Bỏ biên chế giáo viên: 'Ý tưởng có thể làm nát hệ thống giáo dục?'

Bỏ biên chế giáo viên: 'Ý tưởng có thể làm nát hệ thống giáo dục?'

Chủ nhật, 04/06/2017 | 14:30
0
GS. Phạm Minh Hạc không đồng tình việc bỏ biên chế giáo viên và cho rằng: "Ý tưởng này có thể làm nát hệ thống giáo dục".

Thí điểm bỏ biên chế giáo viên là ý tưởng đang gây nhiều tranh cãi và khiến hàng triệu giáo viên lo lắng, hoang mang, thậm chí rất đau lòng. Mặc dù Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã trả lời báo chí về dự kiến thí điểm xóa bỏ biên chế giáo viên, nhưng nhiều thầy cô giáo vẫn rất tâm tư và gửi “tâm thư” đến Bộ trưởng bày tỏ băn khoăn, lo ngại.

Giáo dục - Bỏ biên chế giáo viên: 'Ý tưởng có thể làm nát hệ thống giáo dục?'

 GS. Phạm Minh Hạc.

PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với GS. Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng bộ Giáo dục xung quanh vấn đề này.

PV: Là người tâm huyết và cũng nhiều năm làm “tư lệnh” ngành giáo dục, ông có đồng tình với ý kiến thí điểm bỏ biên chế giáo viên không?

GS. Phạm Minh Hạc: Tôi đã xem lại các luật về giáo dục chỉ thấy quy định hệ đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đề cập việc tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.

Mấy chục năm làm trong ngành, về hưu đã 10 năm, nhưng tôi có tham gia dự thảo và thảo luận về những dự án luật này. Chúng tôi nhớ rằng, Nhà nước chỉ đặt vấn đề tự chủ giáo dục đại học, không nói chuyện tự chủ với giáo dục phổ thông. Ở các nước, trường phổ thông công lập đều là biên chế Nhà nước. Ở Việt Nam, chưa bao giờ có vấn đề bỏ biên chế giáo viên hệ thống giáo dục quốc dân.

Nếu không có biên chế phải là hợp đồng. Đã là hợp đồng đương nhiên phải có người đứng đầu ký hợp đồng lao động. Quyền ký hợp đồng và sa thải người lao động nằm trong tay hiệu trưởng. Lo lắng “trường học biến thành doanh nghiệp” của giáo viên là rất có cơ sở.

Tôi cho rằng, giáo dục không bao giờ được thương mại hóa, nhà trường không bao giờ là doanh nghiệp được. Ngay ở những nước tư bản châu Âu cũng không thương mại hóa trong nhà trường.

Nhà trường là nhà trường, có thầy giáo và học trò. Mối quan hệ thầy – trò cực kỳ quan trọng, cao quý. Trong nhà trường không chỉ dạy kiến thức mà hình thành cả tính cách, nhân cách con người. Chúng ta nhấn mạnh đào tạo con người chứ không phải một mớ kiến thức nhồi vào đầu óc trẻ em. Như thế, giáo viên phải được bảo đảm quyền lợi một cách chắc chắn.

PV: Bộ trưởng bộ GD&ĐT nhấn mạnh việc bỏ biên chế sẽ giúp giáo viên có cơ hội thu nhập cao hơn. Ông nghĩ sao về điều này?

GS. Phạm Minh Hạc: Lương là cần thiết để sống, nhưng giáo viên không phải chỉ vì đồng lương mà đi dạy học. Khác với lao động khác, nghề giáo có đặc thù riêng là “trồng người”. Không thể để tư tưởng thương mại hóa lọt vào hệ thống trường học.

Dù kỹ thuật có tiến bộ đến mấy, dù là bước vào cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhiều điều trong nhà trường phải thay đổi để phù hợp với thời đại mới; nhưng không thay đổi được tính chất cơ bản của nó. Nhà giáo có sứ mệnh cao cả là đào tạo con người, giáo dục nhân cách.

Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Cần thấm nhuần tư tưởng này trong chỉ đạo, quản lý. Nếu hiệu trưởng điều hành, ký hợp đồng rồi sa thải nhân viên thì thầy giáo chỉ là người đi làm thuê, hết tất cả sứ mệnh cao cả. Do đó, bỏ biên chế là điều không phù hợp với thế giới nói chung và truyền thống hiếu học của Việt Nam.

PV: Đổi mới, sáng tạo là cần thiết, với ngành giáo dục cũng vậy, nhưng không phải để dư luận bức xúc, hoang mang?

GS. Phạm Minh Hạc: Biên chế giáo viên là biên chế Nhà nước, ăn lương theo hệ thống lương Nhà nước, tức là Chính phủ mới có quyền quyết định. Về biên chế, cơ quan giúp Chính phủ là bộ Nội vụ, còn tiền lương là bộ Tài chính. Vấn đề này phải được Chính phủ và cụ thể là Thủ tướng quyết định.

Tôi không đồng tình ý kiến bỏ biên chế giáo viên. Ý tưởng này ra có thể làm nát hệ thống giáo dục. Đây là vấn đề cực kỳ hệ trọng, không những giáo dục mà cả với nhân dân, với sự phát triển, tương lai của đất nước nên phải rất thận trọng, nếu thí điểm cũng phải được sự đồng ý của Nhà nước.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Xem thêm >>>

Bỏ biên chế giáo viên: Nên thí điểm trước với lãnh đạo bộ GD&ĐT

Người viết tâm thư gửi Bộ trưởng: 'Tôi sợ GV bỏ dạy nếu bỏ biên chế'

Dương Thu (thực hiện)

Thủ tướng phê duyệt 269.084 biên chế công chức năm 2017

Thứ 4, 19/10/2016 | 20:38
Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2017 là 269.084 biên chế công chức.

"Xô đẩy" biên chế giáo viên, phải dạy bù cả trăm tiết học chậm

Thứ 4, 12/10/2016 | 15:33
Những ngày gần đây, thông tin Trường THCS Thị trấn Quy Đạt thiếu giáo viên, buộc phải lùi lại 477 tiết học so với chương trình, đã làm xôn xao dư luận. Vậy thực hư thông tin này như thế nào?
Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát triển khai liên kết đào tạo với nước ngoài

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Bộ GD&ĐT cho biết qua kiểm tra, một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đúng quy định.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:19
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội năm nay gồm ba môn là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.

Xử lý người ngăn cấm học sinh đi học để phản đối sáp nhập trường

Thứ 5, 28/03/2024 | 12:09
Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn giao Công an huyện kiên quyết xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức cản trở, đe dọa, ngăn cấm học sinh đi học để phản đối sáp nhập trường.

Thêm nhiều địa phương điều chỉnh phương án tuyển sinh vào lớp 10

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:13
Hiện nhiều tỉnh thành đã công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025.

Một số bất cập trong tuyển sinh khối ngành sức khỏe bằng học bạ

Thứ 4, 27/03/2024 | 20:59
Nhiều trường đại học công bố tuyển sinh khối ngành sức khỏe bằng phương thức xét học bạ đã nhận về những ý kiến trái chiều.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội xem xét kỷ luật 8 tổ chức, 28 đảng viên vụ cháy chung cư mini

Thứ 4, 27/03/2024 | 16:57
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thực hiện quy trình kiểm điểm trách nhiệm, xem xét hình thức kỷ luật 8 tổ chức Đảng, 28 đảng viên liên quan vụ cháy chung cư mini.

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

Sáu trường ở Tp.HCM sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 6

Thứ 4, 27/03/2024 | 20:26
Năm học 2024-2025, Tp.HCM dự kiến tổ chức khảo sát vào lớp 6 ở 6 trường THCS, trong đó có khảo sát vào lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa.

Việt Nam chia sẻ, hỗ trợ đào tạo giáo dục với Angola

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:58
Trong năm 2024 này, Việt Nam - Angola kỳ vọng sớm ký lại Hiệp định hợp tác về giáo dục hai Chính phủ đáp ứng yêu cầu hợp tác trong tình hình mới.