Bức tranh kinh tế toàn cầu trong bối cảnh biến thể Delta hoành hành

Bức tranh kinh tế toàn cầu trong bối cảnh biến thể Delta hoành hành

Thứ 5, 09/09/2021 | 07:55
0
Đại dịch đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh trên khắp thế giới, dẫn đến một đợt suy thoái mới ở các thị trường mới nổi.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, và trong tháng Tám đã rớt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021. Nguyên nhân được cho là do sự hoành hành của biến thể Delta.

Chỉ số PMI toàn cầu - JPMorgan Global PMI™ (do IHS Markit tổng hợp) - ở mức 52,6 trong tháng Tám, giảm mạnh so với mức 55,8 trong tháng Bảy.

Chỉ số ở mức trên 50 cho thấy sự mở rộng, và dưới 50 cho thấy sự thu hẹp.

Mặc dù chỉ số này vẫn duy trì ở mức phù hợp với GDP toàn cầu, dữ liệu mới nhất cho thấy tốc độ mở rộng hiện đã chậm lại trong ba tháng liên tiếp và ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021.

Tăng trưởng chậm lại xảy ra vào thời điểm số ca nhiễm Covid-19 đang tăng lên trên khắp thế giới, do sự hoành hành của biến thể Delta siêu lây nhiễm. Điều này đã dẫn đến việc các biện pháp hạn chế, phong tỏa liên quan tới Covid-19 ở một số quốc gia không những không được nới lỏng mà còn bị thắt chặt hơn.

Một số nền kinh tế lớn như Anh, Khu vực đồng euro (Eurozone), Ấn Độ và Brazil đã giảm bớt các hạn chế phòng chống Covid-19 hồi tháng Tám. Trong khi đó, các biện pháp kiềm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 đã được thắt chặt ở Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc cũng như ở một số nền kinh tế châu Á định hướng sản xuất nhỏ hơn.

Thế giới - Bức tranh kinh tế toàn cầu trong bối cảnh biến thể Delta hoành hành

Lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi tác động của biến thể Delta. Ảnh: Business Times

Điều này dẫn đến việc các biện pháp ngăn chặn Covid-19 trên toàn cầu không có gì thay đổi về mặt tổng thể, sau sáu tháng các hạn chế này liên tục được giảm bớt.

Tốc độ tăng trưởng suy yếu đối với cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong tháng Tám, giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021 trong lĩnh vực dịch vụ. Đáng chú ý, xuất khẩu dịch vụ toàn cầu giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3/2021. Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi lĩnh vực này bắt đầu phục hồi vào tháng 7/2020.

Sức màu tươi sáng ở Eurozone 

Nhìn vào các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới, sự suy giảm nhanh chóng được ghi nhận ở Mỹ và Anh, với tốc độ mở rộng lần lượt trượt xuống mức thấp nhất trong tám và sáu tháng, mặc dù cả hai nền kinh tế đều hoạt động mạnh mẽ trong quý II/2021. Cả hai nền kinh tế này đều chứng kiến tốc độ tăng trưởng của khu vực sản xuất và dịch vụ suy yếu, với hoạt động bị cản trở bởi gián đoạn nguồn cung và thiếu lao động, cũng như số ca nhiễm Covid-19 gia tăng.

Khu vực đồng euro ghi nhận mức tăng trưởng đồng đều hơn nhiều so với Mỹ và Anh, khiến Eurozone trở thành khu vực hoạt động tốt nhất trong số các nền kinh tế phát triển lớn trong tháng thứ hai liên tiếp.

Ngành dịch vụ của Eurozone tăng trưởng cao hơn so với ở Mỹ và Anh, mặc dù Eurozone bắt đầu quá trình phục hồi muộn hơn.

Lĩnh vực sản xuất của Eurozone cũng tiếp tục hoạt động tốt hơn ngành dịch vụ, bất chấp các vấn đề với nguồn cung linh kiện cho nhiều nhà máy, giúp duy trì tốc độ mở rộng chung của Eurozone ở mức nhanh nhất trong 16 năm.

