Các kịch bản can thiệp quân sự của Mỹ và đồng minh

Các kịch bản can thiệp quân sự của Mỹ và đồng minh

Thứ 7, 31/08/2013 | 21:45
0
Mỹ và các nước đồng minh đã tham gia vào nhiều chiến dịch quân sự quốc tế trong hai thập kỷ qua, với nhiều quy mô khác nhau. Những chiến dịch dưới đây có thể là hình mẫu cho sự can thiệp quân sự vào Syria, nếu ông Obama quyết tâm hạ lệnh tấn công.

Trong tất cả các trường hợp can thiệp quân sự, mối lo ngại về nhân đạo luôn được nêu ra như là động cơ chủ chốt. Tuy nhiên, lý do thực sự khiến Mỹ hành động thường liên quan đến một tầm nhìn xa hơn, như gìn giữ sự ổn định và duy trì ảnh hưởng ở khu vực hay duy trì sự gắn kết của NATO và các đồng minh quân sự do Mỹ dẫn đầu, hãng tin BBC nhận định.

Mỹ có thể bí mật cung cấp vũ khí cho các phiến quân và áp đặt vùng cấm bay, bất chấp việc đi ngược lại với luật pháp quốc tế. Những biện pháp này mang tính quyết định chỉ khi nào chúng được kết hợp với một sự tham chiến ở quy mô lớn hơn.

Chiến tranh Vùng Vịnh 1991

Tiêu điểm - Các kịch bản can thiệp quân sự của Mỹ và đồng minh

Còn có tên là Chiến dịch Bão táp Sa mạc, cuộc chiến tranh Vùng Vịnh vẫn được xem là một điển hình về sự can thiệp quân sự quốc tế, được một liên minh quân sự quốc tế do Mỹ dẫn đầu tiến hành, được Hội đồng Bảo an phê chuẩn, với những mục tiêu rõ ràng và cụ thể.

Sự kiện dẫn tới chiến tranh là việc Iraq xâm chiếm Kuwait ngày 2/9/1990, sau khi Iraq cho rằng Kuwait đã "khoan nghiêng" giếng dầu của họ vào biên giới của Iraq.

Liên minh chống Iraq thu hút gần một triệu binh sĩ từ 12 quốc gia tham chiến, trong đó một nửa là binh sĩ Mỹ. 27 quốc gia khác tham gia hỗ trợ về hậu cần và tài chính.

Cuộc chiến bắt đầu vào đầu năm 1991 đã kết thúc nhanh chóng với việc lực lượng Iraq phải rút lui khỏi Kuwait và chủ quyền của Kuwait được khôi phục. Quan trọng hơn, Mỹ đã cự tuyệt lời kêu gọi của một số đồng minh Arab về việc can thiệp sâu hơn vào lãnh thổ Iraq để "thay đổi chế độ". Người Mỹ lo ngại rằng điều này sẽ làm mất sự đồng thuận của quốc tế và tinh thần hợp tác an ninh đang phát triển mạnh mẽ lúc bấy giờ. 

Chiến tranh Balkans

Tiêu điểm - Các kịch bản can thiệp quân sự của Mỹ và đồng minh (Hình 2).

Một loạt cuộc chiến tranh đã nổ ra trên bán đảo Balkans ngay sau khi Slovenia và Croatia tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư vào ngày 25/6/1991. Khi những nỗ lực ngăn chặn bạo lực bùng phát ở Nam Tư thất bại, các lãnh đạo châu Âu khẳng định rằng đã đến lúc họ phải vào cuộc để giải quyết cuộc khủng hoảng ở sân sau của mình.

Lãnh thổ Croatia chứng kiến xung đột với người Serbia và một cuộc chiến tranh luẩn quẩn ở Bosnia-Hercegovina, một nước cộng hòa khác tách khỏi Nam Tư vào tháng 3/1992.

Trước sự bất lực của các nước châu Âu trong việc ngăn chặn đổ máu trên bán đảo Balkans, Mỹ cuối cùng can thiệp bằng cách cung cấp vũ khí cho lực lượng chống Serbia ở cả Croatia và Bosnia. Chiến tranh Bosnia kết thúc vào tháng 11/1995.

Các máy bay Mỹ xuất kích khoảng 38.000 lần khi NATO tiến hành cuộc chiến chống Serbia từ tháng 3 đến tháng 6/1999. Tại cả Bosnia và Kosovo, không lực Mỹ đã không thể đánh bại được các lượng lực hay tiêu diệt được quân đội của Serbia. Tuy nhiên, cuối cùng, Serbia vẫn phải chấp nhận sự dàn xếp của Mỹ.

Trong suốt các cuộc chiến tranh Nam Tư, châu Âu cung cấp hầu hết binh sĩ ở Balkans, còn Mỹ áp đảo về không lực và các loại vũ khí chính xác.

