'Phong bì góp phần bù đắp kinh tế cho thầy cô'

'Phong bì góp phần bù đắp kinh tế cho thầy cô'

Thứ 5, 21/11/2013 | 15:55
0
Vấn nạn phong bì trong ngày lễ, tết thầy cô đã tồn tại từ lâu trong ngành giáo dục như một căn bệnh nan y chưa có thuốc đặc trị. Bàn sâu hơn về vấn đề này, PV Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với PGS. TS.Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng viện Văn hóa và Phát triển (học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh).

Nói về ngày nhà giáo Việt Nam, TS.Lê Qúy Đức cho biết, trước đây khi chưa có ngày này, chúng ta thường lấy ngày mùng 3 tết Nguyên đán (Âm lịch) để thể hiện sự biết ơn với nhà giáo. Theo đó, khi đến ngày mất của thầy, các học trò sẽ cùng nhau tổ chức làm giỗ cúng thầy của mình như giỗ cha mẹ. Đây là truyền thống tốt đẹp của văn hóa phương đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Và ngày Nhà giáo Việt Nam là sự tích hợp văn hóa, hỗn dung văn hóa hay sự tiếp biến văn hóa của dân tộc.

Việc tặng quà thầy cô nhân ngày này theo đó là một phương thức thể hiện tình cảm tri ân của học trò và cha mẹ học trò đối với nhà giáo. Từ đây, chuyện quà cáp, phong bì trở thành "luật bất thành văn" và phát triển thành vấn nạn. Theo TS. Đức phân tích, chuyện phong bì có cả mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, chuyện "đáp lễ" này góp phần "bù đắp" một phần kinh tế cho các thầy cô vì chỉ trừ những nhà giáo lỗi lạc hoặc "bất chính", còn theo mức bình quân thu nhập hiện nay thì nhà giáo có thu nhập không cao.

Xã hội - 'Phong bì góp phần bù đắp kinh tế cho thầy cô'

PGS. TS. Lê Qúy Đức

"Anh là bác sĩ, người ta đến khám bệnh thì anh có quyền lấy tiền nhưng người thầy giáo thì không thể đòi tiền được. Hay một ông bác sĩ chữa bệnh cho một con bệnh hiểm nghèo thì sẽ rất có uy tín nhưng một nhà giáo cứu vớt một học sinh dốt để nó đỗ được bằng cấp nọ kia thì nhiều khi lại là sự tiêu cực. Đó là cái khó của nhà giáo và nhà giáo chân chính không đặt ra cái giá cho mình được, vì thế nên học trò tặng quà vừa là sự tưởng nhớ công ơn người thầy tận tâm dạy dỗ, vừa là sự "bù đắp" một chút nào đó cho người thầy đã dạy dỗ mình", TS.Đức nói.

Nói về khía cạnh tiêu cực, TS.Đức chỉ ra một thực trạng là nhiều thầy giáo muốn thông qua ngày hiến chương để nhận quà cáp, cầm phong bì của học sinh và phụ huynh học sinh. Thậm chí có nhiều người thầy lợi dụng, đi khoe "oai" rằng học sinh biếu tôi cái này cái khác, và đây lại đang là một xu thế trong xã hội ta. Vì thế muốn loại bỏ sự biến tướng này thì người thầy phải tự tôn trọng mình, giữ gìn đúng phẩm chất cao quý của người dạy chữ và phải nghiêm khắc giáo dục, cảnh tỉnh những học trò lấy tiền bạc, quà cáp làm phương tiện mua chuộc lòng thầy cô. Thực tế là có nhiều người đi học rơi vào tình trạng "bằng thật học giả", muốn nhân những ngày này để tranh thủ mua chuộc, đút lót người thầy nhằm qua cửa. Điều đó thể hiện sự suy thoái đạo đức trong xã hội vì điều gì cũng được đem ra đong đếm, giải quyết bằng tiền.

Theo TS.Đức, để giải quyết tình trạng này, từ người thầy, học trò cho đến các bậc phụ huynh cần nâng cao sự tự ý thức, đặc biệt là phụ huynh của học sinh đang ở tuổi vị thành niên, thiếu niên và nhi đồng hiện nay. "Làm sao một cháu học mẫu giáo cũng biết cái "lễ" của mình có to hơn của bạn hay không? Cũng biết bạn này, bạn kia đưa cho cô mấy trăm nghìn? Cũng yên tâm vì được bố mẹ dung túng vì bảo đã đưa quà cho thầy cô rồi cứ yên tâm mà học. Những gì cao quý nhất thuộc về tinh thần còn mua bán được thì có lẽ bao nhiêu thứ khác như nhân phẩm, nhân cách rồi cũng bị mua bán, trao đổi và dẫn đến sự suy đồi xã hội".

"Tôi cho rằng, nên có sự hài hòa, không cấm, cũng không nên quá khắt khe trong việc tặng quà thầy cô vào ngày lễ, tết, bởi đây là phương tiện để truyền tải lòng biết ơn. Việc tặng quà cáp biếu xén bị lên án khi nói xuất phát từ động cơ không trong sáng từ cả người cho và kẻ nhận. Vấn đề này phải được giải quyết từ góc độ vĩ mô, bởi nó không chỉ gắn với việc đổi mới toàn diện nền giáo dục mà Nhà nước còn cần phải cân bằng lợi ích, đời sống cho các giai tầng xã hội", TS.Đức nói.

Thanh Xuân - Thanh Loan

 

Ngày nhà giáo nghĩ về 'ông Đồ' xưa và nay

Thứ 4, 20/11/2013 | 12:46
Truyền thống tôn sư trọng đạo là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nhân cách người thầy, nó vừa như sợi dây níu kéo để thầy không bị sa ngã, cũng đồng thời là cái khiên bảo vệ thầy cô trước những cám dỗ đời thường. Truyền thống ấy ngày nay dẫu chưa mất hẳn cũng đã mai một quá nhiều.

