“Bộ TN&MT đang như chiến sĩ không súng trên mặt trận nước”

Lê Thanh Hồng
Thứ 6, 21/10/2022 | 11:06
0
Theo TS Nguyễn Đình Ninh, công cụ quản lý lĩnh vực nước thuộc quyền quản lý của các bộ khác, vì thế vị thế trong quản lý của Bộ TN&MT rất mờ nhạt.

Luật Tài nguyên nước hay Luật Nước?

Đóng góp ý kiến tại Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước sáng 21/10, TS. Nguyễn Đình Ninh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Tài nguyên nước và Công trình thuỷ lợi cho rằng, những nội dung trong dự thảo 2 Luật Tài nguyên nước sửa đổi chưa thấy khả năng khắc phục những hạn chế, tồn tại trong tờ trình và dự thảo của luật này.

Theo TS. Nguyễn Đình Ninh, mặc dù lấy tên là Luật Tài nguyên nước nhưng nội dung lại bao trùm ngoài phạm vi của tài nguyên nước. “Đúng, nước là tài nguyên vô cùng quý giá và không thể thay thế được, nhưng nhiều tác động của nước là thủy tai. Nước trong các công trình thủy lợi, trong các hồ chứa… là hàng hóa vì có giá trị và giá trị sử dụng chứ không phải là tài nguyên”, ông nói.

Nguyên lãnh đạo Cục Tài nguyên nước khẳng định, khái niệm tài nguyên nước theo định nghĩa trong dự thảo 2 Luật Tài nguyên nước trong nhiều trường hợp không chính xác. Thực tế rất khó tách bạch nước như thế nào là tài nguyên? là hàng hóa? là thủy lợi? hay là thủy hại?

TS Ninh nhấn mạnh, tuy đặt tên là Luật Tài nguyên nước nhưng thực chất có phạm vi điều chỉnh rộng hơn rất nhiều, gần như muốn đây là Luật các vấn đề về nước. Chính vì vênh lệch giữa tên Luật và nội dung Luật dẫn đến nội dung dự thảo 2 vừa thiếu lại vừa thừa và chứa đựng những chồng chéo, mâu thuẫn.

“Cũng chính vì nguyên nhân này bên cạnh Luật Tài nguyên nước 2012, rất phức tạp còn có Luật Thủy lợi, Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai… dẫn đến giao thoa, trùng lắp, rất phức tạp trong thực hiện. Bộ Tài nguyên & Môi trường quản lý nhà nước về tài nguyên nước còn Bộ NN&PTNT quản lý nhà nước về nguồn nước trong các công trình thủy lợi. Xét về bản chất tài nguyên nước và nguồn nước là một, không thể tách bạch được. Như vậy, về mặt luật pháp, chúng ta đang cố gắng làm một việc trái với quy luật tự nhiên, trái với những đặc điểm rất đặc sắc của lĩnh vực nước”, ông Ninh nhận định.

Tiêu điểm - “Bộ TN&MT đang như chiến sĩ không súng trên mặt trận nước”

TS. Nguyễn Đình Ninh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Tài nguyên nước và Công trình thuỷ lợi tại hội thảo. Ảnh: Hữu Thắng.

Vậy nên, TS Ninh đề xuất nên đặt tên là Luật Nước như các nước trên thế giới. “Tại sao chúng ta lại né tránh vì sợ Nước là Tổ quốc dẫn đến hiểu sai. Với tên là Luật Nước cùng với nội hàm, nội dung của Luật, làm sao có sự nhầm lẫn giữa Nước và Tổ quốc”, ông nói.

Về phương thức quản lý nước trong dự thảo 2 Luật, TS Ninh cho rằng vẫn chưa thoát được phương thức quản lý các tài nguyên khác như: Tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản…, trong khi nước là tài nguyên có những đặc điểm khác với các tài nguyên khác, cần có phương thức quản lý riêng.

“Nước là tài nguyên tái tạo luân hồi, nhưng vận động không ngừng, lại là tài nguyên hữu hạn và rất dễ bị xâm hại. Vì các hoạt động trong lĩnh vực nước tác động tương hỗ lẫn nhau, không thể tách rời nên tốt nhất phải đưa vào một bộ luật, gọi đúng tên của nó là Luật Nước. Với những lý do trên, tôi đề nghị Luật Nước với 6 hoạt động phải điều chỉnh như đã nêu trên. Còn nếu giữ tên Luật Tài nguyên nước vẫn sẽ lúng túng như hiện nay”, TS Ninh phân tích.