Nội chiến Somalia

Tiêu điểm - Các kịch bản can thiệp quân sự của Mỹ và đồng minh (Hình 3).

Trước thảm họa về nhân đạo trong cuộc nội chiến ở Somalia, năm 1992, Hội đồng Bảo an đã phê duyệt thành lập một lực lượng quốc tế với mục tiêu tạo lập môi trường để cung cấp viện trợ nhân đạo.

Mỹ cũng tổ chức một liên minh quân sự tiến vào Somalia tháng 12 năm 1992 và thành công trong việc tái lập trật tự và làm giảm bớt nạn đói. Tuy nhiên, sự tham chiến mà không có mục tiêu rõ ràng sau đó trở thành thảm họa khi giao tranh leo thang. 18 binh sĩ Mỹ và hơn 1.000 người Somalia thiệt mạng trong cuộc bố ráp ở Mogadishu tháng 10 năm 1993, khiến dư luận Mỹ phản ứng mạnh mẽ. Quân đội Mỹ lập tức rút lui, dù nội chiến ở Somalia vẫn còn tiếp diễn. 

Lần xuất quân đến Somali về sau được biết đến với tên gọi "Diều hâu gãy cánh" để lại cho Lầu Năm Góc Mỹ một bài học kinh điển về việc không nên tiến hành can thiệp quốc tế trong một số trường hợp.

Nội chiến Libya

Tiêu điểm - Các kịch bản can thiệp quân sự của Mỹ và đồng minh (Hình 4).

Pháp và Anh là hai nước đã đề nghị Hội đồng Bảo an phê duyệt một chiến dịch nhân đạo mà họ cho rằng cần thiết để cứu những người dân của thành phố Benghazi khỏi sự thảm sát từ lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Mỹ đóng vai trò quan trọng khi thuyết phục thành công Nga và Trung Quốc bỏ phiếu trắng thay vì phiếu chống nghị quyết.

Với nghị quyết này, Liên Hợp Quốc đã cho phép thiết lập vùng cấm bay và dùng các phương thức cần thiết nhưng không có chiếm đóng nước ngoài với mục tiêu được nêu ra là để bảo vệ thường dân Libya. Chiến dịch can thiệp quân sự do Mỹ dẫn đầu kết thúc vào tháng 10/2011, với cái chết của nhà lãnh đạo Gaddafi. 

Theo VnExpress/BBC

Ai được, ai mất khi tấn công quân sự vào Syria?

Thứ 5, 29/08/2013 | 19:35
Trước khả năng về một cuộc chiến quân sự vào Syria sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại nước này, CNN đã đưa ra bài phân tích những quan điểm, được-mất của những quốc gia có liên quan.

Cần 'can thiệp con người' ở Syria hơn can thiệp quân sự

Thứ 5, 29/08/2013 | 14:37
Người đoạt giải Nobel Hòa bình, Tổng giám mục Nam Phi, ông Desmond Tutu ngày 28.8 kêu gọi “can thiệp con người” vào Syria hơn là can thiệp quân sự, cho rằng các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) cần có thêm thời gian để kết luận cuộc điều tra vũ khí hóa học ở Syria.

Syria và Nga cảnh cáo Mỹ can thiệp quân sự

Thứ 2, 26/08/2013 | 15:33
Chính phủ Syria cuối tuần qua cáo buộc phía nổi dậy dùng võ khí hóa học, đồng ý để ngoại quốc vào điều tra, và cảnh cáo Mỹ chớ dùng biện pháp quân sự, nói rằng điều này sẽ làm bùng cháy cả vùng Trung Ðông, theo một bản tin của hãng thông tấn AP.

Máy bay quân sự Trung Quốc lao xuống đất, nổ tung

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:18
Theo Tân Hoa Xã, một chiếc máy bay quân sự của Trung Quốc đã lao xuống đất và nổ tung tại thành phố Đại Liên, Tỉnh Liêu Ninh, phía đông bắc Trung Quốc ngày 23/8.

'Thùng thuốc súng' Trung Đông sẽ phát nổ nếu Syria bị tấn công

Thứ 7, 31/08/2013 | 16:04
Iran sẽ tiến hành can thiệp quân sự để trợ giúp Syria nếu phương Tây quyết tâm đánh hội đồng vào Damascus.

Nhà tiên tri Vanga: Syria sẽ không sụp đổ

Thứ 7, 31/08/2013 | 14:42
Trước khi qua đời, 17 năm trước, nhà tiên tri mù Vanga (1911-1996) đã dự đoán rằng, “thế giới sẽ vẫn tiếp tục” và “Syria sẽ không sụp đổ…”. Trong khi đó, chính quyền Bashar al Assad đã thanh toán một nửa số nợ hàng tỷ USD để Nga chuyển 4 hệ thống phòng không S-300.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.