Cảm động tình người nơi 'chuồng cọp Phú Quốc'

Cảm động tình người nơi 'chuồng cọp Phú Quốc'

Thứ 4, 05/06/2013 | 19:38
0
Trong biệt giam của kẻ thù, anh em tù chính trị đều là những người có gan dạ, dũng cảm kiên quyết không chịu khuất phục kẻ thù nên được "chăm sóc" rất đặc biệt bằng những trận đòn thừa sống thiếu chết, với những chuồng cọp đứng, nằm, những bữa ăn chỉ lõng bõng đủ để cầm hơi...

Thế nhưng, chính giữa nơi địa ngục trần gian ấy, vẫn còn có những câu chuyện thấm đẫm tình người ở hai đầu chiến tuyến ta và địch...

Chuyện về người ngồi gốc gạo

Tìm đường đến thôn Phong Lan, xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá, chúng tôi đến nhà ông Lê Bá Giao, cựu tù binh tù Phú Quốc. Rất may, cả ông Giao và vợ đều có nhà. Căn nhà nhỏ nằm bên vệ đường, được làm bằng những tấm gỗ thải cưa xẻ qua loa, ọp ẹp, tưởng chỉ một cơn bão nhẹ cũng đủ sập. Hai vợ chồng ông Giao hiện sống bằng thu nhập của quán nước nhỏ trước cửa nhà, lèo tèo vài ba gói gia vị, dăm chai nước ngọt, hộp nến, cuốn tập... Mới qua hai cuộc phẫu thuật vì tai biến mạch máu não, ông Giao vẫn chưa hồi phục sức khoẻ.

Trong lúc vợ bán hàng, ông chỉ ngồi trên chiếc ghế tựa nơi gốc cây gạo nhìn đám trẻ con nô đùa. Hỏi thăm sức khoẻ, ông chỉ cười: "O thấy tôi ngồi gốc gạo đấy thôi". Thấy tôi ngạc nhiên, vợ ông giải thích: "Ở đây, người ta nói người ngồi gốc gạo là người ốm nặng đấy". Ông bảo, con cháu cũng đã yên ổn, hai vợ chồng cứ túc tắc qua ngày, chuyện buồn chuyện vui cũng đã qua cả, chỉ hiềm một nỗi lâu lâu mới có tin tức của đồng đội, của những người đã từng vào sinh ra tử trong chốn địa ngục trần gian năm xưa...

Ông Lê Bá Giao sinh năm 1945 tại thôn Phong Lan, trong một gia đình thuần nông. Năm 20 tuổi, ông và bạn bè cùng trang lứa đăng kí nhập ngũ và được phân về sư đoàn 320, trinh sát đặc công, huấn luyện ở Hà Tây được một thời gian thì đi vào Nam chiến đấu. Địa bàn hoạt động chủ yếu của ông Giao là ở chiến trường lửa Bình-Trị-Thiên. Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, ông bị thương nặng, bị địch bắt và bị chuyển về nhà lao Phú Quốc.

Trong tù, ông khai tên là Lê Văn Bình, làm lao động tự do, trong khi đang đi chạy loạn thì không may bị thương và bị bắt. Phân khu A5, nơi ông Giao bị giam giữ là một trong số các phân khu khét tiếng bởi những tên cai tù tàn ác, đặc biệt là tên thiếu uý Long, kẻ mà một ngày không nhìn thấy máu rơi là ăn không ngon ngủ không yên. Bản thân ông Giao cũng nhiều lần phải tự tay đi chôn xác những đồng đội của mình hi sinh trong quá trình bị tra tấn.

Miền trung - Cảm động tình người nơi 'chuồng cọp Phú Quốc'

Vợ chồng ông Lê Bá Giao.

Vào tù được một thời gian, ông Giao (lúc đó tên Bình) cùng tham gia lãnh đạo anh em đào hầm vượt ngục. Dụng cụ trong tay họ cũng chỉ có mấy miếng tôn được cắt ra từ những chiếc cà mèn uống nước, từ mái tôn hay những chiếc thìa, muỗng đơn giản. Cứ tối đến, khi kẻ thù lơ là việc kiểm soát, anh em tù lại che giấu cho nhau để đào hầm. Nhưng chỉ đào được một thời gian, không hiểu do có nội gián hay vô tình, việc đào hầm bị phát hiện. Ông Giao cùng những anh em khác bị lôi lên trực khu đánh. Ông cùng người đồng đội là Nguyễn Trọng Lượng bị lôi lên đánh trước. Tên thiếu uý Long lúc này đã lên trung uý lệnh cho lính chập 5 roi cá đuối to lại, đánh mỗi người đủ 100 roi vào hai bên mạng sườn.