Tranh chấp trong mô hình quản lý ngành nước

Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về ngành nước hiện nay cồng kềnh, phân tán, chồng chéo và hiệu quả rất thấp. Hiện nay có 5 Bộ đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành nước theo từng lĩnh vực. Đó là: Bộ Tài nguyên & Môi trường quản lý nhà nước về Tài nguyên nước; Bộ NN & PTNT quản lý nhà nước về trữ nước; cấp nước (nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn); phòng, chống ngập, tiêu thoát nước nông thôn, khu công nghiệp; phòng, chống lũ lụt; phòng, chống suy thoái nguồn nước và phòng, chống xói mòn, sạt lở bờ sông bờ biển.

Ngoài ra, Bộ Xây dụng cấp thoát nước đô thị, khu công nghiệp và Bộ Công thương trữ và cấp nước phát điện. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải luồng lạch, công trình giao thông thủy. Trong đó rối ren, phức tạp nhất là tranh chấp giữa ngành Tài nguyên & Môi trường và ngành NN&PTNT.

Theo TS Ninh, Bộ Tài nguyên & Môi trường được giao chức năng nghe rất lớn là quản lý Tài nguyên nước nhưng lại không nắm công cụ quản lý. Công cụ quản lý lĩnh vực nước lại thuộc quyền quản lý của các bộ khác, mà chủ yếu là Bộ NN&PTNT. Vì thế Bộ Tài nguyên & Môi trường chẳng khác gì chiến sĩ trên mặt trận nước nhưng không có súng. Vai trò, vị thế trong quản lý lĩnh vực nước của ngành Tài nguyên môi trường trên thực tế rất mờ nhạt.

Do sự chồng chéo, giao thoa nên rất lãng phí nguồn lực: Bộ Tài nguyên & Môi trường kiểm kê Tài nguyên nước, Bộ NN&PTNT đánh giá nguồn nước. Bộ Tài nguyên & môi trường làm Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông còn Bộ NN&PTNT làm quy hoạch thủy lợi lưu vực sông… "Nghe tên có vẻ khác nhau nhưng nội dung gần như trùng lặp, chỉ khác nhau một bên là “Tài nguyên nước” một bên là “Thủy lợi”, thực chất là chơi chữ nhau, tranh chấp chức năng nhiệm vụ. Như vậy rất tốn tiền ngân sách, công sức cho 2 công việc mà thực chất chỉ là một", TS Ninh cho hay.

Với mô hình tổ chức hiện nay đã, đang lãng phí nguồn nhân lực của ngành nước. Trước khi chuyển chức năng “quản lý tài nguyên nước” sang Bộ Tài nguyên & Môi trường, bộ phận làm quản lý tài nguyên nước nằm trong cục Thủy lợi chỉ dưới 10 cán bộ, nhân viên. Tuy chỉ có ít người nhưng bộ phận làm quản lý tài nguyên nước khi đó được sự hỗ trợ chặt chẽ và kịp thời của các đơn vị trong cục Thủy lợi và các đơn vị tư vấn, khoa học thủy lợi trong bộ. Nhưng hiện nay Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường có đến hàng chục cán bộ, nhân viên.

Tiêu điểm - “Bộ TN&MT đang như chiến sĩ không súng trên mặt trận nước” (Hình 2).

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Hữu Thắng.

Từ đó, TS Ninh đề nghị, cần thiết phải soạn thảo Luật Nước với phạm vi điều chỉnh đầy đủ các hoạt động khai thác mặt lợi, phòng chống mặt hại của nước. Quản lý nhà nước về ngành nước không thể phân tán, chồng chéo, kém hiệu quả như hiện nay. Với bộ đa ngành và một việc chỉ giao 1 cơ quan, phải đưa tất cả chức năng, nhân lực, vật lực của lĩnh vực nước về một đầu mối,

Đưa toàn bộ chức năng và nhân lực trong lĩnh vực nước từ Bộ NN&PTNT về Bộ Tài nguyên & Môi trường. Đưa chức năng quản lý tài nguyên nước từ Bộ Tài nguyên & Môi trường trở lại Bộ NN&PTNT như đã từng có. Phương án này ít xáo trộn hơn vì chỉ chuyển Cục Quản lý Tài nguyên nước trên trung ương, còn ở cơ sở mỗi tỉnh chỉ chuyển vài cán bộ làm lĩnh vực này.

