Bộ GD&ĐT cần có phương án giải quyết tồn đọng

Bộ GD&ĐT cần có phương án giải quyết tồn đọng

Thứ 3, 15/03/2022 | 15:53
0
Việc chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều bộ sách giúp học sinh được lựa chọn, tránh độc quyền. Tuy nhiên, việc chọn thế nào cho phù hợp còn nhiều bất cập.

Chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều bộ sách nhằm mục đích cho học sinh, phụ huynh và các địa phương căn cứ vào năng lực của học sinh để lựa chọn, tránh độc quyền và những tiêu cực, độc quyền đã xảy ra như những chương trình sách giáo khoa trước đây chỉ có duy nhất một bộ sách.

Với những mục tiêu hướng đến mang tính nhân văn, đặt quyền lợi của học sinh lên hàng đầu, nhưng trong hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa tại Thông tư 25 của Bộ GD&ĐT ban hành vô tình đã tạo ra nhiều kẽ hở khiến cho những mục tiêu tốt đẹp từ chương trình giáo dục phổ thông mới bị lợi dụng.

Những kẽ hở của Thông tư 25 

Từ 11/10/2020, thông tư 25/2020/TT-BGDĐT lựa chọn sách giáo khoa trong trường phổ thông do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ký, quy định quy trình chọn sách giáo khoa cho học sinh có hiệu lực.

Theo như Thông tư 25 này, việc lựa chọn sách giáo khoa sẽ được lấy ý kiến, đánh giá từ phụ huynh, giáo viên, nhà trường sau đó chuyển đến phòng và phòng tổng hợp để chuyển lên Sở GD&ĐT và từ đó tổng hợp để trình lên Hội đồng lựa chọn cấp tỉnh. Nhằm mục tiêu là lựa chọn được bộ sách phù hợp với địa phương của mình, tránh tình trạng độc quyền.

Chiếu theo điểm c, khoản 1, Điều 32, Luật Giáo dục 2019 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT”.

Giáo dục - Bộ GD&ĐT cần có phương án giải quyết tồn đọng

Sau thời gian triển khai đã có nhiều bất cập trong việc chọn sách giáo khoa

Tuy nhiên, thông tư 25 của Bộ GD&ĐT đã khéo léo chuyển quy định “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa” thành “quyết định lựa chọn sách giáo khoa”.

Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu chỉ đọc lướt quy trình lựa chọn sách giáo khoa tại thông tư 25 thì thấy khá chặt chẽ và dân chủ, được thực hiện từng bước, từ cấp cơ sở (cấp trường) qua Phòng giáo dục, đến Sở giáo dục, rồi qua Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp tỉnh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Thế nhưng thông tư 25 hoàn toàn bỏ qua giá trị ý kiến của cơ sở giáo dục như thế tạo khe hở. Bên cạnh đó, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp tỉnh chỉ gồm tối đa 15 người phớt lờ ý kiến cơ sở, tự quyết định bằng cách bỏ phiếu kín, như bỏ phiếu bầu lao động tiên tiến ngày xưa.   

Phải chăng đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều tỉnh chỉ chọn mỗi môn học một quyển sách, thậm chí chỉ chọn một bộ sách cho hầu hết các môn học, trái với quy định “có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học” của nghị quyết 88?

Theo như chia sẻ của một giáo viên ở Phú Yên: “Lấy ý kiến từ cấp cơ sở là giáo viên, phụ huynh, nhưng từ ngày nhận được thông báo lấy ý kiến và đưa ra ý kiến đánh giá chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ,  chúng tôi chỉ có 1 đêm vừa đọc 5 bộ sách, vừa viết báo cáo không khác nào “cưỡi ngựa xem hoa"".

“Đã thế, chúng tôi chỉ đọc bản PDF tải từ trên mạng về và tự in ra nghiên cứu. Không được cầm bản cứng của các bộ sách sách, vậy liệu chất lượng và sự lựa chọn có tốt được không ?”, vị giáo viên bày tỏ bất cập.

