Bỏ điểm sàn ĐH: 'Giáo dục sẽ đi về đâu nếu cứ phóng khoáng thế này?'

Bỏ điểm sàn ĐH: 'Giáo dục sẽ đi về đâu nếu cứ phóng khoáng thế này?'

Thứ 6, 16/12/2016 | 17:27
0
“Nếu cứ hết cấp 3 có thể vào ĐH thì ĐH nó là cái gì, đẳng cấp nào so với phổ thông? Giáo dục ĐH của chúng ta sẽ đi về đâu nếu cứ “phóng khoáng” như thế này?”, ĐB Cao Đình Thưởng nói.

Liên quan đến việc Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ bỏ điểm sàn ĐH trong năm tới, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Cao Đình Thưởng, Ủy viên UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH về vấn đề này.

Giáo dục - Bỏ điểm sàn ĐH: 'Giáo dục sẽ đi về đâu nếu cứ phóng khoáng thế này?'

 ĐBQH Cao Đình Thường: "Giáo dục sẽ đi về đâu nếu cứ “phóng khoáng” thế này?"

Trong dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra, dự kiến điều kiện cần cho học sinh học ĐH chỉ là tốt nghiệp THPT như vậy, điểm sàn sẽ không còn. Ông đánh giá sao về đổi mới này của Bộ GD-ĐT?

Tôi có đọc thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, năm 2017, Bộ dự kiến bỏ điểm sàn và không giới hạn nguyện vọng ĐH. Như vậy, chỉ cần tốt nghiệp cấp 3 thì có thể vào ĐH. Đó là điều tôi thật sự lo lắng. Thứ hai là không hạn chế nguyện vọng vào ĐH thì có hỗn loạn nguyện vọng ĐH không? Việc tuyển của các trường sẽ như thế nào.

Không còn quy định điểm sàn như những năm trước, dù điểm sàn 15 điểm nhưng rất nhiều trường ĐH không tuyển đủ chi tiêu. Vậy bỏ điểm sàn, các trường liệu có “vơ bèo vạt tép”?

Không còn điểm sàn, tức là tốt nghiệp cấp 3 có thể vào ĐH. Tôi không biết vào ĐH nào nhưng nếu vào ngành sư phạm trở thành thầy, cô giáo thì thực sự rất nguy hiểm.

Bộ GD-ĐT có nói là sẽ kiểm định chất lượng đầu ra, các trường phải công khai tỉ lệ có việc làm, các trường phải tự nâng giá trị của mình. Nhưng liệu với thực tế như hiện nay, liệu điều này có khả quan?

Chúng ta phải thừa nhận thực tế là các gia đình, người dân đều mong muốn con mình vào ĐH. Tuy nhiên, giáo dục ĐH ở VN hiện nay còn nhiều vấn đề, chất lượng sinh viên cũng hết sức đáng lo.

Khá nhiều trường đang thiếu sinh viên, đang cần sinh viên để thu tiền, để kinh doanh. Nếu cứ hết cấp 3 có thể vào ĐH thì ĐH khác với cấp phổ thông ra sao? Giáo dục chúng ta sẽ đi đến đâu nếu cứ “phóng khoáng” như thế này, giáo dục sẽ bị thương mại hóa, không có mục tiêu.

Như ông nói, ông hết sức lo ngại nếu điều kiện này áp dụng và đặc biệt với ngành sư phạm. Thực sự, nếu đào tạo giáo viên mà đầu vào tổ hợp các môn xét tuyển chỉ 13, 14 điểm thì có đảm bảo chất lượng?

Điều lo lắng này là đương nhiên rồi. Trước đây Phú Thọ có chế độ thu hút sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi. Đầu tiên là bằng giỏi không giới hạn nhưng sau đó đưa thêm tên một số trường được ưu tiên hơn. Vì có thực tế, có trường sư phạm ở miền núi đầu vào chỉ khoảng hơn chục điểm nhưng ra có bằng giỏi. Trong khi đó, có bạn phải 22 điểm trở lên mới vào được ĐH Sư phạm I thì tốt nghiệp TB, hoặc Khá. Đặc cách như vậy bất công. Tôi lo nhất là những học sinh điểm thấp mà bỏ điểm sàn, các cháu chọn sư phạm và thành thầy cô giáo.

Càng cải cách, càng đổi mới, tôi càng quá lo lắng về giáo dục hiện nay. Từ đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ, giáo dục đại học, tôi đều vô cùng lo lắng không biết đi đâu về đâu nếu cứ "phóng khoáng" như thế này.

Tôi mong rằng, người tài, người giỏi từ phổ thông thì nên vào ĐH. Còn học sinh có học lực trung bình thì nên cân nhắc. Nếu không có thể sẽ là lãng phí thời gian, tiền bạc của các em. Rất nhiều sinh viên đã tốt nghiệp đại học sau khi ra trường đã phải đi học trường nghề là một ví dụ điển hình.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Đỗ Thơm 

 

 

 

 

 

 

Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.
Cùng chuyên mục

Kết quả bài thi đánh giá năng lực được sử dụng trong bao lâu?

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:49
Theo Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay, đã có 90 trường đại học công bố sử dụng điểm thi HSA để xét tuyển đầu vào.

Sở GD&ĐT Tp.HCM: Vụ bạo hành ở lớp mẫu giáo Tí Bo là "rất đáng tiếc"

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:05
Lãnh đạo ngành giáo dục Tp.HCM khẳng định vụ việc xảy ra ở Trường mầm non Tí Bo là trường hợp cá biệt mặc dù đã có nhiều giải pháp tăng cường quản lý.

Làm rõ việc một giảng viên ở Huế bị "tố" có hành vi thiếu chuẩn mực

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:50
Đại học Huế vừa chuyển đơn yêu cầu đơn vị thành viên là Trường Đại học Sư phạm xác minh làm rõ phản ánh về một giảng viên nhà trường có hành vi thiếu chuẩn mực.

"Mách nước" các lưu ý để thí sinh tránh trượt oan khi đăng ký xét tuyển sớm

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:41
Các thí sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh và nắm rõ các mốc thời gian xét tuyển tránh trường hợp bỏ lỡ cơ hội đăng ký nguyện vọng.

Điều kiện để được tuyển thẳng vào lớp 10 Hà Nội năm 2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:13
Học sinh thuộc diện tuyển thẳng được chia thành bốn nhóm, theo hướng dẫn tuyển sinh lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: UBND phường lên tiếng vụ cô giáo mầm non bạo hành trẻ

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:43
Ngày 24/4, UBND phường Linh Đông (thành phố Thủ Đức) đã có báo cáo về vụ giáo viên mầm non bạo hành trẻ được lan truyền trên mạng xã hội.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hotline phản ánh sự cố, vi phạm trên cao tốc chính thức hoạt động từ 26/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ ngày 26/4.

Gặp dông lốc, 4 người mất tích trên sông

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:45
Nhóm ngư dân làm lúc rạng sáng không may gặp giông lốc, 4/6 người trên thuyền mất tích. Lực lượng chức năng đang tìm kiếm các nạn nhân.

Làm rõ việc một giảng viên ở Huế bị "tố" có hành vi thiếu chuẩn mực

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:50
Đại học Huế vừa chuyển đơn yêu cầu đơn vị thành viên là Trường Đại học Sư phạm xác minh làm rõ phản ánh về một giảng viên nhà trường có hành vi thiếu chuẩn mực.