Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hà Nội cứ mưa là ngập, cần tăng cường dự báo

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hà Nội cứ mưa là ngập, cần tăng cường dự báo

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 30/05/2022 | 11:39
0
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, chúng ta phải phân biệt vấn đề dị thường thời tiết như mưa lớn cực đoan với các vấn đề đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ.

Sáng 30/5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã có những chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội xoay quanh bài toán quy hoạch đô thị làm sao tránh ùn tắc, ngập lụt.

Nhìn lại toàn bộ hạ tầng ở các đô thị

Người Đưa Tin (NĐT): Thưa Bộ trưởng, trận mưa ở Hà Nội chiều 29/5 khiến nhiều tuyến phố lại rơi vào cảnh ngập lụt, điều này có phải liên quan đến quy hoạch hay không?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Thời tiết hiện nay có biến đổi bất thường, nhiệt độ nóng lên. Không chỉ Việt Nam mà ở các nước có hạ tầng phát triển như Mỹ, Châu Âu thì câu chuyện bất thường nhiều khi tập trung vào một thời điểm thì không có hạ tầng nào có thể chịu đựng được.

Chúng ta cũng phải phân biệt vấn đề dị thường thời tiết như mưa lớn cực đoan với các vấn đề đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn là hai vấn đề nguy cơ như nhau.

Tiêu điểm - Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hà Nội cứ mưa là ngập, cần tăng cường dự báo

Trận mưa lớn chiều 29/5 khiến nhiều tuyến phố Hà Nội ngập nặng.

NĐT: Thưa ông, ở các thành phố lớn cứ mưa là ngập như Hà Nội, Tp.HCM, điều này cho thấy câu chuyện gì?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tôi cho rằng phải nhìn lại toàn bộ hạ tầng ở các đô thị. Khi thiết kế các đô thị, quan trọng nhất là mỗi đô thị mang đặc trưng về địa hình khác nhau.

Điều quan trọng nhất là phải dự báo được tình cực đoan của khí hậu thời tiết, hệ thống đó phải dự báo được số lượng dân cư sử dụng.

Để dự báo được thì chúng ta phải dựa vào hệ thống tự nhiên, có một hệ thống để đáp ứng được thành phố.

Khi dự báo được mức cực đoan của khí hậu, dự báo ở tầm dài hạn và đạt được tầm của thành phố, như một huyết mạch của cơ thể con người thì mới giải quyết được. Tức là các hệ thống thu, thoát nước mưa, xử lý nước thải phải đồng bộ, phải tính toán được mật độ dân cư, cùng với hạ tầng.

Thậm chí, phải có những vấn đề phải dự báo không phải xảy ra hàng năm mà có thể 20, 30, 50 năm mới xảy ra 1 lần cực đoan thì cũng phải tính đến phương án.

Đó là tính toán đến độ cao của các khu vực và tính toán khi thiết kế hệ thống thoát nước ngầm trong quá trình đô thị phát triển, thay đổi thì phải có tầm nhìn để làm sao khu vực đó tự nhiên thoát được nước.

Còn khu vực không tự thoát được nước thì phải sử dụng máy móc thiết bị, nhưng điều đó phải hạn chế.

Trong trường hợp thời tiết cực đoan thì phải tính toán hệ thống để trữ nước, như Nhật Bản có khu vực bố trí những đường ngầm ở dưới, gọi là hầm chứa lớn ở dưới vừa giữ lượng nước để khi hạn hán thì tưới cây chẳng hạn nhưng trong thời điểm nào đó thì nó là nơi chứa nước.

Hoặc bố trí trường học, sân vận động, cánh đồng lúa trong trường hợp thấy rằng có thể ngập vào những nơi xung yếu thì điều chỉnh cái van trong hệ thống đó để đưa những nơi đó thành nơi chứa nước.

Thậm chí, như tôi đã nói, là cả một hệ thống dưới đường giao thông là các tank, thùng rất lớn để chứa nước. Đó là giải pháp mà các nước làm, tất nhiên chi phí đắt đỏ, nhưng quan trọng là tầm nhìn, thiết kế và đầu tư hạ tầng và nó phải đồng bộ.

Tiêu điểm - Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hà Nội cứ mưa là ngập, cần tăng cường dự báo (Hình 2).

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội (Ảnh: Hoàng Bích).

