Bộ chiến thuật 'ứng phó' với ông Trump của Trung Quốc đã có tác dụng

Bộ chiến thuật 'ứng phó' với ông Trump của Trung Quốc đã có tác dụng

Thứ 3, 28/02/2017 | 20:07
0
Vấn đề của Trung Quốc là thích ứng trước sự khó lường của Tổng thống Trump và có vẻ như bộ chiến thuật mới đang giúp nước này dẫn trước 1-0.

Một tháng sau ngày nhậm chức, thách thức to lớn cho Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia trên thế giới vẫn là làm sao thích ứng được với Tổng thống mới của nước Mỹ - Donald Trump.

Ông Trump bước vào Nhà Trắng với những thông điệp đầy khiêu khích và khó đoán đối với Trung Quốc, mặc dù vậy không thể chối bỏ điều mà Bắc Kinh rất cần là sự thiện chí, thị trường và công nghệ của Mỹ để xây dựng cái gọi là "sức mạnh toàn diện" cho mình.

Ít nhất đến thời điểm hiện tại, Tổng thống Trump có vẻ như đã ngừng chỉ trích Bắc Kinh - mặc dù hôm 24/2 ông tiếp tục nhắc lại điệp khúc Trung Quốc là "nhà vô địch của thế giới trong thao túng tiền tệ". Trong khi những quan chức khác dưới trướng ông tỏ vẻ hòa nhã hơn trên các cuộc nói chuyện điện thoại.

Hiểu về tầm quan trọng của gia đình

Tiêu điểm - Bộ chiến thuật 'ứng phó' với ông Trump của Trung Quốc đã có tác dụng

Bắc Kinh hiểu rõ tầm quan trọng trong việc tạo quan hệ với gia đình ông Trump.

Bình luận viên Carrie Gracie của BBC đánh giá, cho đến hiện tại Bắc Kinh đã triển khai lần lượt nhiều chiến thuật để ứng phó trước một chính khách khó lường như Donald Trump và dường như chúng đã thực sự mang lại hiệu quả.

Thực tế Trung Quốc hiểu được rằng ông Trump là một vị tổng thống rất đặc biệt, khác xa với những người tiền nhiệm. Và nước này tìm một cách lấy lòng khôn ngoan đó là tìm đến giá trị của gia đình.

Trước khi bản thân ông Trump hay các thành viên quan trọng trong chính quyền có những cuộc nói chuyện với phía Trung Quốc, và trong lúc cư dân mạng Trung Quốc còn bàn tán về việc ông Trump không gửi một thông điệp chúc mừng nào trong dịp Tết Nguyên đán, ông Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc ở Washington đã khéo léo lấy lòng con gái ông Trump - Ivanka.

Ivanka nhanh chóng trở thành cầu nối không chính thức cho quan hệ hai nước khi xuất hiện tại một sự kiện mừng năm mới do đại sứ quán Trung Quốc tổ chức tại Washington.

Trong khi người con rể ông Trump - Jared Kushner cũng có những liên hệ với Bắc Kinh qua các đối tác kinh doanh Trung Quốc của mình.

Tiêu điểm - Bộ chiến thuật 'ứng phó' với ông Trump của Trung Quốc đã có tác dụng (Hình 2).

Tiffany Trump cùng nhà thiết kế người Trung Quốc Taoray Wang đã dành nhiều lời khen cho nhau.

Và một người con gái khác của ông Trump là Tiffany cũng trở thành tâm điểm khi ngồi ở hàng ghế đầu trong đêm trình diễn tại Tuần lễ Thời trang New York của nhà thiết kế người Trung Quốc Taoray Wang.

Để thúc đẩy sợi dây liên kết không chính thức với gia tộc Trump, doanh nhân nổi tiếng nhất của Trung Quốc Jack Ma cũng đã gặp ông Trump và hứa sẽ tạo ra một triệu việc làm tại Mỹ thông qua việc bán sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử Alibaba.

“Ngay cả các công ty tư nhân ở Trung Quốc cũng được yêu cầu giúp chính phủ  trong  các vấn đề mang tính lợi ích quốc gia”, Carrie Gracie nhận xét.

Trước đó doanh nhân này cũng thay mặt 100 doanh nghiệp gửi thông điệp năm mới của Trung Quốc tới ông Trump trên biển quảng cáo danh tiếng ở quảng trường Thời đại, New York.

Bày tỏ thành ý

Tiêu điểm - Bộ chiến thuật 'ứng phó' với ông Trump của Trung Quốc đã có tác dụng (Hình 3).

