Cảm động chuyện công an mất hai chân vì cứu người

Cảm động chuyện công an mất hai chân vì cứu người

Thứ 4, 23/10/2013 | 11:36
0
Khi tiếng còi tàu hú inh ỏi, người phụ nữ mang bầu vẫn ung dung đi trên đường ray. Nhìn thấy cảnh trên, người chiến sỹ công an trẻ Phạm Văn Nhuận (hiện trú ở Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) vội lao vào giật chị ra khỏi đường ray.

Anh nhớ lại: "Lúc ấy tôi cũng không suy nghĩ nhiều mà chỉ đơn giản là thấy một người đang gặp nguy hiểm, đầu tôi chỉ nghĩ đến một điều: Mình phải cứu người này! Sau khi kéo chị ấy ra khỏi đường ray, tôi không còn kịp phản ứng thì đoàn tàu trờ tới, đẩy tôi ngã ra". 

"Mình phải cứu người này"

Tôi đến nhà Thiếu tướng Trần Phụng Dư,  nguyên là chánh văn phòng bộ Công an để mong ông kể về những cuộc đời và chiếc va li bảo mật đã theo ông trong suốt cuộc đời đấu tranh gian khổ. Năm nay, ông đã ngoài 86 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn lắm. Vị lão tướng nằng nặc từ chối, nói: "Tôi được sống đến chừng này tuổi, có sức khỏe như thế này là hạnh phúc lắm rồi. Nhiều đồng đội của tôi đã hy sinh ở chiến trường, có người đã mất vào đúng ngày giải phóng đất nước. Nhà báo ạ, còn rất nhiều chiến sỹ công an đã hy sinh bản thân mình vì dân vì nước. Hãy viết về những người xứng đáng như thế!". Nói rồi, ông đi tìm chiếc nạng, quyết tâm dẫn tôi đi tìm người mà ông vừa nhắc đến”.

Xã hội - Cảm động chuyện công an mất hai chân vì cứu người

Thiếu tướng Trần Phụng Dư và anh thương binh Nhuận.

Sau một một thời gian dài lòng vòng tìm và hỏi đường cuối cùng, chúng tôi cũng đến được với ngôi nhà của anh Phạm Văn Nhuận khi ánh chiều tà đã buông xuống trên những con ngõ nhỏ của Hà Nội. Sống ở chung cư nhưng nhà anh Nhuận nuôi cả chó và mèo. Anh cười hiền lành: "Nuôi chúng cho vui cửa vui nhà cô ạ". Nhìn dáng người anh to khỏe, vững chắc, tôi không thể ngờ người chiến sỹ công an đó đã bị mất cả hai chân. Anh đã hy sinh đôi chân mình vì người khác.

Khi tôi hỏi chuyện về đôi chân bị mất, đôi mắt anh buồn buồn, hai tay vặn chặt vào nhau như cố giữ hàng ngàn điều chất chứa. Năm ấy, anh mới đôi mươi, đang là chiến sỹ công an với bao nhiêu ước mơ và khát vọng cống hiến. Và cũng chính ở cái tuổi đẹp nhất của đời người, anh đã vĩnh viễn mất đi đôi chân. Anh không thể quên ngày 25 tháng 9 năm 1980, ngày đã cướp đi của anh quá nhiều thứ quý giá. Đã 33 năm trôi qua, nhưng những giờ phút kinh hoàng của ngày hôm đó vẫn không thể phai mờ trong tâm trí anh.

"Tôi làm sao có thể quên được. Ngày ấy, tôi đang là công an tuần tra ở ga Đông Anh (Hà Nội). Lúc đó có hai con tàu chạy ở hai đường ray song song nhau. Tàu gần chạy tới nơi mà một chị phụ nữ  bụng bầu vẫn đi trên đường ray. Mọi người thấy vậy nên gọi với: "Có tàu đang tới kìa". Nhưng có lẽ, chị phụ nữ nghĩ rằng mọi người nói về chiếc tàu ở đường ray bên cạnh nên vẫn điềm nhiên bước đi. Khi tiếng còi tàu hú inh ỏi, chị vẫn nghĩ nó là của đoàn tàu bên. Nhìn thấy cảnh trên, tôi vội lao vào giật chị ra khỏi đường ray. Lúc ấy tôi cũng không suy nghĩ nhiều mà chỉ đơn giản là thấy một người đang gặp nguy hiểm thì phải cứu. Đầu tôi chỉ nghĩ đến một điều: Mình phải cứu người này", chiến sỹ Nhuận kể.