“Tôi rất đồng tình với hướng dẫn của Bộ GD&ĐT là lấy ý kiến từ cơ sở, nhưng thực tế số giáo viên được nghiên cứu kỹ để có thể đánh giá được hết chất lượng của cuốn sách là bao nhiêu người? Do vậy, quá trình lựa chọn vẫn cảm tính.

Đồng thời, việc quyết định còn chịu sự chi phối của hội đồng 15 người ở tỉnh nữa, cho nên nhiều khi những người có tâm huyết họ không mặn mà vì ý kiến, tâm huyết của họ không được lắng nghe”, vị giáo viên này chia sẻ.

Giáo dục - Bộ GD&ĐT cần có phương án giải quyết tồn đọng (Hình 2).

Sách giáo khoa có vai trò quan trọng truyền tải kiến thức

Những tồn đọng vẫn chưa giải quyết

Sách giáo khoa là học liệu vô cùng quan trọng của giáo viên và học sinh. Bởi vậy, tất cả các khâu biên soạn, lựa chọn bộ sách làm sao phù hợp với học sinh là điều rất quan trọng.

Những kẽ hở của thông tư 25 đã được các chuyên gia, truyền thông lên tiếng rất mạnh mẽ. Đồng thời, tại các kỳ họp Quốc hội cũng được đại biểu đưa ra bàn luận rất nóng trên nghị trường.

Gần đây nhất, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 15 hồi tháng 10/2021, đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về các vấn đề nóng liên quan đến sách giáo khoa, lựa chọn sách giáo khoa.

Trong quá trình trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng đã tiếp thu và hứa với cử tri cả nước là sẽ sửa đổi, bổ sung thông tư 33/2017 và thông tư 25/2020. Đồng thời yêu cầu NXB Giáo dục Việt Nam sửa chữa những thiếu sót, sai phạm trong quá trình biên soạn, thẩm định và phát hành sách giáo khoa.

Giáo dục - Bộ GD&ĐT cần có phương án giải quyết tồn đọng (Hình 3).

Còn nhiều bất cập trong biên soạn, thẩm định và phát hành sách giáo khoa 

Tuy nhiên, đến thời điểm này, sắp diễn ra kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 15 những vấn đề mà được đại biểu Quốc hội, cử tri và truyền thông đưa vẫn chưa được giải quyết. Dẫu biết, đó là tồn tại của nhiệm kỳ trước, nhưng nếu không được giải quyết kịp thời thì những tồn tại đó sẽ thuộc về nhiệm kỳ này.

Đồng thời, để minh bạch về việc lựa chọn sách giáo khóa, tránh lợi ích nhóm nhiều chuyên gia giáo dục đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một nghị quyết quy định theo tinh thần nghị quyết 88/2014/NQQH13, giao các cơ sở giáo dục lựa chọn sách giáo khoa.

Hy vọng rằng trước kỳ họp tới của Quốc hội, Bộ GD&ĐT cùng các cơ quan có trách nhiệm của Chính phủ, Quốc hội sớm vào cuộc để những vấn đề tồn đọng, bất cập trong biên soạn, thẩm định và phát hành sách giáo khoa được giải quyết triệt để, tránh gây bức xúc trong nhân dân.

Liên quan đến lựa chọn sách giáo khoa, tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương về việc tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn lưu ý, tinh thần chung là cố gắng đảm bảo sự lựa chọn chuyên môn từ các cơ sở giáo dục, phát huy được tiếng nói của người trực tiếp dạy học, đồng thời phát huy được ý nghĩa của việc có nhiều bộ sách giáo khoa.

Bộ trưởng cũng mong muốn, các cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên trong quá trình lựa chọn sách và dạy học sách giáo khoa mới nếu phát hiện vấn đề cần sớm có ý kiến chính thống một cách chủ động về Bộ GDĐT.

Linh Linh

Nhà xuất bản nên sớm khắc phục những thiếu sót khi không dạy chữ “P”

Thứ 6, 04/03/2022 | 08:02
Việc không sớm sửa đổi những hạt sạn sẽ gây ảnh hưởng đối với các em học sinh khi phải học những bộ sách này.