Sau nhiều năm trì trệ, đế chế kinh doanh của ông Trump đã được phép hoạt động đúng tên thương hiệu ở Trung Quốc.

Đế chế kinh doanh của ông Trump vẫn tồn đọng một số tranh cãi về đăng ký thương hiệu ở tòa án Trung Quốc khi tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong nhiều năm trở lại đây.

Bắc Kinh đã thúc đẩy tiến độ đăng ký thương hiệu cho một công ty của ông Trump vào tuần trước một cách nhanh chóng, không ồn ào, dù trước đó công ty này đã gặp phải bế tắc về thủ tục suốt gần một thập kỷ.

Trên thực tế việc làm này của Trung Quốc cũng phù hợp trong việc ngăn tình trạng các doanh nghiệp trong nước lạm dụng thương hiệu của các tên tuổi nổi tiếng.

Đổi tông giọng khi cần thiết

Bắc Kinh thường tung ra những tuyên bố phẫn nộ trước các thế lực thù địch nước ngoài và cáo buộc các chính phủ nước ngoài làm tổn thương tình cảm của người dân trong nước.

Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Donald Trump không ít lần có những phát biểu được cho là xúc phạm và đe dọa Trung Quốc, khi gọi nước này là “kẻ hiếp đáp” và thách thức lập trường của Bắc Kinh đối với Đài Loan.

Thêm vào đó, các quan chức Nhà Trắng cũng cảnh báo sẽ có thái độ cứng rắn hơn trong cách tiếp cận ở Biển Đông.

Nhưng trong suốt quá trình, Bắc Kinh cho thấy thái độ kiềm chế và duy trì kỷ luật thép.

Tiêu điểm - Bộ chiến thuật 'ứng phó' với ông Trump của Trung Quốc đã có tác dụng (Hình 4).

Chính quyền Trump từng cảnh báo sẽ cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông.

Hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã bình luận về ông Trump: "Ông ấy sẽ sớm nhận ra rằng các nhà lãnh đạo của hai nước cần phải sử dụng những cách tiếp cận chín chắn và hiệu quả hơn trong giao tiếp thay vì lời qua tiếng lại một cách ngang ngạnh trên Twitter".

Kể từ sau chiến thắng bầu cử hồi tháng 11 năm ngoái, truyền thông của Trung Quốc đã được kiểm soát chặt hơn và bị yêu cầu sử dụng những ngôn từ điềm đạm hơn theo định hướng của Tân Hoa Xã.

Không lên tiếng khi “kịch bản” chưa hoàn thiện

Không giống như các lãnh đạo thế giới khác, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nổi tiếng là người “chậm” nghe điện thoại.

Quan sát các cuộc gọi còn nhiều lúng túng giữa Tổng thống Trump với lãnh đạo Mexico và Australia - Bắc Kinh quyết đinh sẽ không để xảy ra các sự cố vi phạm chuẩn mực ngoại giao.

Bằng cách chờ đợi sự chuẩn bị ở trạng thái tốt nhất với sự có mặt của các nhân vật như Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Ngoại trưởng Rex Tillerson trong phòng điện đàm, Trung Quốc mới cảm nhận được rằng kịch bản mình hướng tới sẽ theo ý muốn.

Khi cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối cùng diễn ra, mọi thứ đã thu về một cách hoàn hảo.

Tiêu điểm - Bộ chiến thuật 'ứng phó' với ông Trump của Trung Quốc đã có tác dụng (Hình 5).

Hai nhà lãnh đạo Trung-Mỹ đã không nói chuyện với nhau cho đến khi ông Trump nói chuyện với các lãnh đạo khác.

Bắc Kinh đã có thêm cam kết của Mỹ đối với chính sách “một Trung Quốc” và một cuộc gặp gỡ trang nghiêm.

Ông Tập cũng được tăng thêm danh tiếng của mình như một nhà lãnh đạo cứng rắn và kiên nhẫn. Tổng thống Trump từng trình bày về cách tiếp cận mới của Mỹ trong vấn đề Đài Loan, nhưng nay đã xuống giọng.

Chiều ý muốn của Mỹ

Trên thực tế, Trung Quốc biết rằng để đôi bên cùng có lợi có nghĩa là cần nhượng bộ và hợp tác trên mọi lĩnh vực có thể. Điều này đã được thể hiện sẵn sàng với điều đang được Mỹ quan tâm - ngưng nhập khẩu than từ Triều Tiên.

