Cái giá quá đắt khi 'dự án bauxite lâm vào thế kẹt'

Cái giá quá đắt khi 'dự án bauxite lâm vào thế kẹt'

Thứ 6, 10/05/2013 | 09:30
0
Không thể nói là rủi ro nữa mà là tính hiệu quả của dự án bauxite đã không còn. Chia đều cho bình quân đầu người thì mỗi người dân Việt Nam gánh 10 USD cho dự án Tân Rai, chưa kể số vốn đầu tư cho Nhân Cơ.

Trong khi Vinacomin khẳng định các dự án bauxite sẽ được hoàn vốn về lâu dài thì các chuyên gia bảo: Mơ hồ!

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã chính thức công bố tình hình thực hiện và hiệu quả kinh tế dự án alumin Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông). Mức chênh lệch tổng mức đầu tư mỗi dự án so với thời điểm phê duyệt đã lên đến hơn 3.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn khẳng định về lâu dài dự án sẽ hoàn được vốn.

Đó là những thông tin được nêu ra tại buổi hội thảo “Bauxite Tây Nguyên - Thực trạng, định hướng và kiến nghị” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức ngày 9/5.

Thu hơn 10 triệu USD đầu tiên từ bauxite

Bất động sản - Cái giá quá đắt khi 'dự án bauxite lâm vào thế kẹt'

Khi nhà máy vận hành ổn định, mức giá bán alumin sẽ khác.

Tính đến hết tháng 3, Nhà máy Alumin Tân Rai đã sản xuất được 31.000 tấn sản phẩm, mức giá hiện tại ở mức 340 USD/tấn. Tính ra, Vinacomin đã thu về được hơn 10 triệu USD. Trong khi đó, trữ lượng bauxite tại Lâm Đồng được đánh giá khoảng 2 tỷ tấn.

Tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết, tính đến hết tháng 3 vừa rồi, Nhà máy Alumin Tân Rai (Lâm Đồng) đã sản xuất được hơn 31.000 tấn alumin.

Phó tổng giám đốc Vinacomin, ông Nguyễn Văn Biên cho biết, trong giai đoạn chạy thử, sản phẩm alumin đã có đối tác trong và ngoài nước hỏi mua, tuy nhiên số lượng mua chưa nhiều.

Cũng theo ông Biên, giá bán mỗi tấn alumin hiện nay ở mức 340 USD. “Khi nhà máy vận hành ổn định, giá bán sẽ khác. Hiện nay, mức 340 USD/tấn là mức khá khả quan” - ông Biên khẳng định.

Như vậy, tính ra với những sản phẩm alumin đầu tiên, Vinacomin mới chỉ thu về được 10 triệu USD.

Mức đầu tư vượt hơn 7.000 tỉ đồng

Về hiệu quả kinh tế, đại diện Vinacomin cho biết theo nghiên cứu, trung bình từ năm 2008 đến 2020, nhu cầu tiêu thụ nhôm trên thế giới sẽ tăng 2,82 triệu tấn/năm. Với thực tế giá mỗi tấn năm 2013 khoảng 316 USD, đến năm 2020 giá này sẽ khoảng 343 USD, sau khi trừ ảnh hưởng do lạm phát thì cũng tăng khoảng 2,71%/năm.

Cụ thể, đối với Nhà máy Tân Rai, tổng mức đầu tư trước thuế đến ngày 31/3/2013 được điều chỉnh vượt 3.645,4 tỉ đồng, tăng 33% so với kế hoạch. Tính đến tháng 3, giá thành sản xuất alumin bình quân năm là 6,5 triệu đồng/tấn, mức này cao hơn 1,7 triệu đồng so với thời điểm năm 2009. Tính ra lợi nhuận sau thuế thì hụt hơn 314.000 đồng mỗi tấn so với năm 2009. Chủ đầu tư dự tính: Lỗ kế hoạch khoảng năm năm so với ba năm khi phê duyệt. Việc thu hồi vốn phải là 11,8 năm so với chín năm kế hoạch trước đó.

