Bộ trưởng: 'Anh em viết thế nào thì mình cứ ký thế'

Bộ trưởng: 'Anh em viết thế nào thì mình cứ ký thế'

Thứ 5, 09/01/2014 | 21:50
0
Bộ trưởng kêu khổ vì áp lực xây dựng pháp luật, người dân thì “than khóc” vì những quy định “từ trên trời rơi xuống”. Việc một Bộ trưởng thẳng thắn thừa nhận: “Nhiều khi anh em viết thế nào thì mình cứ ký thế, không thể đọc hết được” đã dấy lên luồng ý kiến cho rằng, những người đứng đầu bộ, ngành đang viện lý do “né” trách nhiệm.

Bộ trưởng kêu khổ, dân biết kêu ai?

Tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật của Chính phủ vừa qua, Bộ trưởng bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho rằng, vì áp lực công việc quá lớn có nhiều Nghị định, Thông tư do cấp dưới xây dựng, lãnh đạo các bộ, ngành cũng như bộ KH&ĐT cũng không thể kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng được.

Ông Bùi Quang Vinh kiến nghị: “Công việc điều hành của các bộ, ngành, Chính phủ rất nặng nề, do đó, các đồng chí xem phân cấp, phân quyền như thế nào để cấp Trung ương có thời gian hơn cho xây dựng pháp luật”. Ông Vinh nhấn mạnh vai trò tư pháp, pháp chế ở địa phương hiện nay quá yếu, công tác kiểm soát luật không được coi trọng, không ít người điều hành ở địa phương không nắm được luật một cách vững chắc. Ông Vinh kiến nghị, các sở nên có phòng pháp chế, làm tham mưu cho lãnh đạo.

Xã hội - Bộ trưởng: 'Anh em viết thế nào thì mình cứ ký thế'

Nhiều Thông tư, Nghị định ban hành không sát với thực tế -  Ảnh minh hoạ

Đồng tình với quan điểm của ông Vinh, Bộ trưởng bộ LĐ-TB&XH, bà Phạm Thị Hải Chuyền cũng cho rằng, cần tăng cường bộ phận pháp chế cho các bộ, ngành bởi khối lượng văn bản của một bộ là quá lớn. Nhiều khi lãnh đạo cũng chỉ có thời gian đọc lướt, không được kỹ trước khi trình Thủ tướng vì không có thời gian!?

Liên quan đến chất lượng và tiến độ ban hành các luật, nghị định, Bộ trưởng bộ KH&CN Nguyễn Quân cho rằng, nhiều khi là do ý thức, tinh thần trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan. Có nhiều Nghị định đến hạn trình Chính phủ rồi nhưng một số Bộ vẫn không có ý kiến góp ý thì Bộ chủ quản vẫn phải trình. Do đó, có nhiều Nghị định trình thì đúng hạn, khi Thủ tướng ký ban hành bị chậm là do chưa có đủ ý kiến của các Bộ. Bên cạnh đó, ông Quân cho rằng, kinh phí làm văn bản cũng rất khó khăn, làm mất thời gian nhưng chi phí không đáp ứng được. Ông Quân kiến nghị, cần có định mức cao hơn, bởi thực tế có văn bản ban hành nhưng trước đó không có điều kiện để tổ chức hội nghị, hội thảo nhiều để tổng hợp được ý kiến chuyên gia nên chất lượng không cao.

Trước những kiến nghị của các Bộ trưởng nói trên, trao đổi với PV, nhiều ĐBQH và người dân cho rằng, các quy định pháp luật hiện hành dường như đẩy khó cho người dân và dễ cho cơ quan quản lý. Cũng vì thế mà hàng loạt những Thông tư, Nghị định “từ trên trời rơi xuống” trong khi người soạn thảo văn bản như... ngồi trên mây. Các Bộ trưởng còn kêu khổ thì dân biết kêu ai?!

Xã hội - Bộ trưởng: 'Anh em viết thế nào thì mình cứ ký thế' (Hình 2).

Bộ trưởng bộ KH&ĐT nói: “Áp lực công việc của các bộ, ngành Trung ương là quá lớn”.

 “Ngồi trên mây làm chính sách”- bệnh quan liêu và trình độ năng lực hạn chế?!

Phải đề cao trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo

Tiếp thu những phản ánh của các Bộ, ngành Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: “Năm tới, các đồng chí phải tỏ rõ quyết tâm để có chuyển biến mạnh mẽ vấn đề này, không để có nợ đọng văn bản, Nghị định, Thông tư. Phải đề cao trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo, từ Thủ tướng trở xuống trong việc xây dựng văn bản”.

