Cách Covid-19 làm thay đổi ngành công nghiệp vắc-xin thế giới

Cách Covid-19 làm thay đổi ngành công nghiệp vắc-xin thế giới

Thứ 4, 27/04/2022 | 07:45
0
Đại dịch nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy sản xuất và đổi mới vắc-xin, đồng thời mở ra hy vọng về vắc-xin cho các loại bệnh truyền nhiễm khác.

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa thế giới và vắc-xin, chẳng hạn như việc thúc đẩy sản xuất và đổi mới vắc-xin “chưa từng có tiền lệ” ngay cả ở những quốc gia nghèo, tụt hậu trong quá khứ.

Nhân dịp Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới 2022 (24-30/4), Hãng Thông tấn Pháp AFP có bài viết đánh giá về sự phát triển của ngành công nghiệp vắc-xin .

Cứu hàng triệu mạng sống

Các loại vắc-xin ngừa hơn 20 loại bệnh nguy hiểm cứu sống 2-3 triệu người mỗi năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Vắc-xin từng được thiết kế chỉ nhắm vào các nhóm cụ thể, chẳng hạn như trẻ em, người già hoặc người dễ bị tổn thương, cho đến khi Covid-19 xuất hiện.

Cũng như trước khi đại dịch bùng phát, thế giới chỉ sản xuất khoảng 5 tỷ liều vắc-xin mỗi năm. Và rồi mọi thứ đã thay đổi: 11 tỷ liều vắc-xin Covid-19 đã được sản xuất chỉ riêng trong năm 2021.

Mặc dù chỉ vỏn vẹn trong vòng chưa đầy một năm, vắc-xin ngừa Covid-19 đã được nghiên cứu và sản xuất, nhưng thế giới vẫn chưa thể phát triển loại vắc-xin nào đối với các bệnh truyền nhiễm khác như HIV đã tồn tại trong nhiều thập kỷ và giết chết hàng triệu người.

Những cách biệt lớn lao về tỉ lệ tiêm chủng giữa các nước giàu và các nước nghèo là minh chứng rõ nét cho sự bất bình đẳng về vấn đề tiêm chủng đối với các loại vắc-xin khác, không phải vắc-xin ngừa Covid-19.

Theo Viện INSERM (Pháp), tuy vắc-xin sởi đã được nghiên cứu và hoạt động hiệu quả trong hơn nửa thế kỷ qua, nhưng năm 2018 thế giới vẫn ghi nhận 140.000 ca tử vong do sởi, chủ yếu là ở trẻ em tại các nước đang phát triển.

Thế giới - Cách Covid-19 làm thay đổi ngành công nghiệp vắc-xin thế giới

Người dân ngồi theo dõi phản ứng sau tiêm vắc-xin Covid-19 ở Bắc Kinh, Trung Quốc, tháng 1/2021. Ảnh: KYODO

Nhiều công nghệ sản xuất khác nhau

Kể từ khi loại vắc-xin đầu tiên dành cho bệnh đậu mùa được bác sĩ người Anh Edward Jenner phát triển vào năm 1796, nhiều loại vắc-xin khác nhau đã tiếp nối nhau ra đời.

Vắc-xin bất hoạt, sử dụng cho bệnh bại liệt và cúm, có khả năng tiêu diệt hoặc bất hoạt mầm bệnh nhưng vẫn giữ cho cơ thể khả năng tự tạo kháng thể chống lại các bệnh nhiễm trùng sau này.

Vắc-xin giảm độc lực, được sử dụng cho bệnh sởi, quai bị, rubella và thủy đậu, chứa một phiên bản yếu hơn của vi-rút, nhằm tăng cường kháng thể.

Công nghệ mới đây được sử dụng là vắc-xin vectơ vi-rút, dùng để phát triển vắc-xin Ebola, và vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca và Johnson & Johnson. Vắc-xin này hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng phiên bản sửa đổi của một loại vi-rút vô hại khác, truyền các chỉ dẫn di truyền đến các tế bào cơ thể và “dạy” chúng tạo ra kháng thể.

Công nghệ vắc-xin mới nhất là mRNA, được sử dụng trong loại vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer và Moderna. Chúng cung cấp các chỉ dẫn để tạo protein đột biến của vi rút Corona nhằm sản sinh ra các kháng thể.

Công nghệ mRNA – Yếu tố thay đổi cuộc chơi

Thông thường, do chi phí bỏ ra là rất lớn nên chỉ có một số công ty dược phẩm lớn mới có khả năng phát triển các loại vắc-xin mới.

Ông Loic Plantevin, chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại công ty tư vấn Bain and Company, cho biết: “Đây là sự may mắn hiếm hoi trong thời điểm đại dịch diễn ra. RNA thông tin đang tạo ra kỷ nguyên mới trong công nghệ chế tạo vắc-xin”.

