Khuyến khích cán bộ yếu kém từ chức: Hết 'sáng cắp ô đi tối cắp về'

Khuyến khích cán bộ yếu kém từ chức: Hết 'sáng cắp ô đi tối cắp về'

Thứ 7, 15/04/2017 | 10:53
0
Liên quan đến việc TP.HCM khuyến khích những người năng lực và đạo đức kém tự giác từ chức, PV đã có buổi trao đổi với PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM.

PV: Thưa PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa, UBND TP.HCM vừa đưa ra ý kiến vận động cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo,… yếu kém nghỉ hưu trước thời hạn. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa: Theo quan điểm của tôi, hiện nay, đề xuất đó là khá hợp lý. Bởi, bộ máy Nhà nước của chúng ta hiện đang hết sức cồng kềnh. Các công việc trong chức danh, nhiệm vụ cũng chưa rõ ràng. Nếu chúng ta làm rõ các vấn đề đó, chắc chắn rằng nhân sự trong bộ máy nhà nước ở các sở, ban, ngành,… sẽ thừa ra khá nhiều.

Thế nên, chúng ta muốn vận động cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo nghỉ hưu trước thời hạn, chủ yếu là vận động những người làm việc không hiệu quả. Những người làm tốt, có năng lực chắc chắn sẽ không nằm trong diện vận động nghỉ hưu trước.

Xã hội - Khuyến khích cán bộ yếu kém từ chức: Hết 'sáng cắp ô đi tối cắp về'

 Vận động cán bộ yếu kém tự xin nghỉ việc là vấn đề nan giải. (Ảnh minh họa)

PV: Khi có đề án vận động nghỉ hưu trước tuổi, nhiều người lo ngại rằng người có năng lực thì đi mà người không có năng lực sẽ ở lại?

PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa: Thực tế, trong việc vận động này khá phức tạp, chúng ta phải thực hiện hết sức cẩn thận. Bởi, nó sẽ rất dễ xảy ra các trường hợp “nhân có đề án này, một số người sẽ lợi dụng để đẩy bớt những người không cùng phe cánh với họ ra” lại rất nguy hiểm. Vì thế, khi vận động, cơ quan chức năng phải rà soát hết sức cẩn thận.

Ngoài ra, đề án này phải linh động với đề án vị trí việc làm. Ví dụ, một công việc có bao nhiêu vị trí và một vị trí bao nhiêu người... tại các cơ quan, ban, ngành. Chúng ta phải rà soát một cách cẩn thận, tránh những trường hợp người nên đi thì không đi mà người nên ở lại, lại không ở lại.

PV: Để tránh những trường hợp như ông vừa nói, khi thực hiện đề xuất vận động này, chúng ta có nên đưa ra tiêu chí gì không?

PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa: Trước hết, để thực hiện được đề xuất này, bộ máy Nhà nước phải cải cách, minh bạch, rõ ràng, chắc chắn rằng sẽ có nhiều người không có tâm với công việc tự động xin nghỉ mà không cần vận động. Bởi, hiện nay, bộ máy Nhà nước chúng ta có một bộ phận tham nhũng, “ăn” ở mọi lúc mọi nơi.

Tại sao các cán bộ Nhà nước hưởng lương khá ít ỏi nhưng vẫn có nhiều người bám trụ? Đó là vì họ có thể kiếm thêm những khoản tiền khác. Vì vậy, một khi chúng ta minh bạch, rõ ràng trong bộ máy Nhà nước sẽ không cần đưa ra tiêu chí gì khi vận động. Nếu vận động không thôi chỉ là một chiều, không thuyết phục theo kiểu “nói cho hay”.

PV: Vậy, làm thế nào để bộ máy Nhà nước chúng ta tiến đến sự minh bạch, rõ ràng?

PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa: Hiện nay, các vấn đề liên quan đến tham nhũng, “con sâu” đục khoét trong bộ máy Nhà nước ta, những bộ phận thanh tra, kiểm tra không phát hiện ra. Đa phần, những vấn đề đó được người dân phát hiện rồi phản ánh lên báo chí. Từ đó, bộ phận thanh tra, kiểm tra mới vào cuộc. Nếu chúng ta chỉ vận động một cách tràn lan thì nó chỉ như “gãi ngứa khắp nơi”.

Ví như khi ra làm ngoài ở các công ty, nếu anh làm được việc, ông chủ cho làm tiếp cùng những chính sách đãi ngộ, còn anh không làm được chủ cho nghỉ việc ngay, hết sức rõ ràng, hoàn toàn không có tham nhũng. Nếu tham nhũng, sẽ bị đuổi việc ngay. Vì vậy, nếu chúng ta siết chặt vấn đề minh bạch rõ ràng, tự khắc, các vấn đề khác như tham nhũng, "cắp ô đi cắp ô về", nhân sự thừa, bộ máy nhà nước cồng kềnh,… tự khắc sẽ giải quyết được.

Lành Nguyễn - Dương Hạnh

Cùng tác giả

Nữ luật sư giúp thân chủ "được bồi thường 400 triệu đồng oan sai" tiết lộ chuyện bên lề

Thứ 2, 08/10/2018 | 09:00
Liên quan đến vụ án oan sai của chị N.N.M.L. (SN 1993, quê tỉnh Lâm Đồng) phải ngồi tù hơn 2 năm, TAND quận Tân Bình (TP.HCM) đã quyết định bồi thường số tiền 400 triệu đồng cho nạn nhân. Là một trong những người đã trợ giúp pháp lý cho chị L., luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (chi hội trưởng chi hội luật sư Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) đã có những chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin về quá trình đi tìm kiếm công lý cho chị L..

Cây gỗ quý giáng hương 100 năm tuổi bị bứng trộm, người thu mua có bị xử lý?

Chủ nhật, 30/09/2018 | 15:44
Nói về vụ việc, luật sư Đặng Đình Thịnh cho biết: "Nếu người thu mua cây gỗ quý giáng hương100 năm tuổi với giá 60 triệu đồng biết cây là tài sản trộm cắp nhưng vẫn đồng ý thu mua thì sẽ bị xử theo tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".

Truy tố nhóm mua thuốc trôi nổi về “hô biến” thành tân dược chữa bệnh

Chủ nhật, 23/09/2018 | 15:11
Thấy lợi nhuận từ việc sản xuất tân dược giả quá lớn, vợ chồng Trần Thị Minh Hằng và Trần Hữu Đông đã bất chấp tính mạng bệnh nhân cấu kết cùng một số đối tượng khác mua thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc về “hô biến” thành tân dược ngoại cao cấp. Để không bị phát hiện, các đối tượng còn đặt in bao bì, nhãn mác và tem chống giả lừa đảo người dân.

Điều tra vụ chồng đâm vợ tử vong vì đi với người đàn ông lạ

Thứ 3, 18/09/2018 | 10:59
Thấy vợ đi với một người đàn ông lạ, Điền nghi ngờ vợ ngoại tình. Trong lúc ghen tuông, đối tượng đã dùng dao đâm vợ tử vong.

Bắt băng nhóm nhí giết người vì bị gặng hỏi

Thứ 5, 13/09/2018 | 21:26
Mâu thuẫn nhau khi chơi game, nhóm của Ninh mang gậy, rựa đi tìm nhóm Đặng Đức Anh trả thù. Không gặp được nhóm Đức Anh, nhóm Ninh bèn lao vào người đi đường đánh tử vong.