"Sau khi kéo chị ấy ra khỏi đường ray, tôi không kịp phản ứng thì đoàn tàu trờ tới, đẩy tôi ngã ra. Trong tích tắc, chân phải của tôi bị nghiến nát, chân trái thì vẫn còn. Tôi cảm nhận được từng mảnh ống xương gãy vụn. Lớp da ấy như một cái túi bọc ở bên trong là thịt và xương vụn lổn nhổn. Lúc này chân phải tôi vẫn bị kẹt trong bánh xe của tàu hỏa. Tôi lấy chân trái còn lành đạp vào bánh của xe lửa để kéo mình ra khỏi mối mắc kẹt. Nhưng cái chân đó chỉ còn da quần và gân, nó dính chặt và không thể dứt ra được. Tôi đau quá. Tôi lấy chân còn lại kê vào bánh tàu để đẩy ra. Không ngờ... đoàn tàu chưa dừng lại hẳn mà lùi lại. Chiếc chân còn lại đứt rời ra. Tôi xé áo ra rồi quấn áo quanh một chân, chân còn lại thì vắt lên rồi cố nhoài ra khỏi đường ray", anh Nhuận nhớ lại ngày không thể nào quên ấy.

Trung tá Bùi Quang Huy, đại tá công an huyện Đông Anh, người cùng đi tuần tra với anh Nhuận vẫn không hết bàng hoàng khi nhớ lại ngày kinh hoàng ấy. Anh cho biết, lúc đó anh đang ở trong ga thì nghe người dân nháo nhác thông tin có một chiến sỹ công an lao vào cứu người nên bị tàu đâm. Anh bàng hoàng chạy ra đường ray thì thấy người anh Nhuận bê bết máu, một chân đã đứt hẳn còn một chân thì lủng lẳng, lớp da ở sườn bị lột lên cả mảng. Anh Huy vội vàng đưa anh Nhuận vào bệnh viện. Các bác sỹ cũng đành bất lực, không có cách nào để cứu chiếc chân đã bị gãy nát của người chiến sỹ công an quả cảm.

Xã hội - Cảm động chuyện công an mất hai chân vì cứu người (Hình 2).

Thương binh Phạm Văn Nhuận đang trò chuyện với PV tại nhà riêng.

Những ngày tháng tận cùng tuyệt vọng

"Người ta thường nói, đừng đòi hỏi những gì tốt nhất mà hãy dùng tốt nhất những gì mình có. Và, tôi đã nỗ lực từ những gì mình đang có để sống tốt hơn" - anh Nhuận trầm ngâm.

Ngay sau khi anh lê được khỏi đường ray, dù cơ thể đang đau đớn tột cùng nhưng câu đầu tiên người chiến sỹ công an ấy hỏi là: "Người phụ nữ (người vừa được anh cứu) có bị làm sao không?". Sau này anh Nhuận mới hay tin, hai ba tháng sau ngày anh cứu, người phụ nữ ấy đã sinh con trai kháu khỉnh, mẹ tròn con vuông.  

Sau khi ra viện, anh không thể làm một chiến sỹ công an khu vực với công việc tuần tra như trước nữa, cơ quan chuyển anh sang làm công viện nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên với mức thương tật 81%, anh không còn đủ sức khỏe nên đành chuyển sang ngạch thương binh. Trở về nhà đối diện với bốn bức tường và đôi chân bị mất, anh hoàn toàn tuyệt vọng. "Ở tuổi đôi mươi, tôi vĩnh viễn mất đi đôi chân. Tương lai của một người chiến sỹ công an cũng mất. Tôi rơi vào tuyệt vọng, quẫn chí. Tôi thầm trách ông trời sao cướp đi của tôi tất cả", anh Nhuận nhớ lại quãng thời gian u ám đó.

