Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới

Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới

Thứ 3, 18/06/2013 | 14:33
0
"Tỉnh Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới nếu không dừng bơm nước ngầm" là cảnh báo của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy (NGI) nêu lên tại hội thảo “Kết quả dự án nghiên cứu giai đoạn 1 – sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau” diễn ra tại thành phố Cần Thơ, ngày 17/6.

Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy tổ chức.

Dự án nghiên cứu giai đoạn 1 – sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau do Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy triển khai thực hiện từ tháng 5/2012 theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với Bộ Ngoại giao Na Uy. Qua nghiên cứu, từ những dữ liệu thu thập được từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và những chuyến đi thực địa, Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy đã đưa ra kết luận: Miền Nam Việt Nam có thể bị sụt lún nghiêm trọng trên bề mặt do hoạt động bơm nước mặt liên tục. Riêng tại tỉnh Cà Mau, vì bề mặt của hầu hết tỉnh chỉ cao hơn mực nước biển 1 mét, nên sụt lún được xem là nguyên nhân dẫn đến mất đất liên tục, sự hư hại của rừng ngậm mặn ven biển, sự xâm thực mạnh của nước biển vào hệ thống sông ngòi… 

Việt Nam Xanh - Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới

Nếu không có biện pháp chấm dứt ngay lập tức tình trạng bơm nước ngầm, Cà Mau có thể biến mất trong vài thập kỉ tới.

Theo Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy, từ dữ liệu thu được từ vệ tinh cho thấy, trong 20 năm qua tỉnh Cà Mau đã mất đất hoặc bờ biển bị thụt vào từ 100 m đến 1,4 km. Đánh giá sơ bộ, sụt lún ở Cà Mau có thể đã lên đến 30 đến 70 cm ở nhiều nơi. Nếu không hạn chế và dừng ngay việc bơm nước ngầm thì toàn tỉnh Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới. Cách thực tế nhất để ngăn chặn sự sụt lún đó là dừng hoặc hạn chế việc bơm nước ngầm trong khu vực, thay vào đó là sử dụng nước từ các nhà máy nước. 

Tiến sĩ Trần Tân Văn, viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết, nếu lấy diện tích tỉnh Cà Mau là 5.300 km2 thay vì 4.350 km2, thì tốc độ sụt lún là 1,56 – 2,30 cm/năm thay vì 1,9 – 2,8 cm/năm (theo cách tính của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy). Theo Tiến sĩ Văn, nguyên nhân lún là do khai thác quá mức nước dưới đất thường tập trung quanh các bãi giếng. Thống kê cũng chỉ ra hiện toàn tỉnh Cà Mau có hơn 100.000 giếng khoan, trung bình 20 giếng/km2, hút khoảng 370. 000 m3/ngày. Số giếng khoan trên không phân bố đều trên toàn tỉnh mà tập trung vào một vài nơi ở đô thị. Do đó, khu vực này được xem là nơi có thể xảy ra lún lớn hơn nhiều so với tốc độ sụt lún là 1,56 – 2,30 cm/năm. 

Theo đánh giá của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy, sự lún, sụt đất do bơm nước ngầm là vấn đề thường gặp và đã, đang và sẽ diễn ra ở nhiều nơi tại Cà Mau cũng như các tỉnh lân cận trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề lún nghiêm trọng nhất hiện xảy ra ở những nơi có đất sét mềm, dễ bị nén liên kết với tầng đất sâu hơn hoặc tầng sỏi… 

Theo Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy, từ sự sụt lún đang diễn ra, tỉnh Cà Mau sẽ đối mặt với hậu quả như: Mất đất tự nhiên; xói mòn bờ biển tăng do bờ biển chìm; rừng ngậm mặn suy giảm dẫn đến xói mòn mạnh hơn và dâng sóng khi có bão; tăng độ mặn của nước trong kênh rạch và sông; xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước ngầm… 

Tại hội thảo,Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy khuyến cáo, Chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng được thông báo về khả năng sụt lún mà tỉnh Cà Mau và các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt. Từ đó, các hành động khắc phục, giảm thiểu tác hại sẽ được lên kế hoạch và thực hiện trước khi quá muộn. 

Bên cạnh đó, Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy cũng đề xuất một số biện pháp phòng ngừa sụt lún đất, xâm nhập mặn, xói mòn tại Cà Mau như: Dừng tất cả các hoạt động bơm từ nguồn nước ngầm; đầu tư xây dựng nhà máy lọc nước và mạng lưới đường ống dẫn nước mới; xây dựng các tuyến đê xung quanh bờ biển… 

Dự kiến, trong giai đoạn 2 của dự án, Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy sẽ tiến hành lập bản đồ địa chất của tỉnh Cà Mau, thực hiện chương trình giám sát lún, phân tích chi tiết hơn về sụt lún dựa trên dữ liệu mới, thu thập và phân tích dữ liệu mực nước biển và hiện trạng biển, lập mô hình các trường hợp sóng dâng khi có bão do có sự thay đổi.

Theo Tin tức

Biến đổi khí hậu đe dọa cả những loài phổ biến

Thứ 6, 31/05/2013 | 13:49
Rất nhiều loài động thực vật sẽ có phân bố hẹp hơn nhiều nếu như tình hình biến đổi khí hậu diễn biến tiếp tục với tốc độ như hiện nay, theo một nghiên cứu vừa công bố mới đây.

'Trị thủy' thời biến đổi khí hậu

Thứ 3, 28/05/2013 | 09:09
Một thời gian rất dài, nhân loại đã nghĩ phải khai thác triệt để nguồn lợi từ nước. Đến nay, con người mới nhận ra sống tự nhiên và mở rộng sự ảnh hưởng của nguồn nước mới giảm thiểu những tác động tiêu cực tiềm ẩn của nước

Biến đổi khí hậu thay đổi sáng tạo của con người

Thứ 5, 23/05/2013 | 14:30
Trang mạng Live Science nói có bằng chứng cho thấy giai đoạn khí hậu thuận lợi cũng là lúc loài người phát minh các công cụ mới, và bắt đầu biết sử dụng những hình vẽ biểu tượng, nền tảng cho chữ viết.

'Xáo trộn' ngư trường thế giới do biến đổi khí hậu

Thứ 2, 20/05/2013 | 10:28
Trong lúc các cuộc thảo luận về khí hậu biến đổi tập trung vào chuyện nước biển dâng lên, các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ ấm hơn đã tác động đến các đại dương và thủy sản trên thế giới trong khoảng 40 năm.