Cải thiện bệnh béo phì và tiểu đường bằng dầu sterculic

Cải thiện bệnh béo phì và tiểu đường bằng dầu sterculic

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
0
Tờ The Times of India cho biết, các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra một loại dầu có nguồn gốc từ hạt của cây hạnh nhân có khả năng chống lại bệnh béo phì và tiểu đường.

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học và công nghệ Missouri (Mỹ), dầu hạnh nhân chứa chất có khả năng ảnh hưởng đến vi sinh vật sống trong bụng người.

Xã hội - Cải thiện bệnh béo phì và tiểu đường bằng dầu sterculic

Trong cuộc nghiên cứu, các chuyên gia thấy rằng thêm dầu sterculic (được chiết xuất từ hạnh nhân) vào chế độ ăn của những con chuột béo phì giúp tăng độ nhạy cảm với insulin, qua đó giúp chống tiểu đường và béo phì. Điều này là do ảnh hưởng của dầu đối với các loại vi sinh vật sống trong ruột của chuột.

Dầu sterculic được chiết xuất từ hạt của cây hạnh nhân hoang dã. Dầu sterculic không có ảnh hưởng bất lợi trên chuột gầy có chế độ ăn uống tương tự.

Do vậy những người bị bệnh béo phì và tiểu đường nên thêm dầu sterculic vào chế độ ăn hàng ngày để cải thiện bệnh tình.

Béo phì gây ra bệnh đái tháo đường như thế nào?

Trong cơ thể người béo phì tồn tại một trạng thái bệnh lý đặc thù gọi là chất đề kháng insulin. Sau khi ăn, một lượng đường khá lớn được hấp thu vào trong máu, thông qua huyết dịch mà tuần hoàn đến mọi nơi trong cơ thể.

Bên cạnh đó cơ chế vận chuyển, chuyển hóa glucose ở người béo phì có rất nhiều hạn chế do: Số lượng insulin thụ thể trên màng tế bào bị giảm sút; chức năng của từng thụ thể đơn lẻ cũng bị suy giảm; những thụ thể sau khi được insulin kích hoạt, chức năng truyền tín hiệu vào sâu bên trong tế bào lại bị tổn thương; số lượng phân tử vận chuyển glucose giảm; chức năng gan chuyển hóa glucose thành đường nguyên chất để tồn trữ lại không bảo đảm...

Với những nguyên nhân như trên, chất đề kháng insulin được sản sinh ra, lượng glucose trong máu vì thế rất khó chuyển vào tế bào, đây chính là hiện tượng đề kháng insulin.

Với người béo phì, thời kỳ đầu mới phát béo, chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng dần dần do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hoạt động của chất này giảm sút.

Để khắc phục hiện tượng này, tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần, lúc này insulin trong cơ thể sẽ không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường nữa. Do vậy đái tháo đường xuất hiện.

Ngọc Linh