Bước lùi của Coteccons

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thứ 5, 07/04/2022 | 12:56
0
Từng là doanh nghiệp dẫn đầu ngành xây dựng với lợi nhuận hàng năm lên tới cả nghìn tỷ đồng, nay Coteccons kinh doanh đi xuống đề ra mục tiêu lãi vỏn vẹn 20 tỷ đồng.

Nhân sự bị lôi kéo bởi những công ty đối thủ

Theo báo cáo HĐQT Coteccons trình ĐHĐCĐ thường niên dự kiến tổ chức ngày 25/4 sắp tới, việc tái cấu trúc xảy ra trong thời điểm quý IV/2020 khiến nhân sự tại công ty biến động đáng kể.

HĐQT Coteccons cho biết, một số nhân sự bị lôi kéo bởi những công ty đối thủ và những nhân sự không còn phù hợp với công ty ra đi cũng đã ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án. 

Coteccons từng là doanh nghiệp dẫn đầu ngành xây dựng dân dụng trong hơn một thập kỷ qua. Nhìn lại quá khứ huy hoàng, doanh nghiệp ghi nhận có những năm lãi đến cả nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên kể từ giai đoạn 2019 - 2020, doanh nghiệp đã chịu tác động bởi cuộc tái cấu trúc, thay đổi cơ cấu nhân sự cấp cao, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng từ đó mà lao dốc không phanh xuống chỉ còn loanh ở vùng vài chục tỷ đồng.

“Năm 2019, ban lãnh đạo cũ do xung đột lợi ích đã lần lượt đẩy các dự án sang công ty có liên quan và tiếp theo đó, năm 2020 Coteccons gần như không thể ký được bất kỳ một dự án mới nào”, phía Coteccons chia sẻ.

Hồ sơ doanh nghiệp - Bước lùi của Coteccons

Năm 2020 phía Coteccons gần như không thể ký được bất kỳ một dự án mới nào.

Bên cạnh đó, những hệ lụy do dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động kinh doanh của Coteccons và làm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trở nên kém sắc. Công trường trọng điểm của Coteccons ở hai thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội và một số tỉnh thành khác đều phải đóng cửa trong suốt 4 tháng giãn cách xã hội kéo theo những khoản chi phí trích lập dự phòng liên tiếp tăng vọt.

Từ đầu năm 2021, công ty tập trung duy trì ổn định hoạt động của hệ thống, kiểm soát hiệu quả chi phí, nâng cao chất lượng hệ thống và ban hành những chính sách để giữ chân nhân tài.

Kết quả trong quý IV/2021, Coteccons đã trúng thầu 40 dự án với tổng cộng 25.000 tỷ đồng. Bên cạnh những khách hàng chiến lược tiếp tục gắn bó, Coteccons phát triển thêm nhiều khách hàng mới, đảm bảo cho việc phát triển bền vững, không phụ thuộc vào bất kì cá nhân nào.

Mặc dù vậy, mảng xây dựng vẫn gặp khó khi trong năm 2021, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng đột biến do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu (tăng 4% so với 2020), giá thép từ đầu năm có thời điểm tăng giá 3 lần, giá xi măng, giá cát xây dựng cũng lần lượt leo thang ảnh hưởng rất lớn tới giá thành xây dựng.

Bên cạnh đó, Coteccons cho hay tàn dư tại một số dự án cũ, chủ đầu tư chậm trễ trong việc thanh toán công nợ (lên đến hàng trăm tỷ đồng) hoặc không đồng ý thanh toán chi phí do pháp lý và điều khoản hợp đồng chưa rõ ràng cũng trực tiếp làm suy giảm tới sức khỏe dòng tiền của công ty.

Năm 2021, công ty ghi nhận 9.078 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 37,6% so với cùng kỳ; và 38,2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, chỉ bằng 8,9% thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ giảm 92,8%, còn 24,2 tỷ đồng.

