Bộ trưởng Công Thương nêu 8 giải pháp phát triển kinh tế biên giới

Bộ trưởng Công Thương nêu 8 giải pháp phát triển kinh tế biên giới

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 2, 16/08/2021 | 16:30
0
Theo Bộ trưởng Công Thương, khu vực kinh tế biên giới có lợi thế của việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế trẻ khi khai thác thị trường Trung Quốc với 1,5 tỷ dân.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế của khu vực biên giới, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phát triển bền vững kinh tế khu vực biên giới, bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và 25 tỉnh biên giới tổ chức Hội nghị phát triển kinh tế khu vực biên giới sáng 16/8.

Sản xuất nông nghiệp là chủ đạo nhưng còn manh mún

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới (được tổng hợp từ báo cáo của 25 tỉnh biên giới với các nước bạn Trung Quốc, Lào, Campuchia) được bộ Công Thương đưa ra nêu rõ: 6 tháng đầu năm 2021, 20/25 tỉnh tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước. Nhiều tỉnh tăng trưởng với tốc độ 2 con số.

Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn khu vực vực biên giới tiếp tục phát triển. 2/3 số tỉnh có chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước. Nông lâm thủy sản tăng trưởng ở mức khá.

Quan hệ qua biên giới được các tỉnh biên giới, chính quyền khu vực biên giới duy trì tốt thông qua các cơ chế giao lưu, làm việc định kỳ, tạo điều kiện thuận lợi duy trì mô hình thông quan phòng dịch, bảo đảm thương mại qua biên giới không bị gián đoạn trong bối cảnh dịch Covid-19.

Một số hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp và thương mại tại khu vực biên giới đã được hình thành như hệ thống khu kinh tế cửa khẩu và cụm công nghiệp.

Đến nay, đã thành lập 26 khu kinh tế cửa khẩu trên cả 3 tuyến biên giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Các tỉnh biên giới, khu vực biên giới đã có 267 cụm công nghiệp hoạt động chiếm 36,6% số lượng và 39,4% diện tích các cụm công nghiệp đã hoạt động của cả nước.

Kinh tế vĩ mô - Bộ trưởng Công Thương nêu 8 giải pháp phát triển kinh tế biên giới

Hội nghị trực tuyến phát triển kinh tế khu vực biên giới sáng 16/8.

Báo cáo của bộ Công Thương cũng ghi nhận hơn 200 kiến nghị của các tỉnh về phát triển kinh tế khu vực biên giới, được chia vào 8 nhóm vấn đề gồm: Hạ tầng giao thông; nâng cấp, mở mới các cửa khẩu; hạ tầng thương mại biên giới; phát triển điện lực; phát triển công nghiệp; xúc tiến thương mại - xuất nhập khẩu; quản lý thị trường...

Trong đó, một số tồn tại chính của kinh tế biên giới hiện nay được nêu ra như: Cơ cấu kinh tế tại khu vực biên giới vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung, chưa áp dụng tiêu chuẩn, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, chưa hình thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ. Sản xuất công nghiệp chưa tạo ra sản phẩm chủ lực, năng lực cạnh tranh yếu.

“Kinh tế - xã hội vùng biên giới hiện nay còn chậm phát triển so với mặt bằng chung của tỉnh biên giới và cả nước. Cơ cấu kinh tế bất hợp lý khi kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo ở khu vực biên giới; công nghiệp và thương mại dịch vụ nhìn chung kém phát triển. Các tỉnh biên giới chưa có sản phẩm chủ lực, sức cạnh tranh yếu, thương mại tiểu ngạch vẫn là chủ yếu”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định.

Kinh tế vĩ mô - Bộ trưởng Công Thương nêu 8 giải pháp phát triển kinh tế biên giới (Hình 2).

Sản xuất nông nghiệp ở khu vực biên giới tuy là ngành chủ đạo nhưng còn rất manh mún, tự phát, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng chỉ ra, sản xuất nông nghiệp ở khu vực biên giới tuy là ngành chủ đạo nhưng còn rất manh mún, tự phát, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung, chưa áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa, nhất là hàng hóa xuất khẩu, chưa quan tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm và hình thành chuỗi liên kêt sản xuất, tiêu thụ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, những tồn tại kể trên xuất phát từ một số nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân khách quan như: Thiếu vốn cho đầu tư phát triển; kết cấu hạ tầng giao thông thiếu và xuống cấp; tâm lý e ngại, nhất là doanh nghiệp tư nhân còn e ngại khi đầu tư vào khu vực biên giới vì rủi ro, lợi thế cạnh tranh thấp…

Xây dựng 8 nhóm giải pháp

Trên cơ sở đánh giá, phân tích nguyên nhân và thống nhất các ý kiến tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, khu vực kinh tế biên giới có lợi thế của việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế trẻ khi khai thác thị trường hơn 1,5 tỷ dân Trung Quốc; khai thác thị trường ASEAN và thị trường các nước mà Việt Nam là thành viên. Từ đó, Bộ trưởng đưa ra 8 nhóm giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới.

Thứ nhất, cần tập trung xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp - thương mại trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, khẩn trương tích hợp quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Đồng thời, triển khai quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nhất là phát triển công nghiệp - thương mại khu vực biên giới, cửa khẩu… tương xứng với tiềm năng, lợi thế của khu vực và tương thích với quy hoạch, đầu tư phát triển của nước bạn.