Nhưng rồi, nhìn nhiều người khuyết tật cố gắng cho cuộc sống, anh nghĩ, chẳng lẽ một người đã được đào tạo như mình lại cam chịu ngồi một chỗ à? Anh Nhuận nhớ đến câu nói mà mình từng nghe được ở đâu đó: "Đừng đòi hỏi những gì tốt nhất mà hãy dùng tốt nhất những gì mình có". Vì thê, tôi quyết tâm rèn luyện sức khỏe và chơi nhiều môn thể thao. Anh trở thành thành viên đội tuyển cầu lông thi đấu Asean Paragames. Nhờ những nỗ lực không ngừng, anh đã đạt nhiều giải thưởng cao. Anh đạt huy chương Vàng nội dung đồng đội và huy chương Bạc nội dung cá nhân cuộc thi Seagame Paragame lần thứ 13 tổ chức tại Thái Lan năm vừa qua.

Đúng là ông trời không lấy đi của ai tất cả. Số phận đã cướp đi đôi chân dũng mãnh của một chàng trai trẻ, sự nghiệp tươi sáng của một người chiến sỹ công an nhân dân nhưng lại cho anh một người vợ xinh đẹp, đảm đang, hết mực thương chồng và những đứa con biết nỗ lực và cảm thông với những thiệt thòi của người khác. Hiện con gái lớn của anh ngoài thời gian đi làm việc, vào cuối tuần cháu lại nấu cháo từ thiện cho những bệnh nhân nghèo ở bệnh viện K. Con trai anh hiện cũng cố gắng theo sự nghiệp của bố, phấn đấu vào lực lượng công an nhân dân và đang là một thiếu úy hết lòng với người dân. 

Hạnh phúc

Nhớ lại tình yêu nhiều sóng gió, éo le của mình, vợ anh nở nụ cười tươi roi rói. Chị kể, ngày anh lên Sơn Tây (Hà Tây cũ) làm chân giả. Hai người đã gặp nhau ở đó. Chị thương và cảm phục tấm lòng, sự nghĩa hiệp của anh nên thường xuyên gánh nước nấu cơm cho anh. Tình yêu xen lẫn niềm cảm phục đã khiến chị quyết tâm gắn cuộc đời của mình với anh. Chị về nói với bố, rào trước đón sau xem ông có chấp nhận một người chịu thiệt thòi như anh không. Bố chị động viên con gái đến với tình yêu đích thực của mình. Hai người đến với nhau và chấp nhận cùng nhau vượt qua muôn vàn khó khăn.

Khi người con đầu ra đời, anh chị mừng vui khôn xiết nhưng cũng ngồn ngộn lo toan. Kinh tế quá khó khăn, chị đành xin ra khỏi ngành để tìm cách mưu sinh trang trải cho gia đình nhỏ. Hiện nay, chị vẫn duy trì quán bún nhỏ ở gần nhà để mưu sinh.

Dù cuộc sống còn bộn bề nhưng tôi cảm thấy trong ngôi nhà ấy không ngớt tiếng cười. Vợ anh Nhuận cười tràn đầy mãn nguyện: "Các cháu thương bố nên thường động viên nhau học thật giỏi, cố gắng để bố hòa nhập cộng đồng. Chúng đều thương bố và nhìn vào bố để cố gắng phấn đấu".

Người con trai là thiếu úy Phạm Bảo Ngọc tâm sự: "Mỗi khi đi làm nhiệm vụ, tôi luôn tâm niệm, đang thay cha đi trên các cung đường làm nhiệm vụ. Tôi tự hào vì đang thực hiện ước mơ làm một chiến sỹ công an nhân dân mà bố đang dang dở".

Thành Huế

Bác sĩ cứu người chứ không thực hiện 'cái chết êm ái'

Thứ 2, 21/10/2013 | 13:39
Nhưng nói đi cũng phải nói lại: Bác sĩ là để cứu người chứ không ai muốn phải dùng đến “cái chết êm ái” cả, nếu bảo tôi làm chắc tôi sẽ không làm được

Cảm động chuyện tình chàng trai nhờ em ruột làm… chú rể

Thứ 2, 09/09/2013 | 09:30
Yêu nhau qua những lá thư suốt ba năm, cô nhân viên thẩm mỹ viện Nguyễn Thị Thùy Trang và chàng trai bị bại liệt Đặng Văn Tĩnh quyết định đi đến hôn nhân. Tuy nhiên, trong hôn lễ, người đến đón dâu, trao nhẫn cưới trong vai trò chú rể lại là em trai ruột của Tĩnh.