NĐT: Thưa Bộ trưởng, vậy năng lực và công tác dự báo của chúng ta có đáp ứng được hay không?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Khi dự báo cần phải tính đến lưu lượng mưa trong một đơn vị thời gian, tính toán được trên một m2 sẽ có lượng mưa thế nào. Nếu chúng ta làm tiếp bài toán mô hình về khả năng công suất hệ thống tiêu thoát nước thì có thể dự báo ngập. Đây là điều hướng tới của cơ quan khí tượng thủy văn.

Tất nhiên, tính toán dự báo lũ thì phải tính nước trong lưu vực sông, nước trên lưu vực sông, lượng mưa, thoát lũ của hạ tầng thì có thể tính toán. Đó là một nhiệm vụ của công tác dự báo.

Hiện nay đã thực hiện điều đó. Tất nhiên để dự báo trong thời gian ngắn, chính xác đó là điều không dễ đối với dự báo. Nhưng, bài toán dự báo là dự báo trong điều kiện cực đoan là thế nào? bài toán đó có thể dự báo được. Hiện các chuyên gia, dự báo khí tượng thủy văn đều hướng tới mục tiêu đó. Tất nhiên độ chính xác còn khác nhau.

Dân số tăng lên thì phải kèm theo hạ tầng

NĐT: Thông thường trong vùng lõi đô thị thường hình thành khu phức hợp, ở Việt Nam trong vùng lõi lại thường là các nhà cao tầng, theo Bộ trưởng đó có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sau một cơn mưa lớn Hà Nội biến thành sông?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hai hiện tượng đó chưa chắc đã có mối liên hệ với nhau, tất nhiên là có ảnh hưởng, nhưng khi dân số tăng lên phải kèm theo hạ tầng.

Nhưng, hạ tầng tiêu thoát nước phải tính toán bao gồm lượng nước con người sử dụng cũng có đóng góp, thứ nữa là lượng nước mưa trong thời tiết cực đoan cũng phải tính toán. Như vậy, phải tính toán đồng bộ cơ sở hạ tầng, số lượng người dân, nước thải cộng với nước mưa.

Tiêu điểm - Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hà Nội cứ mưa là ngập, cần tăng cường dự báo (Hình 3).

Phải tính toán đồng bộ cơ sở hạ tầng, số lượng người dân, nước thải cộng với nước mưa.

NĐT: Theo Bộ trưởng, Hà Nội có nên có dự án chống ngập giống Tp.HCM?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Trước hết, Hà Nội cần tăng cường công tác dự báo. Thứ hai, Hà Nội cũng cần có dự án tổng thể trong đó đánh giá một cách căn cơ và đưa ra những số liệu lịch sử cũng như số liệu hiện nay về hiện tượng cực đoan của thời tiết…

Thứ ba, cần nghiên cứu một cách kỹ càng, tiếp cận khi thiết kế đô thị để làm sao đô thị đó là đô thị thông minh, chống chịu được các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Còn bài toán mang tính ứng phó như khi đã ngập rồi thì phải sử dụng các máy bơm để thoát nước, đó gần như là điều mang tính trù bị bắt buộc.

Nhưng phải tính toán trong quá trình thiết kế các đô thị, tạo ra hệ thống thoát nước, đảm đương được huyết mạch của đô thị, phải xây dựng được các đô thị có khả năng chống chịu một cách thông minh, để đảm bảo được tính bền vững.

Cần có dự án tiếp cận một cách tổng thể, xuất phát từ dự báo, quy hoạch, tính toán để có một hạ tầng có thể chống chịu, thích ứng, phù hợp được.

Thêm vào đó, là các giải pháp kỹ thuật, sử dụng các giải pháp mang tính chủ động khi lũ lụt có khu vực để chứa nước như: cánh đồng, sân vận động, có thể là các bể chứa nước để tạm thời không tạo ra sự ngập lụt, tác động vào những nơi xung yếu gây thiệt hại về tài sản cho con người.

Thêm nữa, phải tạo ra một hệ thống hạ tầng, bao gồm cả hệ thống chứa nước ở các nơi giao thông, những khu ngập lụt lớn. Nhưng, quan trọng nhất vẫn phải xuất phát từ thiết kế tổng thể hệ thống... chứ không nên bắt chước ai. 