Kinh tế vĩ mô - Bộ trưởng Công Thương nêu 8 giải pháp phát triển kinh tế biên giới (Hình 3).

Hạn chế tới mức thấp nhất, tiến tới xóa bỏ tiểu ngạch trong thương mại khu vực biên giới là một trong những giải pháp được bộ Công Thương đưa ra.

Thứ hai, cần nghiên cứu đề xuất chính sách hoặc ban hành chính sách địa phương đủ sức hấp dẫn, đồng bộ, khả thi để thu hút đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội nhất là đô thị và công nghiệp thương mại nhất là đầu tư tư nhân. Huy động nguồn lực xã hội và khai thác quỹ đất, lợi thế kinh doanh thương mại tại vùng biên giới…

Thứ ba, cần ưu tiên bố trí phân bổ vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng về giao thông, điện, nước, viễn thông và hạ tầng thương mại dịch vụ.

Thứ tư, tận dụng tốt quan hệ qua biên giới và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với các nước để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao… phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Thứ năm, kịp thời, chủ động trong việc đề xuất nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu để đáp ứng nhu cầu giao thương của người dân, doanh nghiệp các nước chung biên giới.

Thứ sáu, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu chính ngạch. Hạn chế tới mức thấp nhất, tiến tới xóa bỏ tiểu ngạch trong thương mại khu vực biên giới.

Thứ bảy, có cơ chế, chính sách thật hấp dẫn nhằm thu hút các doanh nghiệp công nghiệp lớn cả trong và ngoài nước, đầu tư vào khu vực biên giới để tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội vùng biên giới của đất nước.

Thứ tám, cần chú trọng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, tạo môi trường lành mạnh cho thương mại biên giới phát triển.

Về những kiến nghị của địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ ghi nhận và tổng hợp hơn 200 kiến nghị của 25 tỉnh, liên quan đến 8 nhóm vấn đề. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổng hợp để báo cáo Chính phủ, Trung ương có chủ trương và cơ chế chính sách cụ thể.

Giải pháp nào thay thế “3 tại chỗ” cho doanh nghiệp phía Nam?

Thứ 2, 16/08/2021 | 10:00
Sau “3 tại chỗ” bất khả thi, nhiều hiệp hội doanh nghiệp phía Nam đề xuất thay thế bằng phương án “2 tại chỗ - 1 vùng xanh” nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.

Doanh nghiệp mía đường được mùa bội thu

Thứ 2, 16/08/2021 | 08:45
Trong niên độ tài chính 2020-2021, loạt DN ngành mía đường có kết quả kinh doanh với dư vị khá ngọt ngào nhờ vào việc hạn chế nhập khẩu và giá đường ở mức cao.

Điểm danh mặt hàng công nghiệp xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam

Thứ 2, 16/08/2021 | 06:00
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước.
Cùng tác giả

Ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng công nghiệp

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:41
Hết quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc, duy trì đà tăng trưởng, đặc biệt là sự phục hồi ấn tượng của lĩnh vực chế biến, chế tạo.

Quý I/2024, gần 74.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:40
Trong số 74.000 DN rời thị trường quý I/2023, có 53.400 DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 15.500 DN chờ làm thủ tục giải thể, 5.100 DN hoàn tất thủ tục giải thể.

GDP quý I/2024 tăng 5,66%, cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:09
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Giá gạo tăng phi mã đẩy CPI quý I/2024 tăng 3,77% so cùng kỳ

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:09
CPI quý I/2024 tăng do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo trong dịp Lễ ông Công, ông Táo, Tết Nguyên đán tăng cao.

Xử nghiêm doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các QLTT các tỉnh chủ động, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử.
Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá bán xăng dầu

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:55
Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định 83/2014/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP.

Ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng công nghiệp

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:41
Hết quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc, duy trì đà tăng trưởng, đặc biệt là sự phục hồi ấn tượng của lĩnh vực chế biến, chế tạo.

Quý I/2024, gần 74.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:40
Trong số 74.000 DN rời thị trường quý I/2023, có 53.400 DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 15.500 DN chờ làm thủ tục giải thể, 5.100 DN hoàn tất thủ tục giải thể.

GDP quý I/2024 tăng 5,66%, cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:09
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Giá gạo tăng phi mã đẩy CPI quý I/2024 tăng 3,77% so cùng kỳ

Thứ 6, 29/03/2024 | 10:09
CPI quý I/2024 tăng do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo trong dịp Lễ ông Công, ông Táo, Tết Nguyên đán tăng cao.
     
Nổi bật trong ngày

Xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 97% trong quý I/2024

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:54
Tính chung 3 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp ghi nhận 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, bao gồm: Gỗ, rau quả, gạo và cà phê.

Trung Quốc chi 270 triệu USD mua sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 599,93 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 269,71 triệu USD.

Quy hoạch Bà Rịa-Vũng Tàu: Thu hút đầu tư 4 nhóm ngành kinh tế trụ cột

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:15
Chiều ngày 28/3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức họp báo thông tin về hội nghị triển khai quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh, sẽ diễn ra vào ngày 30/3 tới.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Vấn đề tài chính "ngáng đường" doanh nghiệp khi xây dựng KCN bền vững

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:46
Để xây dựng một KCN bền vững, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nguồn vốn và tài chính là vấn đề nan giải.