Mai Thỏ diện áo dài kín đáo mừng ngày 20/11

Thứ 4, 20/11/2013 | 13:07
Mai Thỏ cho biết, bộ ảnh nhằm gợi nhớ lại những kỷ niệm về thời học sinh dưới mái trường cấp 3, nơi những thế hệ học sinh trưởng thành nhờ sự dìu dắt của thầy cô giáo.

Ngày 20/11: Các thế hệ học trò gửi lời tri ân thầy cô

Thứ 4, 20/11/2013 | 12:53
Đoạn phóng sự “Lời tri ân thầy cô giáo” ghi lại những lời chúc mừng ý nghĩa, sâu sắc nhất từ hàng trăm các bạn học sinh, sinh viên trong không khí tưng bừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự xuất hiện của Chi Pu, Mạnh Quân, Sơn Paris …khiến clip đón nhận được nhiều hiệu ứng tích cực từ cộng đồng mạng.

Cô giáo đi 200km mang quà tặng học sinh ngày 20/11

Thứ 3, 19/11/2013 | 10:20
Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các cô giáo trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã đến với vùng cao xa xôi của Sơn La để trao quà tận tay học sinh.

Ngày 20/11: Đừng quên mẹ cũng là cô giáo

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Ngày 20/11 là ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam, ngày tôn vinh những người thầy và sự nghiệp trồng người. Chúng ta thường hết lời ca ngợi, và dành những món quà ý nghĩa cho những người thầy đang đứng trên bục giảng của mình mà gần như quên mất ở nhà mình “mẹ cũng là cô giáo”.

570 nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng NGƯT

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
– Ngày 14/11, Bộ GD – ĐT đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày nhà giáo Việt Nam và trao tặng NGND, NGƯT năm 2012. Tham dự có phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đến dự.

Tranh vui 20/11: Những khác biệt thú vị giữa thầy cô xưa và nay

Thứ 4, 20/11/2013 | 10:13
Thầy cô ngày nay cũng 'quái' để trị những học trò 'siêu quậy', nhưng cũng rất tình cảm, gần gũi. Thầy cô ngày xưa luôn hiện lên trong tâm trí học trò nhiều thế hệ bởi sự nghiêm khắc, đạo mạo.

Giới trẻ dâng hương 49 ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 5, 21/11/2013 | 11:40
Đại diện thanh niên Thủ đô đã đến viếng 49 ngày Đại tướng, thể hiện tấm lòng thành kính tưởng nhớ vị Tổng tư lệnh đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày nhà giáo nghĩ về 'ông Đồ' xưa và nay

Thứ 4, 20/11/2013 | 12:46
Truyền thống tôn sư trọng đạo là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nhân cách người thầy, nó vừa như sợi dây níu kéo để thầy không bị sa ngã, cũng đồng thời là cái khiên bảo vệ thầy cô trước những cám dỗ đời thường. Truyền thống ấy ngày nay dẫu chưa mất hẳn cũng đã mai một quá nhiều.

Mai Thỏ diện áo dài kín đáo mừng ngày 20/11

Thứ 4, 20/11/2013 | 13:07
Mai Thỏ cho biết, bộ ảnh nhằm gợi nhớ lại những kỷ niệm về thời học sinh dưới mái trường cấp 3, nơi những thế hệ học sinh trưởng thành nhờ sự dìu dắt của thầy cô giáo.

Ngày 20/11: Các thế hệ học trò gửi lời tri ân thầy cô

Thứ 4, 20/11/2013 | 12:53
Đoạn phóng sự “Lời tri ân thầy cô giáo” ghi lại những lời chúc mừng ý nghĩa, sâu sắc nhất từ hàng trăm các bạn học sinh, sinh viên trong không khí tưng bừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự xuất hiện của Chi Pu, Mạnh Quân, Sơn Paris …khiến clip đón nhận được nhiều hiệu ứng tích cực từ cộng đồng mạng.

Cô giáo đi 200km mang quà tặng học sinh ngày 20/11

Thứ 3, 19/11/2013 | 10:20
Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các cô giáo trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã đến với vùng cao xa xôi của Sơn La để trao quà tận tay học sinh.

Ngày 20/11: Đừng quên mẹ cũng là cô giáo

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Ngày 20/11 là ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam, ngày tôn vinh những người thầy và sự nghiệp trồng người. Chúng ta thường hết lời ca ngợi, và dành những món quà ý nghĩa cho những người thầy đang đứng trên bục giảng của mình mà gần như quên mất ở nhà mình “mẹ cũng là cô giáo”.

570 nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng NGƯT

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
– Ngày 14/11, Bộ GD – ĐT đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày nhà giáo Việt Nam và trao tặng NGND, NGƯT năm 2012. Tham dự có phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đến dự.

Tranh vui 20/11: Những khác biệt thú vị giữa thầy cô xưa và nay

Thứ 4, 20/11/2013 | 10:13
Thầy cô ngày nay cũng 'quái' để trị những học trò 'siêu quậy', nhưng cũng rất tình cảm, gần gũi. Thầy cô ngày xưa luôn hiện lên trong tâm trí học trò nhiều thế hệ bởi sự nghiêm khắc, đạo mạo.

Giới trẻ dâng hương 49 ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ 5, 21/11/2013 | 11:40
Đại diện thanh niên Thủ đô đã đến viếng 49 ngày Đại tướng, thể hiện tấm lòng thành kính tưởng nhớ vị Tổng tư lệnh đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.