NĐT: Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Tất cả quy hoạch đều phải được tiến hành đồng thời

ĐBQH Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho biết thêm: “Tôi thấy rằng, trước đây có rất nhiều các quy hoạch khác nhau nhưng đều gần như riêng rẽ, quy hoạch nào biết quy hoạch đó. Luật Quy hoạch hiện nay gọi là quy hoạch tích hợp, đòi hỏi tất cả quy hoạch đều phải được tiến hành đồng thời với nhau và các nội dung quy hoạch được liên kết với nhau.

Nếu thực hiện tốt được luật quy hoạch tích hợp thì những hậu quả như Hà Nội mưa là ngập có thể sẽ được khắc phục. Bởi, khi mưa ngập là nguyên nhân chúng ta xây dựng các công trình về phát triển đô thị, phát triển nhà ở, phát triển bất động sản nhưng không đi kèm theo một cách đồng bộ hệ thống như: Công trình tiêu nước, hệ thống về thoát nước, hệ thống về thủy lợi. Nếu đồng bộ thì sẽ không còn tình trạng làm công trình này lại vi phạm, vướng vào phá vỡ các quy hoạch khác, sẽ khắc phục được các yếu tố như ùn tắc, ngập lụt”.

Hà Nội ngập nặng, xe cộ "bì bõm" lội nước

Chủ nhật, 29/05/2022 | 17:04
Chiều ngày 29/5, Hà Nội đổ cơn mưa lớn khiến nhiều tuyến đường phố ngập lụt nặng.

Thực hiện quy hoạch còn chồng chéo, vướng mắc

Chủ nhật, 29/05/2022 | 10:24
Qua giám sát, trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Quy hoạch còn một số cơ quan, đơn vị thực hiện quy hoạch còn chồng chéo.

ĐBQH Nguyễn Như So: Siết tín dụng bất động sản chính là con dao 2 lưỡi

Thứ 4, 25/05/2022 | 11:34
Siết chặt nguồn tín dụng vào BĐS khi thị trường tăng trưởng nóng cùng với bất ổn trong huy động trái phiếu DN lĩnh vực này, ông So cho đó chính là con dao 2 lưỡi.

Loạt sai phạm trong ngành y, ĐBQH nói do luật không theo kịp

Thứ 3, 24/05/2022 | 18:28
Các ĐBQH đề nghị sớm hoàn thiện hồ sơ dự án Luật BHYT (sửa đổi), nhằm hỗ trợ phát triển y tế, thúc đẩy huy động các nguồn lực, tạo tiền đề xã hội hóa y tế.

ĐBQH kiến nghị sớm có quy định về tài sản ảo, tiền ảo, tiền mã hóa

Thứ 3, 24/05/2022 | 15:51
ĐBQH Trịnh Xuân An cho rằng, thuật ngữ blockchain, tiền ảo, tiền số đã quen thuộc và cũng có tiềm năng nhưng hiện nay vẫn chưa có một khung pháp lý quy định cụ thể.
Cùng tác giả

Vụ bé gái 12 tuổi mang thai: Nghi phạm đối diện khung hình phạt nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:20
Theo luật sư Vinh, bé gái đã bị lạm dụng tình dục từ năm 11 tuổi, đã cung cấp mô tả đầy đủ thủ phạm, đủ căn cứ cấu thành tội “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Góp phần vào sự phát triển bền vững ngành làm đẹp tại Việt Nam

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:29
Trên 200 gian hàng đại diện cho 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu ngành làm đẹp đã có mặt tại triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp.

Phạt FPT, VTV 135 triệu vì phát quảng cáo website cá độ bất hợp pháp

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:51
FPT Telecom và VTV vừa bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Tự hào chặng đường 70 năm

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:00
Ông Lò Văn Muôn cho biết nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và lâu dài cho sự phát triển. Do đó, Điện Biên cần chú ý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ trưởng TT&TT: "Sứ mệnh của xuất bản vẫn là sáng tạo"

Thứ 5, 18/04/2024 | 08:11
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, muốn sách và xuất bản phát triển, tri thức trở thành sức mạnh dân tộc thì sách phải có nhiều người đọc, tri thức phải lan tỏa.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội: Sửa đổi căn bản Luật Di sản văn hóa là phù hợp

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:05
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ kỳ vọng việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Kinh hoàng núi lửa ở Indonesia phun trào kèm theo những tia sét màu tím

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh, sơ tán hàng trăm người và phát cảnh báo về sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội.