Các nước trên thế giới duy trì chế độ biên chế với giáo viên ra sao?

Các nước trên thế giới duy trì chế độ biên chế với giáo viên ra sao?

Thứ 5, 08/06/2017 | 06:06
0
Dù các nước trên thế giới có những quy định khác nhau về chế độ dành cho giáo viên, song nhìn chung nghề giáo thường được chú trọng đảm bảo tính ổn định, lâu dài.

Trên thế giới, đa số các quốc gia cho phép kí hợp đồng không xác định thời hạn, hoặc xếp giáo viên vào biên chế công vụ. Có điều trước khi được tuyển dụng, giáo viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp và phải trải qua giai đoạn tập sự trước khi được chính thức công nhận. Thời gian tập sự có thể dao động từ 1 năm (Áo, Nhật Bản, Indonesia …) cho đến từ 3-5 năm (Đức, Trung Quốc …).

Việc các trường chỉ kí hợp đồng ngắn hạn và cho phép học sinh đánh giá giáo viên, dẫn đến giáo viên phải “lụy” học trò, cho điểm cao mà không suy xét, khiến chất lượng đào tạo giảm sút và ảnh hưởng đến tự do học thuật.

Tại các nước châu Âu (EU), giáo viên các trường công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước chứ không phải từ nguồn học phí.

Giáo viên thường được coi là viên chức như tại Anh quốc (được tuyển dụng và kí kết hợp đồng làm việc - với mức độ ổn định cao hơn hợp đồng lao động thông thường), thậm chí công chức (như tại Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan …) hay có chế độ tương đương công chức (như tại Đan Mạch).

Tiêu điểm - Các nước trên thế giới duy trì chế độ biên chế với giáo viên ra sao?

Nghề giáo thường được các nước chú trọng đảm bảo tính ổn định, lâu dài. Ảnh minh hoạ.   

Một số quốc gia như Phần Lan hay Ba Lan lại kết hợp giữa chế độ hợp đồng lao động và biên chế viên chức, công chức để áp dụng cho giáo viên. Để đảm bảo giáo viên tập trung vào chuyên môn và duy trì tự do học thuật, các nước EU đều quy định mức lương tối thiểu cho giáo viên tương ứng với trình độ.

Lương của giáo viên được tăng theo thang, bảng lương, hoặc theo ngạch, bậc công chức, viên chức do Chính phủ quy định.

Riêng tại Pháp, lương giáo viên được trả theo nhiều yếu tố. Phụ cấp của giáo viên được bổ sung theo nhiều điều kiện như thâm niên, trình độ, khu vực làm việc … để khuyến khích giáo viên gắn bó với nghề nghiệp, học tập nâng cao trình độ hay xung phong đến các vùng khó khăn, cách trở về địa lý. Các giáo viên kiêm nhiệm việc quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó …) được hưởng thêm phụ cấp chức vụ.

Mặt bằng lương của giáo viên các nước EU thuộc vào loại cao trên thế giới. Điển hình là Luxembourg (tối đa 137.000 USD/năm), Đức (tối đa 84.000 USD/năm), Bỉ (tối đa 76.000 USD/năm), Hà Lan (tối đa 66.000 USD/năm), theo điều tra của OECD năm 2017.

Tại Mỹ, mặc dù giáo dục tư nhân phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên hệ thống trường công lập vẫn được duy trì để đảm bảo phổ cập giáo dục. Ở Mỹ, Bộ Giáo dục Mỹ chủ yếu làm nhiệm vụ xây dựng chính sách và nghiên cứu. Các trường được giao quyền tự chủ rộng rãi, bao gồm cả trong tuyển dụng nhân sự. Giáo viên có chế độ lương cao, lên đến 67.000 USD/năm, thuộc vào top đầu của khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (theo khảo sát đăng trên tờ Business Insider năm 2017).

Về chế độ cho giáo viên, xu thế chung tại Mỹ là gia tăng việc ký các hợp đồng ngắn hạn, thay cho hợp đồng vĩnh viễn (tự động gia hạn qua các năm, tương tự như biên chế viên chức). Tuy nhiên, tại Mỹ cũng có nhiều ý kiến phê phán chính sách sử dụng giáo viên như thế này. Bởi lẽ hợp đồng vĩnh viễn là cơ chế đảm bảo quyền tự do học thuật trong nhà trường. Giáo viên không thể bị sa thải, trừ khi bị kỉ luật vì vi phạm nghiêm trọng, hay nhà trường bị phá sản.Do đó họ sẽ yên tâm để tập trung vào chuyên môn giảng dạy.

Ở khu vực Đông Bắc Á, địa vị của giáo viên cũng rất được coi trọng. Giáo viên ở Nhật Bản là viên chức Nhà nước, được kí hợp đồng làm việc dài hạn, ngoài chế độ lương theo ngạch, bậc còn được hưởng các loại phụ cấp đặc thù. Thu nhập của giáo viên vào loại khá trong xã hội.

Còn tại các nước Đông Nam Á, cơ chế sử dụng giáo viên cũng rất đa dạng. Philippines và Singapore coi giáo viên như nhân viên công vụ, ăn lương theo ngạch bậc và có thể bổ nhiệm dài hạn.

Xem thêm >> Thưa Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, làm giáo dục đừng giống… đèn cù!

Đào Vũ

Cùng tác giả

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Benin

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:07
Điện đàm với người đồng cấp Benin, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Benin còn rất lớn, do đó hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế song phương.

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:06
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.

Việt Nam tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của Tòa án công lý quốc tế ICJ về biến đổi khí hậu

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:44
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã nộp bản đệ trình tham gia Thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về biến đổi khí hậu.

Việt Nam-Anh phối hợp thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP

Thứ 3, 26/03/2024 | 16:30
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Anh khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, đối tác Việt Nam để thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP, nhất là về điện gió ngoài khơi, lĩnh vực Anh có thế mạnh.

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:51
Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất là cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng đầu tiên giữa hai nước kể từ khi xác lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.