Thế giới - Cách Covid-19 làm thay đổi ngành công nghiệp vắc-xin thế giới (Hình 2).

Ông Loic Plantevin, chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại công ty tư vấn Bain & Company, có trụ sở chính tại Boston, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: Bain & Company

Trước đại dịch, 4 tập đoàn kiểm soát 90% thị trường vắc-xin toàn cầu bao gồm: Pfizer và Merck ở Mỹ, GSK ở Anh và Sanofi ở Pháp. Tuy nhiên, chỉ có Pfizer – nhờ quan hệ hợp tác với công ty BioNTech của Đức – đã nhanh chóng đưa được vắc-xin Covid-19 ra thị trường.

Song, sự xuất hiện của Covid đã khiến một loạt các công ty mới nhập cuộc, bao gồm các nhà sản xuất vắc-xin mRNA hàng đầu như BioNTech và Moderna. Nó cũng thúc đẩy sản xuất vắc-xin ở các quốc gia thiếu thốn vắc-xin trong giai đoạn đầu của đại dịch.

WHO có kế hoạch thành lập các trung tâm sản xuất vắc-xin mRNA tại 6 quốc gia châu Phi vào đầu năm 2024.

Các dự án như vậy đã thành hiện thực nhờ sự tiện lợi của vắc-xin mRNA, có thể được cập nhật và phát triển nhanh chóng hơn trong khi “các công nghệ truyền thống vẫn phức tạp để triển khai và di chuyển”, ông Plantevin cho biết.

Với nhiều thập kỷ nghiên cứu mở đường cho công nghệ mRNA, bác sĩ Drew Weissman của Đại học Pennsylvania cho biết, nhóm của ông cũng đang làm việc để thiết lập các điểm sản xuất vắc-xin Covid ở Thái Lan và một số quốc gia châu Phi.

“Ý tưởng bao quát của tôi là, với các điểm sản xuất và kiểm soát vắc-xin sẵn có tại địa phương, khi vắc-xin Covid-19 không còn cần thiết nữa, các địa điểm này vẫn sẽ có thể tạo ra các loại vắc-xin khác đáp ứng nhu cầu địa phương”, ông chia sẻ với AFP.

“Như vậy, Thái Lan sẽ có thể tự tạo ra vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết, châu Phi sẽ tự sản xuất vắc-xin ngừa sốt rét. Đó là những loại vắc-xin mà các công ty dược phẩm lớn không chú trọng nhiều”.

Vắc-xin cho bệnh sốt rét, HIV

Việc triển khai nhanh chóng công nghệ mRNA linh hoạt cũng đã làm tăng lên hy vọng về việc nghiên cứu vắc-xin mới cho các bệnh truyền nhiễm khác. Công ty Moderna đã nhắm mục tiêu vào các bệnh sốt xuất huyết, Ebola và sốt rét.

Ngoài ra còn có rất nhiều dự án nghiên cứu vắc-xin ngừa Covid-19 toàn cầu, không chỉ bảo vệ chống lại Covid và các biến thể, mà còn chống lại các loại vi-rút Corona khác có thể lây lan từ động vật trong tương lai.

Và vẫn còn hy vọng dành cho vắc-xin ngừa HIV đã được mong đợi từ lâu.

Ông Plantevin cho rằng “đại dịch đã đẩy nhanh tốc độ và nhắc nhở (chúng ta) về sự cần thiết của việc tiếp tục đổi mới vắc-xin”.

Thế giới - Cách Covid-19 làm thay đổi ngành công nghiệp vắc-xin thế giới (Hình 3).

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Phó Tổng thống David Mabuza cùng Bộ trưởng Y tế Zweli Mkhize thăm cơ sở sản xuất vắc-xin Aspen Pharmacare. Ảnh: Getty Images

Hoàng Ngân (Theo The Sun Daily)

Thái Lan gấp rút triển khai tiêm vắc-xin trước thềm lễ lội Songkran

Thứ 3, 12/04/2022 | 11:35
Sự bùng phát của đại dịch có khả năng dẫn tới áp đặt nhiều hạn chế hơn, ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế vốn đã mong manh do tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Hàn Quốc phê duyệt sử dụng vắc-xin Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi

Thứ 5, 24/02/2022 | 08:00
Ngày 23/2, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc đã phê duyệt sử dụng vắc-xin Pfizer ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

Moderna sẽ sản xuất vắc-xin 3 trong 1 phòng virus hô hấp, bao gồm Covid-19

Thứ 3, 18/01/2022 | 14:39
Loại vắc-xin kết hợp này được kỳ vọng sẽ có mặt ở một số quốc gia, theo kịch bản tốt nhất là vào mùa thu năm 2023.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.