Ngẫm văn hóa 'ăn côn trùng' của người Á - Phi

Ngẫm văn hóa 'ăn côn trùng' của người Á - Phi

Thứ 6, 12/04/2013 | 14:54
0
Mấy lần đi Miên chơi, thấy trên đường có bán nhiều thứ sâu bọ chiên, tôi thấy lạ cũng muốn ăn thử, nhưng phép vệ sinh của người Miên chưa đúng mực lắm, nhìn mấy con côn trùng sống (ruồi) đậu trên mấy con côn trùng chiên, tôi không dám đụng đũa.

Trên thế giới, trừ người phương Tây, thì Á - Phi tất thảy đều ăn côn trùng. Người ta coi côn trùng là món dễ kiếm, lạ miệng. Ngày nay nhiều nhà khoa học khuyến khích mọi người ăn côn trùng, cũng không phải do nghèo hay đói kém không mua nổi thịt, nhưng côn trùng vừa chứa nhiều amino axit quan trọng, lại rẻ tiền. Ăn côn trùng cũng giúp diệt bớt thiên hại, bảo vệ mùa màng.

Người miền Nam ăn đuông, con đuông quý hiếm lại đắt tiền khó kiếm, chỉ ai giàu tiền bạc rủng rỉnh mới dám ăn món đuông chiên bơ nhúng nước mắm. Có khi một đĩa đuông giá nửa triệu bạc, người bình dân tất nhiên không dám ăn rồi.

Lạ & Cười - Ngẫm văn hóa 'ăn côn trùng' của người Á - Phi

Lúc còn nhỏ, đêm nằm ngủ tôi hay nghiến răng, thì mẹ tôi cho là thần kinh yếu, nên cũng cố kiếm cho tôi một hai cái pím heo. Pím heo luộc nhai dòn dòn, không béo, ăn vào cũng ngủ yên, không nghiến răng nữa.

Đêm nằm ngủ hay đái dầm. Cũng là do thần kinh yếu. Thần kinh yếu không kiểm soát được bàng quang, nên đái dầm, cách suy nghĩ này có lẽ hợp logic. Ngày nay đi bác sĩ cho mấy viên Amitrypltylin(HCL), chẳng chống thì trầy sẽ khỏi. Nhưng xưa thuốc thang vốn hiếm, khi nào ốm lê liệt mới đi bệnh viện uống thuốc, chứ đái dầm thì ai mà chẳng có. Ấy nên bà tôi mới xui tôi lấy miếng vải quấn vào tay, sợ con nhện có cắn vào tay thì sẽ mất thuốc (ý bị nhện cắn thì không thuốc thang nào chữa khỏi ý), rình cho con nhện nó bò xuống thấp, giống nhện màu xám xám, bụng to, không phải con nhện màu.

Giống nhện màu vàng, nó sa vào mình thì hên, con nhện đen nó sa xuống mình thì đen lắm, nên người nhà quê tránh xa nó ra, mà nay cũng hiếm thấy lắm. Còn giống nhện xám này phổ biến, làm tổ, giăng tơ khắp nhà, nên chỉ một lúc là tôi bắt được mấy con. Nhớ bà tôi à ơi hay hát: "Buồn trông con nhện giăng tơ/Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ chi ai"…

Tôi bắt được mấy con nhện, canh lúc lò than còn đỏ lửa, ném vào bếp, một hồi con nhện chín xém, bốc mùi thơm như châu chấu nướng, ăn vào cũng ngon không kém châu chấu mấy. Sau này có kể cho mấy người nghe, người ta thấy hãi, bảo là mấy đứa  đái dầm nghe phải ăn nhện sợ quá nên chịu khó chống mắt, chạy ra vườn tưới cây chuối lúc nửa đêm. Nhưng mà hiệu nghiệm thật, ăn vào thấy chăn mền ít bị ướt hẳn.

Đó là mấy món chữa bệnh. Còn về ăn chơi thì có nhiều món lắm. Cây gấc cho quả  để đồ xôi.  Cây gấc vốn thân leo, có chỗ bị phung ra, đích thị là có con sâu đục lỗ. Lấy con dao chích thân gấc được con ấu trùng, to như con tằm, nếu lấy được nhiều đem nướng ăn, vừa béo vừa bùi.

