ĐBQH Lê Quân: 'Đổi mới phải lấy giáo viên làm gốc'

ĐBQH Lê Quân: 'Đổi mới phải lấy giáo viên làm gốc'

Thứ 2, 05/06/2017 | 19:19
0
Nói về thí điểm bỏ biên chế giáo viên, ĐBQH Lê Quân nêu quan điểm: "Đổi mới phải lấy giáo viên làm gốc. Đừng đổi mới mà để giáo viên cứ phản đối suốt thì gọi gì là đổi mới".

Thông tin Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ thí điểm bỏ biên chế giáo viên, "có ra - có vào" đã khiến dư luận, đặc biệt là đội ngũ giáo viên xôn xao bàn tán những ngày qua. Có rất nhiều giáo viên bày tỏ sự hoang mang, lo lắng bằng cách chia sẻ suy nghĩ gửi đến Bộ trưởng thông qua mạng xã hội.

Giáo dục - ĐBQH Lê Quân: 'Đổi mới phải lấy giáo viên làm gốc'

 ĐBQH Lê Quân.

PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn ĐBQH Lê Quân, Phó Giám đốc đại học Quốc gia Hà Nội trước việc nhiều giáo viên đang lo ngại, đặc biệt là băn khoăn việc bỏ biên chế sẽ khiến trường học biến thành doanh nghiệp, xuất hiện “ông chủ - người làm công”.

PV: Thưa ông, dư luận, đặc biệt là nhiều giáo viên lo ngại trường học sẽ biến thành doanh nghiệp, xuất hiện “ông chủ - người làm công” trong ngành giáo dục khi thực hiện xóa bỏ biên chế giáo viên. Ý kiến của ông thế nào?

ĐBQH Lê Quân: Phổ cập giáo dục phổ thông, đương nhiên phải trông chờ chủ yếu vào ngân sách. Xã hội hóa chỉ một phần rất nhỏ, chủ yếu ở các thành phố lớn. Trường học không thể thành doanh nghiệp được. Chẳng có đất nước, xã hội nào mà trường học phổ thông lại đi theo mô hình doanh nghiệp. Giáo dục phổ thông mà doanh nghiệp hóa chắc chắn không phù hợp.

Trong mọi trường hợp đổi mới, dù là hợp đồng hay biên chế phải đáp ứng được mục tiêu kể trên. Nếu chưa đáp ứng được, không đảm bảo ổn định xã hội, không đảm bảo tạo động lực cho nhà giáo thì không hoàn thành nhiệm vụ.

Giáo viên luôn luôn phải được đãi ngộ và trọng dụng. Quy định của Nhà nước phải rà soát, trên cơ sở ra được chế độ chính sách tốt nhất cho giáo viên, làm sao có cơ chế đánh giá và đào thải. Tuy nhiên, mọi chế độ chính sách và đảm bảo ổn định cho giáo viên.

PV: Nghề giáo gắn với sự nghiệp trồng người cao quý không phải làm công ăn lương đơn thuần, cần sự ổn định. Nếu “có ra có vào”, nghề giáo không còn đặc thù này nữa?

ĐBQH Lê Quân: Tôi nghĩ không thể đánh đồng. Một công việc đòi hỏi áp lực “có vào có ra” khác với không ổn định. Hệ thống đó đưa ra tiêu chí và phải đảm bảo được gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ. Nhà giáo làm việc cũng giống như các công việc khác, cần có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành công việc. Khi hoàn thành, đương nhiên phải được bảo vệ.

Còn trong trường hợp không đáp ứng được năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, với công việc nào cũng chấp nhận phải thay đổi. Đấy là nguyên lý chung. Không thể đánh đồng sự ổn định và có những yêu cầu cao hơn về chất lượng, năng lực.

PV: Nhiều đề án từng thí điểm thành công nhưng rồi thất bại khi triển khai đại trà. Dư luận đang quan ngại thí điểm bỏ biên chế giáo viên nếu thực hiện cũng sẽ “chung số phận”?

ĐBQH Lê Quân: Có những dự án thí điểm thành công nhưng thực hiện thất bại khiến dư luận xã hội lo ngại là đúng. Việc đổi mới là cần thiết, nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh, đổi mới phải nhận được sự đồng thuận.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang xem xét cân nhắc, vì đổi mới mà không có sự đồng thuận thì không làm được. Đổi mới trước hết là vì giáo viên. Đổi mới phải lấy giáo viên làm gốc. Giáo viên hài lòng, ủng hộ thì mới đổi mới. 

Dù có chuyển sang loại hình hợp đồng nào, dù có thực hiện bỏ biên chế giáo viên hay không thì vẫn phải đảm bảo nguyên tắc ổn định lâu dài cho giáo viên yên tâm. Nhưng không đánh đồng việc ổn định lâu dài với không hoàn thành nghĩa vụ.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Dương Thu (thực hiện)

>>> Xem thêm toàn bộ ý kiến góp ý về nội dung này:

 

Thí điểm bỏ biên chế giáo viên

>>> Xem thêm toàn bộ ý kiến góp ý về nội dung này:

Thí điểm bỏ biên chế giáo viên

Thủ tướng phê duyệt 269.084 biên chế công chức năm 2017

Thứ 4, 19/10/2016 | 20:38
Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2017 là 269.084 biên chế công chức.

Muốn vào biên chế, giáo viên phải nộp “lệ phí”?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
– Vừa qua, trường Mầm non xã Nghi Phú, TP Vinh (Nghệ An) xôn xao tin, để có được một xuất biên chế ngành giáo dục tỉnh nhà thì họ phải đóng một khoản "phí", được xem là để "chạy thủ tục hồ sơ".
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Tuyển sinh 2024: Chi tiết các mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:29
Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024, với chi tiết các mốc thời gian xét tuyển.

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:02
Năm học 2024-2025, 127 trường THPT công lập và công lập tự chủ tuyển mới 1.742 lớp và 77.250 học sinh
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Miền Bắc chính thức đón "cơn mưa vàng" giải nhiệt, xua tan nắng nóng

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:35
Đêm qua và sáng sớm nay (18/4), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ mưa vừa, mưa to.