Do đó, Coteccons không hoàn thành được kế hoạch ĐHĐCĐ thông qua trước đó khi chỉ hoàn thành lần lượt 52% và 7% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm đề ra.

Xét về kế hoạch cổ tức trong năm 2021, công ty trình cổ đông kế hoạch không chi trả cổ tức cho năm 2021, toàn bộ lợi nhuận đều được giữ lại.

Kế hoạch kinh doanh dè dặt

Theo tờ trình, năm 2022, Coteccons đề ra mục tiêu 15.010 tỷ đồng doanh thu, tăng 65% so với năm 2021 song lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 17% còn 20 tỷ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ khi doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính là năm 2006 tới nay. Nếu chỉ đạt mức này, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ đi lùi năm thứ 6 liên tiếp.

Coteccons cho biết hướng tới chiến lược phát triển 5 năm (2021-2025) với mục tiêu doanh thu là 3 tỷ USD. Trong đó Coteccons sẽ tập trung vào 5 yếu tố: mô hình kinh doanh khác biệt, con người, sản phẩm và dịch vụ, marketing và đa dạng hóa.

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 của Coteccons, năm nay sẽ là năm bản lề để Công ty tập trung vào 2 mục tiêu là nâng cao chất lượng hệ thống quản trị công ty và giữ chân nhân tài.

Trong năm 2022, Coteccons sẽ tiếp tục kiện toàn và triển khai các giai đoạn tiếp theo của hệ thống để có thể quản lý doanh thu, chi phí trên từng dự án và tổng thể dự án, phân tích và dự báo hiệu quả của các dự án để có quyết định đầu tư, triển khai tối ưu.

Công ty sẽ tiếp tục duy trì các chế độ cho nhân sự trong giai đoạn thị trường hứng chịu thiệt hại do dịch Covid-19 nhằm duy trì nguồn nhân sự và chăm lo cho đời sống của cán bộ nhân viên. Ngoài ra, phát hành chương trình ESOP hay những chính sách tài chính hỗ trợ người lao động mua nhà.

Trong năm 2022, doanh nghiệp dự kiến phát hành 554.785 cổ phiếu quỹ, chiếm 0,75% số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá 10.000 đồng/cổ phiếu; năm 2023, công ty tiếp tục đề xuất phát hành thêm 792.550 cổ phiếu quỹ, chiếm 1,07% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Trong đó, điều kiện phát hành ESOP trong năm 2023 khi doanh thu năm 2022 phải đạt trên 15.000 tỷ đồng và lợi nhuận không đề cập. Nếu được cổ đông thông qua, giá phát hành ESOP ước tính thấp hơn 89,9% so với giá thị trường của cổ phiếu CTD.

Coteccons cũng sẽ trình phương án thay đổi năm tài chính. Hiện, năm tài chính áp dụng là 12 tháng tính từ ngày 1/1 đến 31/12 năm dương lịch. Theo kế hoạch thay đổi, năm tài chính của Coteccons sẽ bắt đầu từ 1/7 đến 30/6 năm sau, năm 2022 sẽ phê duyệt và dự bắt đầu áp dụng từ năm 2023.

Chủ tịch Coteccons thu nhập 200 triệu đồng năm 2021

Chủ nhật, 03/04/2022 | 16:15
Ở cùng vị trí Chủ tịch Coteccons, năm 2020, ông Nguyễn Bá Dương nhận lương gần 7 tỷ đồng, gấp khoảng 35 lần ông Bolat Duisenov.

Coteccons kinh doanh dưới giá vốn, lợi nhuận trượt dốc

Thứ 6, 28/01/2022 | 10:40
Kinh doanh dưới giá vốn khiến Coteccons lỗ ròng 63 tỷ đồng trong quý IV/2021, gần gấp đôi cùng kỳ. Đây là quý thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp này báo lỗ.