Ngoài ra, TS Ninh cũng đề xuất đưa toàn bộ việc quản lý lĩnh vực nước về bộ mới, bộ này làm nhiệm vụ quản lý kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng ngành nước. Nhiều nước phát triển trên thế giới đang áp dụng mô hình này rất hợp lý và hiệu quả.

“Tài nguyên nước phải là cốt lõi trong hoạch định chiến lược phát triển đất nước”

Thứ 6, 21/10/2022 | 10:04
Theo PGS.TS. Lê Bắc Huỳnh, dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) hiện tại hoàn toàn thiếu các quy định nhằm nhìn nhận tài nguyên nước là một loại tài sản công.

Bộ trưởng TN&MT: Tài chính đất đai là chuyển biến lớn khi sửa Luật Đất đai

Thứ 4, 19/10/2022 | 17:04
Luật Đất đai sửa đổi có nhiều điểm mới được kỳ vọng sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế trong chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai hiện hành.

Bộ TN&MT: Cần phải sửa đổi Luật để đảm bảo giá trị tài nguyên nước

Thứ 3, 21/09/2021 | 07:15
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề nghị xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm giải quyết những vướng mắc, hạn chế phát sinh trong thực tế hiện nay.
Cùng tác giả

Eximbank lên tiếng về tin Chủ tịch mới bị cổ đông yêu cầu miễn nhiệm

Thứ 7, 01/07/2023 | 07:00
Eximbank cho biết chưa nhận được nhóm cổ đông sở hữu 10% cổ phần ngân hàng đòi miễn nhiệm tân Chủ tịch HĐQT Đỗ Hà Phương vừa nhận chức 2 ngày.

Eximbank họp cổ đông bất thường, bầu bổ sung thành viên HĐQT

Thứ 5, 29/06/2023 | 19:03
Sau khi có Chủ tịch HĐQT mới, Eximbank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm bầu bổ sung Thành viên HĐQT để đảm bảo số lượng thành viên theo đúng điều lệ ngân hàng.

Kinh doanh thương mại điện tử không phải giảm giá, doanh nghiệp cần tư duy đúng

Thứ 5, 29/06/2023 | 16:16
Chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần tư duy đúng khi kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, không phải kinh doanh trên thương mại điện tử là giảm giá.

PG Bank nới room ngoại từ 2% lên mức trần 30%

Thứ 4, 28/06/2023 | 21:28
Là 1 ngân hàng có tỉ lệ room ngoại thấp với chỉ 2% sau khi hỗ trợ thoái vốn của cổ đông lớn, PG Bank đã nới tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên mức trần 30%.

Bà Đỗ Hà Phương làm tân Chủ tịch Eximbank

Thứ 4, 28/06/2023 | 21:12
HĐQT Eximbank đã tổ chức họp theo đúng quy định và bầu bà Đỗ Hà Phương - sinh năm 1984, giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT ngân hàng.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu "6 hơn" với các dự án giao thông trọng điểm

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:10
Ngày 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 10 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Nghiên cứu đầu tư đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:56
Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu kết nối giao thông giữa sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành, bao gồm đầu tư đường sắt kết nối, trên cao hoặc đi ngầm.

Điện Biên tập trung nguồn lực cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:00
Thường trực Ban Bí thư đề nghị các cơ quan, mỗi cá nhân cần toàn tâm, toàn ý, phát huy cao nhất trách nhiệm, năng lực thực hiện tốt phần việc được giao, đảm bảo Lễ kỷ niệm thành công tốt đẹp.

Hội nghị Đảng đoàn, Ban Thường vụ TW Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIX

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:06
Hội nghị Đảng đoàn, Ban Thường vụ TW Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XIX xem xét, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thứ 5, 28/03/2024 | 12:06
Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.
     
Nổi bật trong ngày

Nghiên cứu đầu tư đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:56
Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu kết nối giao thông giữa sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành, bao gồm đầu tư đường sắt kết nối, trên cao hoặc đi ngầm.

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:06
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thứ 5, 28/03/2024 | 12:06
Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

Điện Biên tập trung nguồn lực cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:00
Thường trực Ban Bí thư đề nghị các cơ quan, mỗi cá nhân cần toàn tâm, toàn ý, phát huy cao nhất trách nhiệm, năng lực thực hiện tốt phần việc được giao, đảm bảo Lễ kỷ niệm thành công tốt đẹp.

Thủ tướng yêu cầu "6 hơn" với các dự án giao thông trọng điểm

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:10
Ngày 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 10 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.