Cá hồi và cơ chế sinh sản bí ẩn chống 'đẻ mướn'

Cá hồi và cơ chế sinh sản bí ẩn chống 'đẻ mướn'

Thứ 2, 09/09/2013 | 14:44
0
Các nhà khoa học tại Đại học East Anglia (UEA) của Anh đang tìm lời giải cho cơ chế lựa chọn bí ẩn, tránh nguy cơ thụ tinh “nhầm” mà cá hồi cái sử dụng.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hai loài cá hồi salmon và trout. Là loài thụ tinh ngoài, đôi khi chúng cũng lai giống trong tự nhiên nhưng con lai không có khả năng sinh sản. Con cái của cả hai loài phải lựa chọn để tránh thụ tinh nhầm tinh trùng của loài khác.

Nghiên cứu cho thấy khi trứng của mỗi loài ra đời, chúng có thể thụ tinh của loài khác. Tuy nhiên, nếu trứng có đồng thời hai loại tinh trùng để lựa chọn thì chúng sẽ lựa chọn tinh trùng cùng loài.

Việt Nam Xanh - Cá hồi và cơ chế sinh sản bí ẩn chống 'đẻ mướn'

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Matt Gage, trường UEA, cho biết: "Do chúng tôi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, không có sự can thiệp hoặc kiểm soát từ con đực hay con cái nên đây là bằng chứng rõ ràng rằng nếu được lựa chọn, trứng sẽ chọn tinh trùng cùng loài".

Để lý giải điều này, các nhà khoa học phân tích tinh trùng trong buồng trứng. Kết quả họ nhận thấy buồng trứng đã phát các tín hiệu hóa học tới tinh trùng cùng loài và “hướng dẫn” tinh trùng tới đúng vị trí thụ tinh.

Để chứng minh đây là cơ chế giúp cá thụ tinh đúng tinh trùng, nhóm nghiên cứu tiến hành thử nghiệm cuối cùng. Họ di chuyển tinh trùng qua một màng thấm có lỗ nhỏ mô phỏng lối duy nhất vào trứng. Họ thấy rằng, trong buồng trứng cùng loài có nhiều tinh trùng bơi qua màng hơn so với số tinh trùng bơi qua màng trong buồng trứng loài khác.

Giáo sư Gates kết luận: "Những phát hiện này cho phép chúng ta khẳng định, thực sự cá hồi cái đã phát triển những cơ chế “lựa chọn bí ẩn” để nhận biết tinh trùng cùng loài. Các kết quả nghiên cứu cũng lý giải cho chúng ta lý do tại sao cá cái giao phối thường được thụ tinh bởi 8, thậm chí 16 con đực. Bằng cách thúc đẩy cạnh tranh tinh trùng, trứng có nhiều lựa chọn hơn, buồng trứng giúp tránh khả năng lai giống và ưu tiên tinh trùng cùng loài".

Nghiên cứu được tài trợ bởi Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên của Anh (NERC) và sự hợp tác giữa trường UEA, Viện nghiên cứu Tự nhiên Na Uy và Viện động vật học (Anh).

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Evolution.

Theo Dân Việt

Cảm phục những chiến sĩ mang cá Hồi lên biên cương

Thứ 5, 21/02/2013 | 14:30
Giữa chốn khô cằn sỏi đá với một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, nơi biên ải xã Pa Vây Sử (huyện Phong Thổ, Lai Châu) mấy năm gần đây trở thành địa phương phát triển thủy sản không ngờ tới với hệ thống bể cá hồi, cá tầm cho giá trị kinh tế cao. Trước đây không ai nghĩ rằng nơi địa đầu Tổ quốc này có thể nuôi dưỡng được những con cá đỏng đảnh, khó tính ấy.

Tìm thấy ngón tay người trong miệng cá hồi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Ngư dân Nolan Calvin người Mỹ đã sửng sốt khi phát hiện ra 1 ngón tay trong miệng con cá hồi.

Video: Việt Nam hiếm cá hồi, cá tầm Sa Pa do khô hạn

Thứ 5, 28/03/2013 | 17:50
Mưa đá xảy ra ở Lào Cai sáng 27/3 chỉ là hiện tượng mang tính cục bộ, không đủ để làm dịu tình hình khô hạn đang ngày 1 gay gắt ở khu vực này. Nhiệt độ các tỉnh vùng núi Tây Bắc luôn ở mức cao, dao động từ 30 – 35 độ, cùng với độ ẩm thấp từ 35 – 40 % là điều kiện bất lợi cho những người nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa, bao gồm cá hồi và cá tầm khiến sản lượng cá năm nay giảm đi đáng kể.

Ly kỳ suối cá thần thứ 3 thiêng nhất xứ Thanh

Thứ 6, 06/09/2013 | 15:42
Sự xuất hiện của suối cá thứ ba này, cùng với hai suối cá thần khá nổi tiếng thuộc huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đã tạo nên những điểm du lịch “gây sốt” cho du khách.

Đồng Tháp: Bắt được cá sấu 27kg dưới ruộng lúa

Thứ 6, 06/09/2013 | 17:45
Người dân đã bắt được 1 con cá sấu nặng 27 kg, dài trên 1,5m tại xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, Đồng Tháp vào ngày 4/9.

Hàng trăm tấn cá chết do nhiễm độc ở Trung Quốc

Thứ 5, 05/09/2013 | 15:27
Các quan chức môi trường tỉnh Hồ Bắc vừa cho biết, hiện nay, tại tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc diễn ra tình trạng hàng nghìn con cá chết trôi nổi trên dòng sông dài 30km do nước sông bị ô nhiễm bởi chất thải từ một nhà máy hóa học địa phương.

Cận cảnh loài 'cá yêu tinh' dưới đáy biển

Thứ 4, 04/09/2013 | 16:22
Với vẻ bề ngoài hung tợn này, mà chúng còn được gọi bằng một cái tên khác, là cá yêu tinh. Đó là một loài cá, mà nhìn hình thức của nó, không ai nghĩ đó là cá.