Ai nên quyết định chọn sách giáo khoa?

Thứ 4, 24/11/2021 | 13:19
Dù đã hơn 1 năm kể từ ngày Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề xoay quanh việc thực hiện việc hướng dẫn chọn sách này.

Lựa chọn SGK cho trẻ em: Cần có trình độ và tâm huyết

Thứ 5, 26/08/2021 | 07:00
Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý đã có cuộc trao đổi với Người Đưa Tin về bài thơ Bắt nạt nằm trong chương trình lớp 6 của NXB Giáo dục Việt Nam đang gây ồn ào.
Cùng tác giả

"Mách nước" các lưu ý để thí sinh tránh trượt oan khi đăng ký xét tuyển sớm

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:41
Các thí sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh và nắm rõ các mốc thời gian xét tuyển tránh trường hợp bỏ lỡ cơ hội đăng ký nguyện vọng.

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Học phí đại học tăng cao, lối đi nào cho thí sinh khi chọn trường?

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Theo các chuyên gia, các sĩ tử nên cân nhắc tìm hiểu học phí trong quá trình đăng ký nguyện vọng, tuy nhiên cũng không nên để tài chính làm hạn chế đam mê.

Tốt nghiệp THPT 2024: Những nội dung sĩ tử cần nắm chắc trước kỳ thi

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:37
Để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cần có những “chiến thuật” ôn tập phù hợp, tránh gây mất thời gian nhưng không đem lại hiệu quả.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Cùng chuyên mục

Kết quả bài thi đánh giá năng lực được sử dụng trong bao lâu?

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:49
Theo Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay, đã có 90 trường đại học công bố sử dụng điểm thi HSA để xét tuyển đầu vào.

Sở GD&ĐT Tp.HCM: Vụ bạo hành ở lớp mẫu giáo Tí Bo là "rất đáng tiếc"

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:05
Lãnh đạo ngành giáo dục Tp.HCM khẳng định vụ việc xảy ra ở Trường mầm non Tí Bo là trường hợp cá biệt mặc dù đã có nhiều giải pháp tăng cường quản lý.

Làm rõ việc một giảng viên ở Huế bị "tố" có hành vi thiếu chuẩn mực

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:50
Đại học Huế vừa chuyển đơn yêu cầu đơn vị thành viên là Trường Đại học Sư phạm xác minh làm rõ phản ánh về một giảng viên nhà trường có hành vi thiếu chuẩn mực.

"Mách nước" các lưu ý để thí sinh tránh trượt oan khi đăng ký xét tuyển sớm

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:41
Các thí sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh và nắm rõ các mốc thời gian xét tuyển tránh trường hợp bỏ lỡ cơ hội đăng ký nguyện vọng.

Điều kiện để được tuyển thẳng vào lớp 10 Hà Nội năm 2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:13
Học sinh thuộc diện tuyển thẳng được chia thành bốn nhóm, theo hướng dẫn tuyển sinh lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: UBND phường lên tiếng vụ cô giáo mầm non bạo hành trẻ

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:43
Ngày 24/4, UBND phường Linh Đông (thành phố Thủ Đức) đã có báo cáo về vụ giáo viên mầm non bạo hành trẻ được lan truyền trên mạng xã hội.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hotline phản ánh sự cố, vi phạm trên cao tốc chính thức hoạt động từ 26/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ ngày 26/4.

Gặp dông lốc, 4 người mất tích trên sông

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:45
Nhóm ngư dân làm lúc rạng sáng không may gặp giông lốc, 4/6 người trên thuyền mất tích. Lực lượng chức năng đang tìm kiếm các nạn nhân.

Làm rõ việc một giảng viên ở Huế bị "tố" có hành vi thiếu chuẩn mực

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:50
Đại học Huế vừa chuyển đơn yêu cầu đơn vị thành viên là Trường Đại học Sư phạm xác minh làm rõ phản ánh về một giảng viên nhà trường có hành vi thiếu chuẩn mực.