Trong năm 2013, hàng loạt quy định, Thông tư được đưa ra đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ dư luận. Nhiều quy định đã “phá sản” khi thực thi hoặc thiếu khả thi khi đưa vào thực tế. Cách đây không lâu, dư luận được một phen xôn xao với Thông tư liên tịch số 06 giữa bộ KH&CN, Công Thương, Công an, GTVT, trong đó cho phép các lực lượng chức năng xử phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, sau khi có ý kiến nhiều chiều từ dư luận và các chuyên gia, bộ Tư pháp đã lên tiếng, Thông tư 06 phải tạm dừng. Một quy định khá kỳ quặc nữa trong Nghị định 105 về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức mà bộ VH-TT&DL chủ trì soạn thảo là cấm lắp ô cửa kính trên nắp quan tài với lập luận để tránh ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dự tang lễ. Song, ngay lập tức, quy định này đã bị dư luận phản đối và rốt cục, văn bản này cũng bị cơ quan chức năng kiến nghị hủy bỏ.

Trước thực trạng trên, ông Ngô Văn Minh- Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, văn bản phải ban hành theo đúng trình tự, thủ tục của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó, quy định rõ phải lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan và đặc biệt quan trọng là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động, rồi được bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình xem xét, ký ban hành. “Tôi cho rằng, những văn bản có vấn đề là những văn bản không tuân thủ quy trình như trên, hoặc là ban hành thiếu cân nhắc, thiếu thận trọng”, ông Minh nói.

Nhiều ý kiến cho rằng, các Bộ trưởng không nên vin vào lý do thời gian quá bận nên anh em viết như thế nào thì ký như thế để ban hành những văn bản thiếu thực tế, hoặc kéo dài thời gian “nợ” Thông tư, Nghị định.

Nguyên nhân của những văn bản bị dư luận phản ứng, thậm chí có văn bản chưa thực hiện đã phải sửa, theo ông Minh là do trình độ năng lực và sự quan liêu, kể cả người thẩm định các văn bản đó cũng quan liêu. Có không ít Bộ, ngành luôn khẳng định rằng khi ban hành văn bản này chúng tôi đã lấy ý kiến người dân, lấy ý kiến đối tượng có liên quan. Nhưng hỏi ra mới biết họ chỉ đăng dự thảo văn bản đó trên website của Bộ, ngành mình. “Theo tôi, cần phải thay đổi lại quy trình lấy ý kiến nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trước khi ban hành văn bản. Việc lấy ý kiến phải tiến hành rộng rãi, có hiệu quả, đúng đối tượng và đặc biệt là người soạn thảo văn bản phải thực tâm tiếp thu, chứ không phải là làm cho đủ thủ tục”, ông Minh kiến nghị.

Cần hướng đến Luật không cần Nghị định, Thông tư

Lỗi ở khâu nào, ai chịu trách nhiệm?!

Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhận định, hiện có quá nhiều văn bản “trên trời”. Cục Kiểm tra văn bản của bộ Tư pháp đã chỉ ra đến mấy trăm văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các bộ, ngành có những quy định không bảo đảm chất lượng, cá biệt còn trái luật. Những hạn chế này trước hết là do các chủ thể của từng khâu đã không chấp hành đầy đủ luật. Nhiều quy định không khả thi, ngoài trách nhiệm của các cơ quan thuộc Chính phủ còn có phần của Quốc hội. Quốc hội cũng phải tự đánh giá đối với những luật, pháp lệnh chất lượng chưa tốt, phải sửa đổi thì lỗi là ở khâu nào, ai chịu trách nhiệm?

Trên thực tế, các văn bản pháp quy của Chính phủ trước khi ban hành phải có ý kiến thẩm định của bộ Tư pháp, nhưng Bộ trưởng bộ Tư pháp cho biết, có những kiến nghị của Bộ đã không được chấp nhận bởi Chính phủ quyết định theo đa số. Thế nhưng, theo một ĐBQH, cần phải đặt vấn đề ngược lại rằng những ý kiến thẩm định của bộ Tư pháp đã được chuẩn bị kỹ chưa, có được giải trình thuyết phục và bảo vệ quyết liệt trước các thành viên Chính phủ không? Nếu thấy quy trình hiện nay là bất hợp lý, Bộ trưởng bộ Tư pháp nên đề xuất một quy trình xây dựng văn bản pháp quy phù hợp hơn.

Ông Lê Văn Cuông - nguyên ĐBQH cho rằng, có tình trạng Thông tư của Bộ, ngành thường được soạn thảo theo hướng thuận lợi cho sự quản lý của mình, nên có những Thông tư “cài” vào đó cả bộ máy, cả biện pháp thực hiện. Theo ông Cuông, chỉ nên dừng lại ở hình thức Nghị định quy định chi tiết điều khoản của luật, không nên để Bộ, ngành “ra” Thông tư nữa. Thậm chí, có nhiều luật phải cụ thể hóa luôn chứ không cần ban hành Nghị định nữa, trừ những luật có phạm vi điều chỉnh rộng, phức tạp. Nghị định chỉ được quy định chi tiết từng điều luật Quốc hội ủy quyền, chứ không thể quy định thêm nội dung và cũng không được giải thích luật. “Theo tôi, để bảo đảm khách quan và nâng cao chất lượng của văn bản thì cơ quan thẩm định, thẩm tra phải độc lập, đứng ngoài sự chi phối, ảnh hưởng của cơ quan soạn thảo”, ông Cuông kiến nghị.    

