Bộ Tài chính: Thận trọng trong việc tăng giá sách giáo khoa, học phí

Bộ Tài chính: Thận trọng trong việc tăng giá sách giáo khoa, học phí

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:30
0
Việc tăng giá bất cứ hàng hóa, dịch vụ nào phải được cân nhắc thận trọng, đánh giá tác động kỹ càng trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định.

Ngày 21/7, Bộ Tài chính thông tin, trong bối cảnh hiện nay, quan điểm xuyên suốt của Chính phủ đó chính là việc tăng giá bất cứ hàng hóa, dịch vụ nào (đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, y tế) phải được cân nhắc thận trọng, đánh giá tác động kỹ càng trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định, tránh tác động tới lạm phát.

Giá dịch vụ khám chữa bệnh đang ổn định

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), những tháng đầu năm, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) tiếp tục được giữ ổn định, hiện những nội dung phải điều chỉnh theo lộ trình vẫn đang được Bộ Y tế nghiên cứu để triển khai theo quy định.

Hiện nay, giá dịch KBCB BHYT và Giá dịch vụ KBCB cho đối tượng không có thẻ BHYT đã thực hiện theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/người/tháng. Vừa qua, Bộ Y tế đã rà soát, lọc trùng từ 18.589 kỹ thuật trước đây còn 10.415 kỹ thuật thuộc 30 chuyên ngành khác nhau và gom thành 3.240 nhóm dịch vụ kỹ thuật để xây dựng giá.

Hiện nay đang tiếp tục khảo sát 3.240 nhóm kỹ thuật này để đề xuất số nhóm kỹ thuật cần: (1) xây dựng giá bổ sung nếu chưa có; (2) cập nhật lại giá nếu giá hoặc định mức kinh tế kỹ thuật không còn phù hợp, dự kiến hết năm 2022 mới hoàn thành xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và thực hiện khảo sát xây dựng giá dịch vụ.

Theo quy định của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 về quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì trong năm 2021 hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá).

Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chính phủ đang có chủ trương chưa thực hiện điều chỉnh giá để không ảnh hưởng đến tác động của người dân, Bộ Y tế cũng đề xuất trong năm 2022 chưa thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bước 3 (tính chi phí quản lý) và bước 4 (tính chi phí khấu hao và chi phí khác) vào giá dịch KBCB theo lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Vừa qua, Quốc hội đang thảo luận cho ý kiến vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Theo dự thảo ngày 12/4/2022 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã quy định việc xây dựng, quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về giá; và dự kiến bổ sung thay đổi về cách tiếp cận giá thành theo quá trình phát sinh chi phí.

Để đảm báo tính kế thừa, thống nhất, khả thi triển khai và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, công tác quản lý nhà nước về giá dịch vụ khám chữa bệnh trong thời gian tới, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động của chính sách dự kiến đề xuất, những mục tiêu, nội dung sẽ đạt được, để có cơ sở sửa đổi hoàn thiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và Luật Giá (sửa đổi).

Đề xuất đưa sách giáo khoa vào mục định giá

Hiện giá sách giáo khoa được quản lý giá theo quy định tại Luật Giáo dục, Luật Giá, theo đó giá sách giáo khoa thuộc danh mục mặt hàng thực hiện kê khai giá, không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá.

Trong năm học 2022 – 2023, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tiếp nhận kê khai giá sách giáo khoa và có văn bản đề nghị các đơn vị rà soát và triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí (đặc biệt là một số chi phí như chi phí quản lý, chi phí quảng bá sách, lợi nhuận...) nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, chia sẻ với người tiêu dùng. Đến nay, các đơn vị đã kê khai điều chỉnh giảm giá sách giáo khoa, mức giảm phổ biến trong khoảng từ 5% -15% tùy từng cuốn sách.

Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Luật Giá sửa đổi, hiện đã đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa nhà nước định giá và giao Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giá sách giáo khoa gắn với các yêu cầu về kỹ thuật, chuyên môn để sách giáo khoa có giá cả hợp lý đồng thời đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong giáo dục đào tạo.

Trong khi chờ Luật Giá sửa đổi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, rà soát chặt chẽ văn bản kê khai giá theo quy định pháp luật để bình ổn giá sách giáo khoa.

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính việc tăng giá sách giáo khoa sẽ tác động làm cho CPI bình quân cả nước năm 2022 tăng khoảng 0,05 điểm phần trăm.

Rà soát kỹ các tác động tăng học phí

Giá dịch vụ giáo dục (học phí) đang thực hiện theo quy định của Chính phủ, tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Theo đó, Chính phủ quy định khung, trần học phí cho từng năm học. Các địa phương (Hội đồng nhân dân), đơn vị quyết định mức cụ thể học phí cho từng năm học trong phạm vi khung, trần học phí do Chính phủ quy định.

