Bỏ triệu đô chỉ để “thuê nhà” cao cấp?

Bỏ triệu đô chỉ để “thuê nhà” cao cấp?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
0
Việc bảo tồn biệt thự cổ là điều cần thiết. Sở Xây dựng Hà Nội đã trình UBND TP. Hà Nội phê duyệt đề án bảo tồn biệt thự cổ, nếu quy định này đi vào thực hiện, muốn sơn lại biệt thự chủ nhà sẽ phải "gõ cửa" ba nơi.

Biệt thự cổ là một trong những kiến trúc đẹp của Hà Nội ngàn năm văn hiến. Thời điểm này, bảo tồn biệt thự cổ là việc làm cần thiết và hết sức đúng đắn. Sau nhiều chính sách nhằm lưu giữ lại sự cổ kính, uy nghiêm, sang trọng của những ngôi biệt thự cổ như khuyến khích mua bán gom thành một chủ; phân loại biệt thự; mở cửa cho tư nhân tham gia bảo tồn tu tạo..., mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội trình UBND TP. Hà Nội phê duyệt đề án bảo tồn biệt thự cổ. Trong đề án này nêu rõ, tư nhân được phép mua biệt thự cổ nhưng không được tự ý sửa chữa, cơi nới. Quy định ràng buộc này vô tình đẩy người mua biệt thự vào thế khó khi bỏ hàng chục tỉ đồng nhưng chẳng khác nào đi "thuê" nhà cao cấp. Nhiều chuyên gia về kiến trúc, đô thị lo ngại, những quy định này vô tình tạo thành những thủ tục xin - cho nảy sinh nhiều bất cập.

Bất động sản - Bỏ triệu đô chỉ để “thuê nhà” cao cấp?

Hiện Hà Nội có khoảng 1.600 biệt thự cổ

Mua biệt thự hay chỉ thuê nhà?

Theo đề xuất này, mọi cá nhân đều có quyền mua và sở hữu những ngôi biệt thự cổ của Hà Nội. Tuy nhiên nếu muốn tu sửa theo ý riêng của mình thì phải xin phép và được sự đồng ý của các cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể là Sở Xây dựng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Quy hoạch và Kiến trúc. Công bố này có thể coi như một lối đi mới cho biệt thự cổ nhưng lối đi này lại tương đối hẹp.

Trên thực tế, biệt thự cổ là một trong những nét quyến rũ của Hà Nội. Chúng không chỉ có giá trị về mặt lịch sử hay kinh tế, kiến trúc mà còn làm phong phú cho cảnh quan môi trường và tô điểm cho diện mạo thủ đô. Dù nó rất đắt, khác biệt với nhịp sống hiện đại và còn nhiều điều bất tiện so với nhu cầu của con người trong thời đại mới nhưng nhiều người vẫn muốn sở hữu một ngôi biệt thự cổ như thế.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1600 căn biệt thự cổ trong đó có 42 biệt thự nằm trong khu trung tâm chính trị Ba Đình không được phép tư nhân hóa, 562 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân, còn lại hơn 1000 biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước. Giá chào bán những ngôi biệt thự này nằm trong khoảng từ 300 - 500 triệu đồng/m2. Thậm chí trên những mặt phố lớn như Trần Hưng Đạo, Trần Phú (Quận Hoàn Kiếm)... đã có những ngôi biệt thự được chào mời với giá lên tới 800 triệu đồng/m2. Theo đó, để có thể sở hữu một ngôi biệt thự cổ khoảng 100m2, người dân phải bỏ ra số tiền tương đương với 80 tỷ đồng.

Vấn đề đặt ra ở đây là việc Sở Xây dựng yêu cầu tư nhân muốn sửa chữa cơi nới, thay đổi kiến trúc phải xin phép và được sự đồng ý của các cơ quan quản lý Nhà nước, kể cả là việc thay đổi màu sơn của biệt thự. Điều đó có nghĩa là, dù có bỏ ra đến 80 tỷ đồng để sở hữu một ngôi biệt thự như trong mơ nhưng chủ sở hữu vẫn chỉ là chủ "hờ", chủ trên danh nghĩa.