Chủ tịch Coteccons nhận lương 1 USD: “Hãy kiên nhẫn và đồng hành”

Thứ 5, 25/11/2021 | 08:00
Lần đầu tiên Chủ tịch Bolat Duisenov mua vào cổ phiếu CTD kể từ sau khi Coteccons thay đổi bộ máy thượng tầng, trả lời cho nhiều bất đồng trong nội bộ cổ đông.
Cùng tác giả

Doanh thu VinFast tăng 269,7% trong quý I/2024

Thứ 4, 17/04/2024 | 18:12
Trong quý I/2024, VinFast đã tiến hành bàn giao gần 9.700 ô tô điện, tương ứng tăng 444% so với cùng kỳ năm 2023.

Bộ Xây dựng yêu cầu xử lý hành vi thổi giá chung cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:25
Bộ Xây dựng đề nghị UBND Hà Nội tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản và có báo cáo gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 20/4/2024.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.

Chủ tịch Intracom Group: Điện Biên sẽ tạo nên những vinh quang mới trong tương lai gần

Thứ 4, 17/04/2024 | 09:00
Sau sự thành công ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, Điện Biên là “miền đất hứa” tiếp theo mà Intracom Group hướng tới trong việc mở rộng hệ sinh thái của mình.

Thị trường bất động sản Việt Nam đã sẵn sàng tái nhập cuộc?

Thứ 2, 15/04/2024 | 19:56
Chuyên gia đánh giá tiến trình phục hồi của thị trường BĐS Việt Nam đang ngày càng rõ nét và lạc quan với nhiều dư địa để phát triển rực rỡ hơn nữa.
Cùng chuyên mục

Phí vận chuyển ghi nhận tăng theo cấp số nhân tại một doanh nghiệp thủy sản

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:10
Quý I/2024, phí vận chuyển của Thủy sản Cửu Long An Giang đạt 9,3 tỷ đồng, tăng 2,6 lần; trực tiếp đẩy chi phí bán hàng của công ty lên gấp đôi so với cùng kỳ.

Lợi nhuận quý I/2024 của hãng tàu cao tốc Superdong đi lùi 40%

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Quý I/2024, hãng tàu Superdong chỉ báo lãi hơn 20 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2023 vì doanh thu tuyến Phú Quốc sụt khi bị cạnh tranh giá.

Cảng Quy Nhơn báo lãi tăng 64% trong quý đầu năm 2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Quý I/2024, Cảng Quy Nhơn báo lãi sau thuế đạt 31,7 tỷ đồng, tăng 64,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cấp nước Bến Thành mỗi ngày thu về 1,45 tỷ đồng

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:11
Công ty cổ phần Cấp nước Bến Thành (mã cổ phiếu BTW) đặt mục tiêu kinh doanh 544,033 tỷ đồng, tăng 3,2% và lợi nhuận trước thuế 55 tỷ, tăng 0,5% so với năm 2023.

Kinh doanh tăng trưởng, Thực phẩm Sao Ta có gần 800 tỷ đồng tiền nhàn rỗi

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:53
Tính đến cuối tháng 3/2024, Thực phẩm Sao Ta sở hữu 641 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền và 139 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ngắn.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Phí vận chuyển ghi nhận tăng theo cấp số nhân tại một doanh nghiệp thủy sản

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:10
Quý I/2024, phí vận chuyển của Thủy sản Cửu Long An Giang đạt 9,3 tỷ đồng, tăng 2,6 lần; trực tiếp đẩy chi phí bán hàng của công ty lên gấp đôi so với cùng kỳ.

Cấp nước Bến Thành mỗi ngày thu về 1,45 tỷ đồng

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:11
Công ty cổ phần Cấp nước Bến Thành (mã cổ phiếu BTW) đặt mục tiêu kinh doanh 544,033 tỷ đồng, tăng 3,2% và lợi nhuận trước thuế 55 tỷ, tăng 0,5% so với năm 2023.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.