Trong tháng 6 vừa qua, một số trường đại học đã tuyên bố tăng học phí năm học 2022-2023 với mức tăng gấp đôi so với năm học trước đó.

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính theo đề xuất của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với khung học phí năm học 2022-2023 giữ ổn định như năm học 2021-2022 và điều chỉnh học phí đối với giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên không quá 15%/năm, dự kiến nhóm dịch vụ giáo dục sẽ làm CPI năm 2022 tăng khoảng 0,14-0,16 điểm phần trăm.

Trước biến động tăng của chỉ số giá tiêu dùng tăng theo giá xăng và lo ngại việc tăng giá tác động lên lạm phát, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá kỹ tác động của việc tăng học phí, nhất là tác động đến chỉ số giá tiêu dùng.

Tại Nghị quyết số 85/NQ-CP vừa ban hành ngày 9/7/2022, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá kỹ tác động của việc tăng học phí, nhất là tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, kịp thời đề xuất phương án phù hợp, khoa học, hiệu quả, sát với thực tiễn.

Tuệ Minh

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Đề xuất mua sách giáo khoa cho học sinh mượn: Liệu có khả thi?

Thứ 3, 28/06/2022 | 20:19
Đề xuất dùng ngân sách Nhà nước mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn, sử dụng nhiều lần đang nhận về những ý kiến trái chiều.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ có biện pháp hạ giá thành sách giáo khoa

Thứ 5, 16/06/2022 | 17:11
Quốc hội yêu cầu trước mắt, Chính phủ chỉ đạo các Bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội.
Cùng tác giả

Thấy gì từ số lợi nhuận "khủng" của doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Thứ 2, 25/05/2020 | 14:10
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.

Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:30
Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.

Hoang mang vì sếp bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10

Thứ 6, 18/10/2019 | 09:00
Sếp nam bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10, lịch công tác "bất thường" khiến các chị em hoang mang về những lời hứa, những món quà ngày Phụ nữ Việt Nam.

Nhức nhối vết chém ngang lưng đỉnh Mã Pí Lèng

Thứ 6, 04/10/2019 | 12:06
Đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Nơi đây là di sản đặc sắc về địa chất, cảnh quan và là ước mơ chiêm ngưỡng của bao du khách nước ngoài.

Sóc Trăng lắp camera nhà riêng cán bộ: Cẩn trọng mức kinh phí tiền tỷ

Thứ 2, 30/09/2019 | 06:48
Những ngày qua, người dân tỉnh Sóc Trăng xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng ký quyết định số 1542-QĐ/TU về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh nhà riêng của các đồng chí trong ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng chuyên mục

Xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Thứ 7, 20/04/2024 | 21:00
Lực lượng QLTT tiếp tục phát hiện và xử lý nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng có vi phạm trong hoạt động kinh doanh ở Long An, Tp.HCM... những ngày qua.

TP.Sầm Sơn chưa thể đấu thầu quyền khai thác Hubway do FLC trả lại

Thứ 7, 20/04/2024 | 20:51
Do vướng mắc thủ tục nên TP.Sầm Sơn chưa thể đấu thầu quyền khai thác các Hubway do FLC tự nguyện trả lại.

Khai thác “mỏ vàng” từ xu hướng du lịch Caravan, Trekking

Thứ 7, 20/04/2024 | 14:16
Trên cung đường “check-in” của những đoàn xe caravan hay bước chân của những người leo núi, Điện Biên có thể trở thành điểm dừng chân thú vị, trải nghiệm khó quên.

Dừa tăng giá mạnh, người trồng rất phấn khởi

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:45
Thời gian gần đây, giá dừa tươi ở khu vực miền Tây Nam bộ tăng cao, mang lại nguồn thu lớn cho nông dân.

Thanh Hóa: Xác minh nhiều trang sức nghi giả thương hiệu nổi tiếng

Thứ 6, 19/04/2024 | 16:19
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

“Bỏ phố về quê” nuôi con 2 chân, chàng trai thu lãi 300 triệu đồng/năm

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:30
Theo xu hướng người trẻ về quê lập nghiệp, mới đây chàng trai trẻ ở Bắc Quang đã khiến nhiều người trầm trồ khi có thu nhập tốt nhờ mô hình nuôi gà và trồng cam.

TP.Sầm Sơn chưa thể đấu thầu quyền khai thác Hubway do FLC trả lại

Thứ 7, 20/04/2024 | 20:51
Do vướng mắc thủ tục nên TP.Sầm Sơn chưa thể đấu thầu quyền khai thác các Hubway do FLC tự nguyện trả lại.

Khai thác “mỏ vàng” từ xu hướng du lịch Caravan, Trekking

Thứ 7, 20/04/2024 | 14:16
Trên cung đường “check-in” của những đoàn xe caravan hay bước chân của những người leo núi, Điện Biên có thể trở thành điểm dừng chân thú vị, trải nghiệm khó quên.