Nhiều người có tiền, muốn chơi sang khẳng định đẳng cấp bằng biệt thự cổ, hoặc cả những người muốn mua nhà theo sở thích cũng đang rất băn khoăn trước chính sách "mở cửa" cho biệt thự cổ của Sở. Tiếp xúc với PV báo Người đưa tin, một đại gia trong lĩnh vực bất động sản tỏ ra khá bức xúc: "Vừa thấy có quyết định cho tư nhân hóa biệt thự cổ, tôi và nhiều người cảm thấy rất mừng. Tuy nhiên, nếu là nhà của mình mà thay đổi cái gì cũng không được quyền quyết định mà phải đi xin ý kiến, chờ cho phép thì chẳng khác gì nhà đi thuê. Kể cả tôi có đi thuê nhà mà cái mái cái nóc nó hỏng hóc tôi vẫn có thể gọi thợ sửa ngay. Đằng này, đợi đến bao giờ mới được đồng ý, mà có đồng ý có khi lại không đúng ý thích của mình. Mà ai chẳng biết cái thủ tục hành chính ở nước ta nó rườm rà như thế nào".

Vị đại gia này cũng bày tỏ quan điểm, vẫn biết rằng ai cũng cần có ý thức giữ gìn kiến trúc cổ nhưng nếu mua mà chủ nhân biệt thự bị "tước quyền" như vậy thì chẳng ai chịu được. Bản thân những người muốn mua biệt thự cũng vì cái nét cổ kính ấy mà bỏ đống tiền ra để được sở hữu. Có lẽ chỉ cần viết giấy cam kết là đủ. Nếu ai mua biệt thự cổ mà không thực hiện đúng cam kết giữ nguyên hiện trạng căn bản mà tự ý làm mất đi dáng dấp cổ kính, hủy hoại kiến trúc cổ thì lúc đó Nhà nước có quyền xử phạt, thậm chí có thể thu hồi.

Manh nha cơ chế xin - cho

Trao đổi với PV báo Người đưa tin, TS. Phạm Sỹ Liêm, phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, biệt thự cổ được xem như một di sản về mặt kiến trúc nên nó cần phải được bảo tồn. Mỗi người cần phải có ý thức để bảo tồn những giá trị đã vượt thời gian, kể cả là những tư nhân muốn sở hữu chứ không riêng trách nhiệm của cơ quan Nhà nước. "Tuy nhiên theo tôi nghĩ, nếu nói không được sửa chữa là việc bất hợp lý. Trong vấn đề này cần phải có những quy định thật cụ thể và rõ ràng để không gây tâm lý lo ngại cho người muốn sở hữu. Chủ nhân của biệt thự có thể sửa chữa nhưng không được thay đổi kiến trúc của nó", TS. Liêm nhấn mạnh.

Theo TS. Liêm, nếu không được sửa sẽ gây nhiều khó khăn cho người sử dụng. Chẳng lẽ khi bán cho tư nhân rồi, nếu nóc nhà bị dột, nước mưa thấm vào nhà mà người dân cứ phải chờ có đầy đủ chữ ký của các sở, ngành mới được sửa chữa thì làm sao có thể ở được. Với lại, cơ quan chức năng có làm được cái việc cứ vài tháng lại chạy vào nhà người ta kiểm tra xem có đụng chạm là sai lệch kết cấu nhà hay không. Như thế vừa gây sự bất tiện cho người dân, lại vừa tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc.

Theo các chuyên gia xây dựng, một vấn đề đặt ra ở đây là biệt thự nếu sử dụng đúng công năng của nó thì chỉ là một hộ gia đình ở. Tuy nhiên trên thực tế mỗi biệt thự cổ hiện nay có cả chục hộ gia đình cùng thuê. Nếu mua biệt thự bây giờ mà không sửa chữa ngay thì rất khó sống.