Đối với Dự án Nhân Cơ, Vinacomin cho biết dự kiến hoàn thành đầu tư và có sản phẩm vào giữa năm 2014, chậm 1,5 năm so với kế hoạch. Tổng vốn đầu tư trước thuế sau khi điều chỉnh (tháng 3/2013) chênh 3.523 tỉ đồng, tăng 31% so với kế hoạch ban đầu. Chi phí vận chuyển tăng thêm hơn 250.000 đồng/tấn. Thu hồi vốn trong khoảng 12 năm, lâu hơn hai năm so với phê duyệt.

Theo Vinacomin, hai dự án trên chậm tiến độ là do dự án có quy mô vốn quá lớn, kỹ thuật và công nghệ phức tạp; tiến độ giải phóng mặt bằng chậm. Việc thi công hồ bùn đỏ kéo dài hơn bảy tháng do ảnh hưởng do sự cố ở Hungary. Chất lượng giao thông, hạ tầng xuống cấp. Bên cạnh đó năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư còn hạn chế; nhà thầu Trung Quốc còn lúng túng, không lường hết những khó khăn phát sinh…

Bất động sản - Cái giá quá đắt khi 'dự án bauxite lâm vào thế kẹt' (Hình 2).

Nhà máy sản xuất alumin Tân Rai. Ảnh: TTXVN

Bị đẩy vô thế kẹt

Phản hồi lại bản báo cáo của Vinacomin, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm - Titan, Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam, cho rằng: “Tổng mức đầu tư đã tăng lên quá nhiều, thực tế Dự án Tân Rai đang thua lỗ thực sự chứ không phải nguy cơ thua lỗ nữa. Bốn năm triển khai cho thấy các dự án này không mang lại hiệu quả kinh tế như kế hoạch”.

Ông Ban phân tích trước đây khi tiến hành dự án, đàm phán vốn vay của Ngân hàng châu Âu thì lãi suất thấp - chỉ 5% nhưng khi cộng các khoản chi phí, phí bảo lãnh thì tính ra cũng đã lên đến 8%. “Hiện Vinacomin đang bán giá thấp hơn giá thành thì rõ ràng là thua lỗ. Bộ trưởng Công Thương nói là lỗ ấy nằm trong kế hoạch là không chính xác. Cứ như tình hình hiện nay thì tính cả đời dự án cũng không có lãi. Việc xác định thua lỗ theo kế hoạch thì phải xác định trong thời gian nhất định. Giá thành lớn hơn giá bán như hiện nay mà cứ mong có lãi là điều không tưởng” - ông Ban phân tích.

Cũng theo ông Ban, mỗi năm Dự án Tân Rai phải chi khoảng 24,6 triệu USD, Nhân Cơ 38 triệu USD tiền vận tải. Việc vận chuyển hàng theo quãng đường trên dưới 200 km thì làm sao mà lãi được? Kể cả việc xây dựng tuyến đường sắt - nếu có thì cũng phải đến sau 2030 mới có tuyến này. Như vậy, hai dự án này sẽ “mệt mỏi” ít nhất 15 năm nữa. “Chúng ta quá lạc quan, khi lập dự án đã không đưa ra những tình huống phải đương đầu. Việc không để tâm đến những rủi ro tiềm ẩn đã đẩy dự án vào thế kẹt” - ông Ban lo lắng.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng dự án không có sự chuyển giao công nghệ mà chỉ có giấy phép sử dụng công nghệ của nhà thầu Chalieco (Trung Quốc). Như vậy sẽ không có chuyện bảo hành công nghệ!