Nhà tôi vốn trồng dâu nuôi tằm. Nuôi tằm vất vả lắm. Người ta nói: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. Hái dâu  phải để cho khô, tằm ăn lá ướt là chết cả đám. Vào mùa tháng bảy, tám trời hay ngản, tức là buổi chiều, trời không mưa, không nắng, nhưng phía tây đỏ rực như lửa, nhìn thế phải lấy mành mành che cho kín hết mấy nong tằm, nếu con tằm nó thấy được trời ngản thì nó chết như ngả rạ.  Khi con tằm chín, tức nó sắp nhả tơ, thì người nó chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Lúc này có thể luộc ăn, tằm luộc ăn rất bùi, béo.

Tằm nó sạch lắm, chỉ ăn lá dâu, không độc tố cũng không thuốc kháng sinh. Khi con tằm làm kén, kén chín thì phải quay tơ. Tơ nó quyến luyến, nên phải lấy nước sôi cho vào, nó mới hết dính, người ta quấn lấy tơ, còn con nhộng thì trần truồng, con nhộng ăn ngon, bùi, nhưng ai mẫn cảm ăn nhiều sẽ dị ứng. Nhộng tằm bổ do có tỷ lệ protein cao, nay vẫn thấy bán nhiều trong siêu thị ở Sài Gòn, tôi đoán chắc vẫn có nhiều nơi nuôi tằm, dệt lụa ở miền Nam.

Người Tây nhìn người Á - Phi ăn côn trùng thì hãi. Thực ra, về mặt sinh học, con tôm hùm hay con nhện cũng không khác nhau là mấy, chỉ khác cái quan niệm về đồ ăn thức uống hay do định kiến mà thôi.  

Vũ Văn Song Toàn

Xây dựng văn hóa ẩm thực thành sản phẩm du lịch

Chủ nhật, 24/02/2013 | 11:44
"Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới” - Tại sao lại không thể?

Sủi cảo trong ẩm thực Tết của người Trung Hoa

Thứ 2, 11/02/2013 | 08:50
Trung Quốc là nước đón Tết âm lịch giống Việt Nam nhất. Người Trung Quốc cũng chuộng màu đỏ, màu vàng tượng trưng cho phú quý, thịnh vượng trong năm mới; cũng có truyền thống chúc Tết người thân, bạn bè. Về món ăn truyền thống cũng vậy, nếu trên bàn thờ của người Việt Nam vào dịp Tết luôn có cặp bánh chưng xanh, thì trong mâm cơm cúng gia tiên của người Trung Hoa không thể thiếu món bánh sủi cảo. Sủi cảo được xem là món ăn may mắn vì những chiếc bánh này trông giống như những đồng tiền cổ của Trung Quốc, tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng.

"Bản lĩnh" đàn ông và thú ẩm thực kinh dị

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
Thấy tôi kém cỏi về "khoản ấy", ông bạn bảo muốn làm "người hùng" thì làm chuyến đi Ninh Bình chơi món "dâm dương", uống đâu biết đó. Tới nơi mới té ngửa ra đích thực "hàng độc".

Tôi học cách yêu ẩm thực Mỹ

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
Lần nào tôi cũng vui mừng chờ đợi nghi thức rắc tiêu. Ngay cả trong những quán ăn chỉ có tinh thần phấn đấu ở tầm trung bình, thường thì tôi đã ăn miếng đầu tiên khi người bồi bàn trịnh trọng mang một cái cối xay tiêu bằng cả hai tay đến cạnh bàn.

Tôi học cách yêu ẩm thực Mỹ (P3)

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
Các nhà phê bình ẩm thực cũng chỉ là những người phàm ăn, yêu thích thứ này và căm ghét thứ khác, có những người đầu bếp quen biết và những kẻ thù lâu năm, tức là cũng không đáng để tin cậy nhiều hơn là hàng ngàn người thích ăn bình thường.

"Bộ sách sống" hiếm có về ẩm thực Tràng An

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Người đàn bà tài hoa ấy đã giữ được bí quyết "vàng" để tạo ra những món ăn ngon đậm chất Hà thành khiến bạn bè quốc tế nể phục...