Tiêu điểm - Bộ chiến thuật 'ứng phó' với ông Trump của Trung Quốc đã có tác dụng (Hình 6).

Dừng nhập khẩu than là động thái gây áp lực đối với Bình Nhưỡng.

Với sự khiêu khích từ vụ thử tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng và mối quan tâm của Mỹ ngày càng tăng về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, điều này rất có thể là kết quả từ một tính toán kỹ lưỡng của Trung Quốc về việc đưa cà rốt xoay về phía chính quyền Donald Trump và đưa ra cây gậy cho Triều Tiên.

Biến điểm yếu đối thủ thành sức mạnh

Trên sân khấu quốc tế, ông Tập đang chứng tỏ bản thân có một tư tưởng không giống như Tổng thống Trump.

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, ông nổi tiếng là người đấu tranh cho toàn cầu hóa và tự do thương mại.

Tất nhiên, Trung Quốc không phải là một mô hình mẫu mực của thương mại tự do, với một thị trường trong nước được bảo hộ chặt chẽ. Nhưng những lời hùng biện của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã mang đến tác động mạnh mẽ.

Trên diễn đàn khu vực, Trung Quốc đang xây dựng bản thân như một quốc gia dẫn đầu về thương mại đa phương, tranh thủ lấp đầy chỗ trống của Mỹ sau khi rút khỏi thỏa thuận TPP vốn được dùng để củng cố vai trò lãnh đạo kinh tế của nước này ở châu Á Thái Bình Dương.

 

Tiêu điểm - Bộ chiến thuật 'ứng phó' với ông Trump của Trung Quốc đã có tác dụng (Hình 7).

Mỹ rút khỏi TPP, Trung Quốc nhanh chóng lấp chỗ trống.

Và trên sân khấu chính trị Trung Quốc, ông Trump lại đang gián tiếp giúp đỡ cho giới lãnh đạo Bắc Kinh. Hình ảnh quyến rũ và hấp dẫn của một nước Mỹ tự do, cởi mở và dân chủ đang trở nên hỗn loạn bởi các cuộc biểu tình trên đường phố Mỹ và những chính sách gây tranh cãi của ông Trump trong một tháng nhậm chức là một "món quà" cho Trung Quốc.

Carrie Gracie cho rằng Bắc Kinh đang rất hài lòng về hiệu quả của bộ chiến thuật toàn diện này. Tuy nhiên đây vẫn là một cuộc chơi đa chiều với nhiều nguy hiểm và cạm bẫy sẽ sớm hé lộ trong tương lai.

Trung Quốc đã làm tốt trong việc trung hòa rủi ro và khai thác các cơ hội ngay trong tháng đầu tiên ở Nhà Trắng của ông Trump.

Vòng một là chiến thắng dành cho Trung Quốc. Nhưng sẽ còn vô số những cuộc đối đầu khác đang chờ đón quốc gia này.

Đọc thêm>>> Bên trong Bình Nhưỡng: Nơi không thiếu Versace, Gucci...

Quốc Vinh 

Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tổng thống Ukraine yêu cầu cuộc họp với NATO

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:43
Thông tin trên được ông Zelensky đưa ra trong bài phát biểu video hàng đêm mà ông vẫn thực hiện kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Mặt trận Chasov Yar: “Thợ săn đêm” của Nga đột phá, Ukraine đang rút lui

Thứ 4, 17/04/2024 | 13:55
Quân đội Nga với sự hỗ trợ của xe bọc thép và không quân đã giành được chỗ đứng ở một số khu vực của thành phố.

Iron Dome thành chủ đề “nóng” ở châu Âu sau cuộc tấn công của Iran vào Israel

Thứ 4, 17/04/2024 | 06:00
Hệ thống phòng không Iron Drome trứ danh của Israel đã được đề cập đến trong các bình luận của cả giới lãnh đạo và các công ty quốc phòng ở châu Âu.

Ủy ban của LHQ bất đồng về yêu cầu trở thành thành viên chính thức của Palestine

Thứ 4, 17/04/2024 | 09:26
Theo một báo cáo mà Reuters nhận được, Ủy ban của Hội đồng Bảo an LHQ “đã không thể nhất trí đưa ra khuyến nghị” về việc Palestine đã đạt đủ điều kiện hay không.

Hi hữu: Người đàn ông giả chết để trốn trả tiền nuôi con

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:24
Một người đàn ông ở Kentucky (Mỹ) phải đối mặt với mức án tù tối đa là 7 năm và số tiền phạt 500.000 USD về tội Gian lận máy tính, trộm danh tính.