02/07/2013 | 12:51
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng, việc bảo vệ tự do hàng hải đã là “lợi ích quốc gia” của Mỹ.

Răn đe trên Biển Đông, Trung Quốc lập căn cứ tàu chiến Hongkong

Thứ 3, 02/07/2013 | 07:28
Không phải ngẫu nhiên, ngày 1/7, kỷ niệm 16 năm ngày Anh quốc trao trả Hongkong, Trung Quốc lại tổ chức màn diễn tập quân sự khoe cơ bắp hoành tráng; và chính thức lập căn cứ tàu khu trục tên lửa mới tại đặc khu này.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Vì sao NASA muốn thiết lập múi giờ cho Mặt trăng?

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:58
Chính phủ Mỹ giao Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thiết lập múi giờ Mặt trăng, còn gọi là Giờ Mặt trăng phối hợp (CLT).

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lý do khoản viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ được coi là cứu cánh cho Ukraine

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:40
Đối với Mỹ, dự luật có nghĩa là các nhà cung cấp có thể bắt đầu chuyển vũ khí vào Ukraine ngay lập tức – còn đối với Ukraine, điều này mang lại sự yên tâm.

Chuyên gia nói về việc Mỹ tự sản xuất HALEU

Thứ 2, 22/04/2024 | 06:00
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nước ông đã sản xuất được 200 pound (90,7 kg) uranium làm giàu đầu tiên.

Nga đáp trả bằng 34 cuộc tấn công tổng hợp, Kiev tổn thất nhiều khí tài

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:55
Trong số những khí tài bị quân đội Nga phá huỷ tuần qua có nhiều loại vũ khí hiện đại Mỹ cung cấp cho Ukraine.