Vừa đánh, tên Long vừa bảo: "Nếu chúng bay mà hô đả đảo Hồ Chí Minh thì tao tha, không hô tao đánh cho bằng chết". Nghe tiếng roi cá đuối quật vào thịt, lòi cả xương sườn, những anh em ngồi dưới nền đất nhìn cũng rùng mình. Bị đánh đau nhưng không một ai hé răng kêu lấy nửa lời. Địch vừa đánh, vừa bắt tù đếm từng roi một, phải đếm to, rõ ràng. Chúng đánh chưa đủ 100 roi thì cả hai người đều bị ngất xỉu. Tên trung uý Long lại cho người giội nước cho tỉnh rồi tiếp tục khảo cung. Không tác dụng gì, hắn liền cho đóng đinh 5 phân vào đầu các ngón tay mỗi người, đóng lút rồi rút ra cách ngón tay khoảng chừng một phân rồi đốt dưới đèn dầu. Đinh vẫn ở trong tay, khi rút đinh thì máu phụt ra. Ông Giao còn nhớ, lúc đó tên trung sĩ Phước với trung sĩ Thanh là hai kẻ buộc phải tra tấn ông theo lệnh của tên Long. Là những tên cai ngục có thâm niên nhưng khi trực tiếp tra tấn, nhìn vào mắt tù nhân, hai tên này nhiều lúc cũng không tránh khỏi rùng mình.

Tình người cảm động từ hai đầu chiến tuyến

Sau những trận đòn dữ dội của kẻ thù, ông Giao lại bị chuyển về biệt giam rồi chuồng cọp. Ông bị phơi trong chuồng cọp dưới cái nắng gay gắt của Phú Quốc những ngày hè, tới mức chỗ vết thương cũng bị thối rữa, bốc mùi hôi thối. Kẻ thù định để ông chết nhưng dưới sự phản đối mạnh mẽ của anh em tù, chúng buộc phải chuyển ông trở lại vào trong nhà giam. "Tôi sống được đến nay cũng là nhờ phước của anh em tù cả", ông Giao phân trần.

Dù bị thương nặng nhưng mỗi bữa ông Giao cũng chỉ được một cà mèn cơm với muối trắng, ngoài ra không có chế độ thuốc thang gì. Duy chỉ có một điều đặc biệt, chỉ có anh em tù đau nặng mới biết và cũng giữ kín với nhau là việc trong mỗi cà mèn cơm ấy, thường có thêm một ít cá bạc má bẻ nhỏ trộn vào, kín đáo thì có thêm một vài viên thuốc kháng sinh. Hồi ấy, người làm cấp dưỡng cho biệt giam là vợ trung sĩ Phước, kẻ trực tiếp tra tấn anh em tù mỗi ngày nên việc có chế độ đặc biệt kín đáo như vậy, anh em cũng không khỏi nhìn nhau. Ban đầu, mọi người cũng cho là có âm mưu gì trong đó nhưng chờ mãi, không thấy có yêu sách gì, chỉ thấy người phụ nữ bé nhỏ ấy lầm lũi đi về trong trại giam, mỗi ngày đem cơm đến phát cho tù mà không nói năng gì, anh em cũng chỉ biết đưa cái nhìn cảm ơn tới chị. Không được phép trao đổi nên ông Giao cũng chỉ nhớ, người phụ nữ ấy là người Long An, kết hôn cùng trung sĩ Phước rồi cả gia đình kéo nhau ra đảo sống. Chồng trực tiếp tra tấn tù nhân, vợ lại lặng lẽ cứu, anh em tù cũng lấy làm thắc mắc.

Về sau, hỏi ra mới biết, không chỉ ông Giao mà còn rất nhiều anh em tù khác đã được cứu một cách lặng lẽ như vậy. Không phải người nào cũng qua được lưỡi hái tử thần sau những trận đòn roi, nhưng những người sống sót cho tới ngày được trao trả thì vẫn còn nhớ mãi. "Nhưng cái ơn của chị ấy thì tôi cũng đã trả được rồi o ạ", ông Giao trầm ngâm khi nghĩ lại chuyện xưa.

Đến năm 1973, sau 5 năm 1 tháng, 2 ngày trong tù, ông Giao được trao trả theo thoả thuận giữa ta và địch, kết thúc những ngày đòn roi và bị tra khảo. Được đưa về đơn vị điều dưỡng từ Phú Quốc, ông Giao được chuyển về đơn vị 72 ở Tuyên Quang để điều trị. Ở đây, ông may mắn gặp được người phụ nữ của đời mình khi bà đang làm điều dưỡng trong trạm quân y. Lấy nhau xong được một thời gian thì hai vợ chồng ông lần lượt ra quân, kéo nhau về quê cũ làm ăn sinh sống. Sau đó, cũng vì con đông, ông Giao lại theo người làng vào miền Nam làm thuê.

Lúc đến ấp Bố Lá, trước là trại giam Bố Lá, là nơi để giam giữ cải tạo lính ngụy sau chiến tranh, đang đi đường ông gặp một đoàn lính ngụy cải tạo đi qua. Thấy ngờ ngợ như có người quen, ông đứng lại nhìn thì nhớ ra là trung sĩ Phước. Nghĩ lại cái ơn của người vợ, ông Giao đứng lại hỏi chuyện. Bùi ngùi khi thấy ông Phước kể chuyện nhà, vợ chồng cũng đông con, cuộc sống cũng rất vất vả.