Cảm động chuyện người cha với hơn 42.000 thai nhi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Cứ dăm bữa nửa tháng, ông Trương Văn Năng (SN 1962) lại đi xe máy mấy chục cây số từ nhà lên TP. Huế xin thai nhi bị nạo phá ở các bệnh viện đem về chôn cất.

Cảm động chuyện người phụ nữ 14 năm bán báo trên... cây bàng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Nhờ ý tưởng kinh doanh khác thường bán báo treo trên cây mà chị đủ tiền nuôi hai con học đại học.

Chuyện tình cảm động của hai mảnh đời bất hạnh

Thứ 5, 07/11/2013 | 10:46
"Anh dẫn đường còn em chỉ lối, chúng mình hãy cùng nhau đi hết quãng đường còn lại em nhé!", lời cầu hôn đầy ngọt ngào ấy đã gắn kết hai cuộc đời cơ hàn với nhau mãi mãi. Đó là một chuyện tình đẹp như cổ tích của anh chàng mù Bùi Hòa (46 tuổi) với chị Đinh Thị Tuyết (50 tuổi) ở khối phố 2, thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam).

Khi bé gái bị 'xâm hại' chủ động chuyện 'yêu'

Thứ 4, 07/08/2013 | 20:01
Thấy bố mẹ đi vắng, con gái chủ tiệm liền trèo lên gác của cậu nhân viên, rồi ngồi xuống ôm hôn và kết thúc là lao vào nhau làm “chuyện vợ chồng” ân ái.

The Voice 2013: Câu chuyện hậu trường cảm động của các thí sinh

Thứ 7, 13/07/2013 | 15:02
Trong tuần này, bên cạnh những màn trình diễn trên sân khấu còn có những câu chuyện hậu trường đầy cảm động của các thí sinh

Bác sĩ cứu người chứ không thực hiện 'cái chết êm ái'

Thứ 2, 21/10/2013 | 13:39
Nhưng nói đi cũng phải nói lại: Bác sĩ là để cứu người chứ không ai muốn phải dùng đến “cái chết êm ái” cả, nếu bảo tôi làm chắc tôi sẽ không làm được

Cảm động chuyện tình chàng trai nhờ em ruột làm… chú rể

Thứ 2, 09/09/2013 | 09:30
Yêu nhau qua những lá thư suốt ba năm, cô nhân viên thẩm mỹ viện Nguyễn Thị Thùy Trang và chàng trai bị bại liệt Đặng Văn Tĩnh quyết định đi đến hôn nhân. Tuy nhiên, trong hôn lễ, người đến đón dâu, trao nhẫn cưới trong vai trò chú rể lại là em trai ruột của Tĩnh.

Cảm động chuyện người cha với hơn 42.000 thai nhi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
Cứ dăm bữa nửa tháng, ông Trương Văn Năng (SN 1962) lại đi xe máy mấy chục cây số từ nhà lên TP. Huế xin thai nhi bị nạo phá ở các bệnh viện đem về chôn cất.

Cảm động chuyện người phụ nữ 14 năm bán báo trên... cây bàng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Nhờ ý tưởng kinh doanh khác thường bán báo treo trên cây mà chị đủ tiền nuôi hai con học đại học.

Chuyện tình cảm động của hai mảnh đời bất hạnh

Thứ 5, 07/11/2013 | 10:46
"Anh dẫn đường còn em chỉ lối, chúng mình hãy cùng nhau đi hết quãng đường còn lại em nhé!", lời cầu hôn đầy ngọt ngào ấy đã gắn kết hai cuộc đời cơ hàn với nhau mãi mãi. Đó là một chuyện tình đẹp như cổ tích của anh chàng mù Bùi Hòa (46 tuổi) với chị Đinh Thị Tuyết (50 tuổi) ở khối phố 2, thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam).

Khi bé gái bị 'xâm hại' chủ động chuyện 'yêu'

Thứ 4, 07/08/2013 | 20:01
Thấy bố mẹ đi vắng, con gái chủ tiệm liền trèo lên gác của cậu nhân viên, rồi ngồi xuống ôm hôn và kết thúc là lao vào nhau làm “chuyện vợ chồng” ân ái.

The Voice 2013: Câu chuyện hậu trường cảm động của các thí sinh

Thứ 7, 13/07/2013 | 15:02
Trong tuần này, bên cạnh những màn trình diễn trên sân khấu còn có những câu chuyện hậu trường đầy cảm động của các thí sinh