Cà phê Buôn Ma Thuột thành con nợ hàng nghìn tỷ đồng

Cà phê Buôn Ma Thuột thành con nợ hàng nghìn tỷ đồng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
0
Từng là công ty có “máu mặt” trên thị trường cà phê khi được Hiệp hội Cà phê thế giới xếp hạng công ty xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, hiện tại Vinacafe Buôn Ma Thuột đang là con nợ “khủng” với mức nợ khó trả lên đến gần 2.000 tỷ đồng.

Món nợ khổng lồ gần 2.000 tỷ đồng của Công ty cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Cà phê Tây Nguyên gọi tắt là Vinacafe Buôn Ma Thuột đã buộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk phải dừng dự án xây dựng công trình Trung tâm thương mại tại huyện Cư Kuin của doanh nghiệp này vì không còn đủ sức triển khai.

Xã hội - Cà phê Buôn Ma Thuột thành con nợ hàng nghìn tỷ đồngNhiều doanh nghiệp cà phê mang gánh nặng nợ nần (Ảnh minh họa)

Nói về khó khăn của doanh nghiệp, một lãnh đạo của Vinacafe Buôn Ma Thuột cho biết: "Mọi năm, vào thời điểm này, thường đã thu mua từ 60 đến 80 nghìn tấn cà phê nhân, còn bây giờ cố lắm cũng chỉ mua được chưa tới 20 nghìn tấn".

Theo lãnh đạo doanh nghiệp, nguyên nhân thất bại, lỗ nặng trong các hợp đồng, trừ lùi dự đoán sai từ mấy năm trước, còn do doanh nghiệp đói vốn, lãi suất vay quá cao, nguồn nguyên liệu bị khối doanh nghiệp FDI hút phần lớn nên cơ hội tồn tại rất mong manh.

Theo đó, dù mua chui trực tiếp hay thông qua đại lý nội địa theo ràng buộc của Nghị định 23, thì với tiềm lực tài chính dồi dào, năng lực điều hành giàu kinh nghiệm thương nhân FDI chỉ cần nhấc giá mua lên cao hơn chút đỉnh đã dễ dàng đánh bật DN nội ra khỏi "sân chơi".

Không riêng doanh nghiệp xuất khẩu, hầu hết công ty kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên đều gặp khó. Sau thời kỳ cầm cự, đến nay, không ít đơn vị thừa nhận không còn đủ sức hoạt động, chờ phá sản…Ông Trần Vĩnh Cảnh, chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, hiện có tới 767 trên 2.380 doanh nghiệp trên địa bàn đang rơi vào tình trạng rất khó khăn do đói vốn, doanh số kém, không có nguồn thu. Trong số đó, 110 doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động từ 6 tháng tới một năm, 14 doanh nghiệp làm thủ tục phá sản.

Trường hợp khác là Công ty cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu INEXIM cũng đang gánh khoản nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng đã quá hạn. Khó khăn nguồn vốn của doanh nghiệp này được ông ông Vân Thành Huy, giám đốc INEXIM tiết lộ, nếu được phép bán hết các khoản bất động sản mà công ty đang sở hữu, may ra chúng tôi còn chừng bốn chục tỷ đồng nhen nhóm lại kinh doanh.

Khánh Tuân (tổng hợp)