Nhớ lại cảnh đánh đập tù khi xưa, ông Phước phân trần, cũng là chuyện bất đắc dĩ: "Tôi không đánh các anh thì chính tôi lại bị đánh, rồi vợ con tôi thì đói", đàn ông với nhau nhưng khi nhớ lại cũng không tránh khỏi sụt sùi. Ông Giao mới xuất trình giấy tờ của mình, trình bày với các cấp chỉ huy ở đó với hi vọng ông Phước sớm được trở về: "Tôi không có quan hệ gì với ông Phước cả, chỉ là cai tù và tù nhân thôi.

Trước đây là cai tù của tôi nhưng ông ấy cũng nhân hậu, vợ chồng bí mật cứu sống anh em tù nên mong ông ấy sớm trở về làm ăn nuôi vợ con". Chuyện đã qua hàng chục năm nhưng cho đến giờ, ông Giao vẫn còn nhớ mãi. Là người đã từng vào sinh ra tử trên chiến trường lẫn nhà tù, đã trải qua những cái khốc liệt nhất của cuộc chiến, nhưng cái đọng lại nhất trong ông vẫn là cái ân tình của con người với nhau ở nơi địa ngục trần gian Phú Quốc, dù họ ở hai đầu chiến tuyến.

Kinh hoàng những căn phòng biệt giam chiến sỹ cách mạng

Kẻ thù xếp ông vào khu biệt giam, là khu vực mà chúng dùng để giam giữ những "tên tù cộng sản đầu sỏ". Chế độ nhà tù vốn khắc nghiệt, với những người bị giam trong biệt giam lại còn kinh hoàng hơn. Bốn bức tường nhà giam là những vòng dây thép gai quấn lại xung quanh mấy cái cột, trên được che bạt để tránh mưa, tránh gió, dưới đất chỉ là nền cát, chỉ cần một cơn mưa đi qua là nước xối xả dưới chân cuốn theo những rác rưởi, lá cây từ trên cao xuống nên bệnh tật là điều không tránh khỏi.

Đỗ Huệ

Trò chuyện với cặp đôi đồng tính người Việt kết hôn ở Canada

Thứ 7, 13/04/2013 | 20:25
Công Khanh và Thái Nguyên là cặp đôi đồng tính người Việt Nam đầu tiên kết hôn ở nước ngoài.

Chuyện tình người lính cuối cùng trong sự kiện Vũng Rô

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Trên những con tàu không số, người chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã phải gồng mình để chịu đựng muôn vàn khó khăn để vận chuyện vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam. Phía sau sự khốc liệt đó, có chuyện tình yêu trong sáng, thơ mộng lấn át cả tiếng bom rơi, đạn nổ.

Chuyện tình người phụ nữ chèo đò xuyên biên giới

Thứ 4, 15/05/2013 | 15:45
Hội An (Quảng Nam) vốn nổi tiếng trong mắt du khách nước ngoài bởi sự bình yên của một thành phố nhỏ, cũng như tấm lòng chân chất thật thà hiếu khách của những con người nơi đây.

Nước mắt người mẹ trong phiên tòa thấm đẫm tình người

Chủ nhật, 27/01/2013 | 10:16
Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Cố ý gây thương tích hôm đó, người mẹ già lẳng lặng dắt đứa con bị động kinh đến để đứng vào vị trí... bị cáo và bà là người giám hộ. Cả khán phòng, ai cũng thầm cảm thương cho người mẹ già phải chịu bất hạnh vì "con dại cái mang"...
Cùng chuyên mục

Nghệ An: Chưa có cơm tối, con trai đánh chết mẹ

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:57
Dù mẹ già ốm nặng không gượng dậy nổi để nấu cơm nhưng Hoàng Khắc Thắng đã đánh mẹ đến ngất xỉu.

Quảng Nam: Bơi qua sông, một người chết đuối

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:54
Vào ngày 9/12, thông tin từ chính quyền xã Đại An (Đại Lộc, Quảng Nam) cho hay, một người đã chết đuối khi tự bơi qua sông.

Gia Lai: Công nông lật, 25 người nhập viện cấp cứu

Thứ 2, 09/12/2013 | 13:38
Chiếc xe công nông chở hơn 30 người dân tộc Bahnar đi thăm người quen ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai về, bất ngờ bị lật. 25 người phải vào viện cấp cứu.

Đảo lộn cuộc sống vì bị rác bủa vây

Chủ nhật, 08/12/2013 | 15:21
Mấy tháng nay, nhiều hộ dân ở khối 12, thị trấn Nghèn (Can Lộc – Hà Tĩnh) khốn khổ vì bãi tập kết rác thải sinh hoạt của địa phương đang trong tình trạng quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Mùi nồng nặc hôi thối, ruồi nhặng và khói bụi khi đốt rác bay vào nhà người dân.

Hà Tĩnh: Tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn đã ra đầu thú

Chủ nhật, 08/12/2013 | 14:42
Ngày 8/12, thông tin từ CSGT huyện Kỳ Anh cho biết, tài xế gây ra vụ tai nạn chết người, khiến người dân dựng rạp trên QL1A tại khu vực Đèo Con đã ra đầu thú.