Lan-Thơm

Bộ trưởng Xây dựng bị rải đinh, chặn xe

Thứ 5, 09/01/2014 | 15:56
Rất nhiều người dân xã Hương Sơn, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã mang gỗ, rải đinh ngăn chặn xe trên đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Bộ trưởng muốn xử hành vi làm thực phẩm 'bẩn' như tội ác

Thứ 5, 02/01/2014 | 21:02
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định chế cồn công nghiệp để pha rượu là hành vi vô lương tâm. Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát bức xúc cho rằng hành vi cho chất độc, chất cấm vào thực phẩm cần được xử như đối với một tội ác...

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Hiệu quả xử lý vi phạm giao thông chưa tốt

Thứ 2, 30/12/2013 | 08:28
Trước câu hỏi về vi phạm Luật giao thông nhưng nhiều trường hợp không bị xử lý. Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, hiệu lực và hiệu quả xử lý vi phạm của chúng ta chưa tốt, chúng ta chưa ứng dụng khoa học công nghệ vào việc phát hiện và xử lý vi phạm.

Bộ trưởng Xây dựng 'phản pháo' CT Hà Nội vụ giá địa ốc

Thứ 4, 25/12/2013 | 15:52
Báo cáo trước Thủ tướng và các thành viên Chính phủ sáng 24/12, bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, giá bất động sản tại Hà Nội và các địa phương khác đã giảm rất mạnh so với vài năm trước.

Một năm của các bộ trưởng: Trật tự mới từ ông Đinh La Thăng

Thứ 4, 18/12/2013 | 08:23
Không ồn ào như năm đầu tiên trong nhiệm kỳ, năm 2013 chứng kiến một Bộ trưởng Đinh La Thăng “kiệm mình” hơn trong những điểm nóng, nhưng dường như, các công việc của ngành giao thông đã có một trật tự mới…

Dân hỏi bộ trưởng Công thương: Thủy điện gây hại có nên làm nữa không?

Thứ 2, 09/12/2013 | 08:45
Trước những tác hại lớn của làm thủy điện như gây hại môi trường, xả lũ sai quy trình, gây ngập lụt...ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết : "chúng ta phải kiên quyết tìm nguyên nhân và có giải pháp căn cơ hơn để có thể khắc phục cơ bản thiếu sót, tồn tại trong quá trình phát triển thủy điện"

Bộ trưởng Xây dựng bị rải đinh, chặn xe

Thứ 5, 09/01/2014 | 15:56
Rất nhiều người dân xã Hương Sơn, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã mang gỗ, rải đinh ngăn chặn xe trên đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Bộ trưởng muốn xử hành vi làm thực phẩm 'bẩn' như tội ác

Thứ 5, 02/01/2014 | 21:02
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định chế cồn công nghiệp để pha rượu là hành vi vô lương tâm. Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát bức xúc cho rằng hành vi cho chất độc, chất cấm vào thực phẩm cần được xử như đối với một tội ác...

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Hiệu quả xử lý vi phạm giao thông chưa tốt

Thứ 2, 30/12/2013 | 08:28
Trước câu hỏi về vi phạm Luật giao thông nhưng nhiều trường hợp không bị xử lý. Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, hiệu lực và hiệu quả xử lý vi phạm của chúng ta chưa tốt, chúng ta chưa ứng dụng khoa học công nghệ vào việc phát hiện và xử lý vi phạm.

Bộ trưởng Xây dựng 'phản pháo' CT Hà Nội vụ giá địa ốc

Thứ 4, 25/12/2013 | 15:52
Báo cáo trước Thủ tướng và các thành viên Chính phủ sáng 24/12, bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, giá bất động sản tại Hà Nội và các địa phương khác đã giảm rất mạnh so với vài năm trước.

Một năm của các bộ trưởng: Trật tự mới từ ông Đinh La Thăng

Thứ 4, 18/12/2013 | 08:23
Không ồn ào như năm đầu tiên trong nhiệm kỳ, năm 2013 chứng kiến một Bộ trưởng Đinh La Thăng “kiệm mình” hơn trong những điểm nóng, nhưng dường như, các công việc của ngành giao thông đã có một trật tự mới…

Dân hỏi bộ trưởng Công thương: Thủy điện gây hại có nên làm nữa không?

Thứ 2, 09/12/2013 | 08:45
Trước những tác hại lớn của làm thủy điện như gây hại môi trường, xả lũ sai quy trình, gây ngập lụt...ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết : "chúng ta phải kiên quyết tìm nguyên nhân và có giải pháp căn cơ hơn để có thể khắc phục cơ bản thiếu sót, tồn tại trong quá trình phát triển thủy điện"