Vị phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, hiện nay, số biệt thự cổ được Nhà nước trưng dụng thành nhà công vụ, hoặc phân cho các lãnh đạo cao cấp ở. Khi hết nhiệm kỳ lại được trưng dụng tu sửa lại để phục vụ cho những nhiệm vụ khác. Đấy cũng là việc sửa chữa. Tuy nhiên, nếu để người dân tự sửa chữa, với tâm lý của cá nhân, nhiều khi họ muốn cơi nới hoặc làm theo ý mình nhiều. Như thế dễ lạm dụng và có nguy cơ làm biến dạng hình dáng cố hữu của biệt thự cổ. Vì vậy, cần có sự can thiệp của cơ quan Nhà nước trong việc sửa chữa như thế nào là đúng.

Lý giải nguyên nhân bắt chủ sở hữu mới của biệt thự cổ không được cơi nới, sửa chữa nếu không được phép, ông Nguyễn Quốc Tuấn, phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Việc bảo tồn biệt thự cổ ở Hà Nội là điều tất yếu, bắt buộc phải làm. Hiện nay Sở đề xuất ở thành phố bán biệt thự cổ cho tư nhân cũng là điều nên làm. Bởi nhiều người có điều kiện họ muốn được sở hữu biệt thự cổ. Mong muốn đó là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, bán cho tư nhân không đồng nghĩa với việc "quên" bảo tồn biệt thự cổ. Do đó chúng tôi mới yêu cầu chủ sở hữu muốn sửa biệt thự cần có sự đồng ý của các cơ quan quản lý để đảm bảo lưu giữ được cái cốt lõi của giá trị văn hóa và kiến trúc".

Nên đơn giản hóa thủ tục hành chính

TS. Liêm, phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, vẫn biết là phải quản lý việc sửa chữa biệt thự cổ nhưng cũng đừng biến những cái đó thành thủ tục xin cho theo kiểu hành chính. Việc này sẽ rất rắc rối và phiền toái. Thử tưởng tượng nhà của mình mà phải chầu chực xin từng chữ ký, chờ đợi hẹn ngày nọ ngày kia đến lấy giấy tờ, rồi có khi lại nguy hiểm đến tính mạng của người trong gia đình chỉ vì chờ được sửa chữa thì quả thực không chấp nhận được. Theo TS. Liêm, việc quản lý nhưng nên đơn giản hóa thủ tục và làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho người dân khi sở hữu một ngôi biệt thự cổ, để người ta cảm thấy thoải mái, mãn nguyện.

Dương Thu - Hà Khê


Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Tạm dừng triển khai bãi đỗ xe ô tô rộng hơn 10.000 m2

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:22
Mặc dù chưa hoàn thiện thủ tục, nhưng phía doanh nghiệp vẫn cho xây dựng bãi gửi xe ô tô rộng hơn 10.000 m2 tại phường Đằng Hải, quận Hải An, Tp.Hải Phòng.

Thời điểm cơn sốt đất nền có thể quay lại

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:00
Dựa trên dòng nghiên cứu kéo dài chu kỳ lặp lại, chuyên gia cho rằng cơn sốt đất có thể quay lại vào giai đoạn 2025-2026.

Đề xuất 2 phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:46
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Long An kiểm tra quá trình triển khai của 167 dự án chậm tiến độ

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:30
Từ tháng 5/2024 đến 31/12/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An sẽ kiểm tra, giám sát đối với 167 dự án bị đánh giá là chậm tiến độ (quá 24 tháng).

Thương hiệu xa xỉ đổ bộ, nhu cầu thuê mặt bằng chất lượng cao ở khu trung tâm Tp. HCM gia tăng

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:15
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ (hàng hiệu) đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại ở Tp.HCM ngày một tăng.
     
Nổi bật trong ngày

Những thành phố, thị xã tại Thanh Hóa bị hạn chế "phân lô, bán nền"

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:03
Từ ngày 1/1/2025, các khu vực phường, quận thành phố thuộc Tp.Thanh Hóa, Tp.Sầm Sơn và Tx.Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa sẽ bị cấm phân lô, bán nền.

Thương hiệu xa xỉ đổ bộ, nhu cầu thuê mặt bằng chất lượng cao ở khu trung tâm Tp. HCM gia tăng

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:15
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ (hàng hiệu) đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại ở Tp.HCM ngày một tăng.

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.