Đáng chú ý, tình trạng thiếu lao động ít được báo cáo rộng rãi hơn ở khu vực đồng euro so với ở Mỹ và Anh. Thậm chí, các công ty của Mỹ ghi nhận sự sụt giảm số lượng nhân viên lần đầu tiên kể từ khi quá trình phục hồi của thị trường việc làm bắt đầu hơn một năm trước.

Trong khi đó, Nhật Bản chứng kiến hoạt động kinh doanh ngày càng sa sút, với sản lượng giảm trong tháng thứ tư liên tiếp và ở mức cao nhất kể từ tháng 8/2020. Lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề khi biến thể Delta gây gián đoạn hoạt động.

Mảng màu ảm đạm ở các thị trường mới nổi

Trong số bốn thị trường mới nổi lớn nhất, Trung Quốc có hoạt động kém hiệu quả nhất, với sản lượng giảm sau 15 tháng tăng trưởng liên tục. Tăng trưởng ở cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc đều giảm, dẫn đến sự sụt giảm tổng thể lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của nước này kể từ tháng 3/2020. Sản lượng sụt giảm chủ yếu là do sự bùng phát của các ca dương tính với Covid-19.

Thế giới - Bức tranh kinh tế toàn cầu trong bối cảnh biến thể Delta hoành hành (Hình 2).

Các chuyên gia kinh tế cho rằng dữ liệu Q3.2021 là bằng chứng cần thiết khiến các nhà hoạch định chính sách thay đổi cách quản lý dịch bệnh nhằm tạo điều kiện cho kinh tế phục hồi. Ảnh: Financial Times

Tương tự, sản lượng một lần nữa sụt giảm ở Nga trong bối cảnh số ca nhiễm Covid gia tăng, chấm dứt chuỗi tăng trưởng kéo dài 7 tháng. Cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của nước này đều sụt giảm.

Tuy nhiên, có tin tốt hơn từ Ấn Độ và Brazil. Ở hai thị trường này, cả ngành sản xuất và dịch vụ đều ghi nhận sự mở rộng sau các đợt suy thoái liên quan đến biến thể Delta.

Tại Ấn Độ, sự mở rộng được ghi nhận lần đầu tiên kể từ tháng Tư. Còn ở Brazil, sự mở rộng được ghi nhận trong ba tháng liên tiếp. Trong tháng Tám, ngành dịch vụ của Brazil chứng kiến tốc độ mở rộng lớn nhất kể từ năm 2012.

Do sự suy thoái được ghi nhận ở Trung Quốc và Nga, sản lượng trên toàn bộ các thị trường mới nổi đã sụt giảm lần đầu tiên trong tháng Tám kể từ tháng 6/2020.

Tăng trưởng khu vực dịch vụ gần như bị đình trệ và sản lượng sản xuất giảm lần đầu tiên kể từ tháng 5/2020.

Như vậy, các nền kinh tế phát triển tiếp tục vượt trội so với các thị trường mới nổi. Nhưng nhìn chung, bức tranh toàn cảnh của lĩnh vực sản xuất và dịch vụ toàn cầu đều ghi nhận sự mở rộng chậm chạp hơn.

Minh Đức (Theo IHS Markit)

Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tươi sáng bất chấp biến thể Delta

Thứ 4, 08/09/2021 | 07:55
Bất chấp suy thoái nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 gây ra, khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ tiếp tục là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới.

Philippines thay đổi cách thức phong tỏa để phục hồi kinh tế

Thứ 3, 07/09/2021 | 13:01
Chính phủ Philippines sẽ thử nghiệm phong tỏa cục bộ thay vì phong tỏa diện rộng, tạo điều kiện cho nền kinh tế của nước này mở cửa trở lại.

Chính sách Zero-COVID đe dọa sự phục hồi của Trung Quốc

Thứ 7, 04/09/2021 | 16:00
Ngành dịch vụ của các nền kinh tế lớn ở châu Á - Thái Bình Dương đều sụt giảm trong tháng 8, trong đó Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.
     
Nổi bật trong ngày

Giải xổ số độc đắc 28.000 tỷ đồng đã có chủ

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
Giải độc đắc Mega Millions đã công bố chủ nhân chiếc vé trúng thưởng trong kỳ quay số trị giá 1,13 tỷ USD sau 30 lượt quay trước đó mà không tìm ra người chiến thắng

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.