Ông Nguyễn Thành Sơn, tổng giám đốc Công ty Than Sông Hồng, tính toán: Trong trường hợp thuận lợi nhất thì Dự án Tân Rai cũng không có hiệu quả kinh tế, không có khả năng thu hồi vốn và liên tục lỗ đến năm 2029. Mặt khác, ông Sơn nói cả hai dự án được triển khai trong gần năm năm nhưng vấn đề vận tải tiêu thụ alumin vẫn chưa được giải quyết. Việc lựa chọn cảng Kê Gà đã mắc sai lầm. Do đó ông Sơn đề nghị với Dự án Tân Rai cần tiếp tục làm rõ các thông số cam kết của nhà thầu, công khai minh bạch về chi phí đầu tư, giá thành…. “Riêng Dự án Nhân Cơ, trước mắt nên dừng vì chắc chắn Nhân Cơ còn kém hiệu quả hơn Tân Rai”, ông Sơn nói.

Các chuyên gia đã đề nghị Bộ Công Thương, Vinacomin và VUSTA hợp tác thành lập nhóm vào khảo sát, tính toán với nhau, thống nhất về các vấn đề liên quan dự án, sau đó báo cáo Trung ương.

Dự báo tài nguyên chỉ có 10-11 tỉ tấn bauxite

PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh, chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam cho biết, trữ lượng tài nguyên được xác định sau khi tiến hành thăm dò như Guinea có khoảng 8 tỉ tấn bauxite, Úc đứng thứ hai với 7 tỉ tấn, còn Việt Nam theo các chuyên gia Mỹ, tối đa có khoảng 2,1 tỉ tấn. Việt Nam hiện mới dừng lại ở dự báo tài nguyên 10-11 tỉ tấn chứ không phải là trữ lượng. Việt Nam 5 năm tới chưa chắc tiến hành thăm dò xong trữ lượng bauxite mà cũng chẳng cần phải đưa ra con số hàng tỉ tấn, chỉ cần 200 triệu tấn là cũng khai thác mệt mỏi. Hiện bauxite cũng chỉ chủ yếu bán cho Trung Quốc với giá rẻ, còn nhu cầu thị trường khác rất nhỏ.

Phú Sang (t/h)

'Dự án khai thác bauxite nên để cho Quốc hội quyết định'

Thứ 6, 15/03/2013 | 08:31
“Việc triển khai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên cũng tương tự như việc chúng ta đã cưỡi lên lưng hổ. Chính phủ lẫn doanh nghiệp đều cho rằng bây giờ chưa lãi nhưng sau sẽ có lãi, nhưng đây vẫn là lời hứa không được đảm bảo”, Đại biểu Dương Trung Quốc (Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam) bày tỏ lo ngại.

Muốn được lòng dân, hãy dừng bauxite

Thứ 4, 24/04/2013 | 09:58
Dự án bauxite là dự án gây chia rẽ sâu sắc nhất về nhân tâm vì liên quan đồng thời cả ba vấn đề sinh tử của đất nước: kinh tế, môi trường và quốc phòng an ninh.

Quyết liệt cuộc chiến chống 'khoáng tặc' ở Nghệ An

Thứ 3, 07/05/2013 | 11:02
Khai thác khoáng sản bừa bãi, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng môi trường sống của người dân trên địa bàn… là thực tế đã và đang tồn tại trên địa bàn một số huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An (Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông…).

Xuất khẩu tài nguyên thô là 'ăn thịt' chính mình

Thứ 4, 24/04/2013 | 10:26
Xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản đã và đang mang về cho Việt Nam hàng chục tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Nhưng, nhiều ý kiến cho rằng cách phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thô chẳng khác gì “ăn thịt” chính mình.

'Dừng dự án bô xít Tây Nguyên là không khả thi'

Thứ 2, 25/02/2013 | 08:53
Tập đoàn Than và Khoán sản Việt Nam khẳng định hai nhà máy alumin Tân Rai và Nhân Cơ gần hoàn thiện, không có lý do để ngừng lại và cũng không bị ảnh hưởng bởi việc dừng xây cảng vận chuyển Kê Gà.
Cùng chuyên mục

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

VCCI: Chưa làm rõ trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội

Thứ 6, 19/04/2024 | 18:00
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi tắt là Dự thảo).

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.