Cảm phục những tấm gương người trẻ vượt lên số phận

Cảm phục những tấm gương người trẻ vượt lên số phận

Thứ 6, 12/04/2013 | 11:30
0
Bằng nghị lực phi thường và sự ham học, những học sinh, sinh viên khuyết tật đã vượt lên số phận trở thành những tấm gương sáng cho các bạn trẻ.

Nguyễn Thiện Huy - chàng SV tí hon 1.2m

“Cuộc sống luôn thử thách con người, con người sống phải có ý thức và nghị lực. Phải vượt lên chính bản thân mình để làm điều có ích cho xã hội”. Suy nghĩ này đã giúp chàng trai tí hon 22 tuổi nhưng chỉ cao 1,2m quyết tâm vượt khó, trở thành sinh viên ĐH.Xã hội - Cảm phục những tấm gương người trẻ vượt lên số phận

Ngoài giờ học, Huy còn làm thêm để kiếm thu nhập

Sinh ra trong một gia đình nghèo có 4 anh chị em ở xóm 2 xã Cẩm Lộc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, hồi nhỏ Huy cũng bình thường như bao đứa trẻ khác.Đến năm học lớp 5 thì chiều cao của Huy không còn phát triển nữa. Huy cho biết em rất mặc cảm vì ngày trước đi học ngày nào bạn bè trêu chọc là người lùn, là tí hon, nhiều lúc Huy đã quyết định bỏ học. Nhưng với nghị lực phi thường và lòng ham học, Huy vừa học xong năm nhất trường ĐH Đông Á Đà Nẵng.

Nói về dự định trong tương lai, Huy cho biết: “Em sẽ cố gắng học thật giỏi, sau này em muốn trở thành kĩ sư Công nghệ thông tin theo đúng ngành nghề mà em đã lựa chọn và mở một công ty chuyên về phần mềm điện tử để tạo công ăn việc làm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh”.

“Cô bé xương thủy tinh” và ước mơ trở thành nhà văn

Nguyễn Cẩm Vân, học sinh lớp 6A4 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, TP. Thanh Hóa, nhìn thân hình gầy còm, ốm yếu của Cẩm Vân, không ai nghĩ rằng năm nay em đã 14 tuổi. Sau mỗi lần bị ngã gãy xương thì xương trong cơ thể em lại bị ngắn thêm một ít. Nhiều chỗ, xương bị cong teo khiến cho bây giờ thân hình em co dúm lại, gầy còm, chân tay teo tóp. 14 tuổi mà nhìn em như một đứa trẻ mới lên 3. Căn bệnh xương thủy tinh hành hạ khiến Cẩm Vân đau ốm triền miên, không ăn uống được gì.

Xã hội - Cảm phục những tấm gương người trẻ vượt lên số phận (Hình 2).

Vân mơ ước trở thành nhà văn

Cho đến bây giờ em vẫn không tự đứng lên đi được, chỉ ngồi hay nằm bất động một chỗ, muốn dịch chuyển phải nhờ người khác. Thời gian nằm bệnh viện nhiều hơn ở nhà, mãi hơn 8 tuổi, Vân mới có thể đến trường đi học được. Cho đến nay hơn 14 tuổi em mới học đến lớp 6. Tuy bị bệnh tật nhưng Cẩm Vân học rất giỏi khiến thầy cô và bạn bè vô cùng quý mến. Em là một tấm gương cho nghị lực vươn lên trong học tập của trường. Nhiều năm liền Vân là học sinh tiên tiến.

Tay chân bị tật nhưng Cẩm Vân viết chữ rất đẹp. Không chỉ học tốt môn Văn và ham học văn học mà các môn học khác em đều học giỏi như nhau. Ước mơ của em là được trở thành một nhà văn để có thể “viết văn phụ giúp bố mẹ”.

Chàng sinh viên khiếm thị bán vé số nuôi ước mơ

 Lê Minh Tâm sinh năm 1990, ở ấp Trường Phước, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh trong một gia đình có 11 người con. Trên Tâm, 4 người anh cũng bị mù, gia đình lại nghèo nên cuộc đời gắn liền với tấm vé số để mưu sinh. Đôi mắt mù bẩm sinh, từ nhỏ Lê Minh Tâm đi bán vé số cùng những người anh mù của mình để kiếm sống.Xã hội - Cảm phục những tấm gương người trẻ vượt lên số phận (Hình 3).

Hàng ngày Tâm vẫn đi bán vé số dạo

Ít ai biết, chàng trai đó hiện là sinh viên năm thứ nhất khoa Ngữ văn, trường ĐH Sư phạm TP. HCM. Tâm kể, có những lúc cuộc sống quá áp lực, lại nghe nhiều người nói “mù học hay không cũng vậy”, em cũng đã rơi vào khủng hoảng và nghĩ đến việc bỏ học đi làm.

Nhưng khi về thăm bố mẹ, Tâm nhận ra rằng mình là một người mù là hy vọng của cả gia đình. Điều đó lại thôi thúc Tâm không được bỏ cuộc. Dù không dám nói trước mình có thể vượt qua những năm đại học hay không nhưng Tâm luôn lạc quan. Mới đây, Tâm được được nhận vào dạy đàn cho học sinh khiếm thị tại ngôi trường Nguyễn Đình Chiểu nơi cậu đã gắn bó từ lâu.

Chàng sinh viên liệt cả hai chân nhận học bổng toàn phần

Cù Hữu Hoàng sinh năm 1992 tại nước Đức. Bố mẹ em đều là người Việt, hiện tại gia đình em đang sống tại một căn nhà trong ngõ nhỏ trên đường Cầu Giấy, Hà Nội. Cù Hữu Hoàng mắc chứng nhược cơ bẩm sinh, đôi chân em không thể hoạt động được nữa. Số phận không may mắn nhưng Hoàng chưa từng buồn hay tuyệt vọng vì bệnh tật.

Xã hội - Cảm phục những tấm gương người trẻ vượt lên số phận (Hình 4).

Hoàng chưa bao giờ đầu hàng số phận

Trong suốt 3 năm học phổ thông trung học, Cù Hữu Hoàng luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm lớp 11, Hoàng đoạt giải nhất môn vật lý cụm Từ Liêm - Cầu Giấy, Hà Nội.

Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, Hoàng đoạt danh hiệu thủ khoa khối A trường ĐH Công nghệ Hà Nội với 27,5. Trong 3 môn thi, Hoàng đạt điểm cao nhất là môn Hóa học. Thế nhưng, môn Vật lý mới là môn yêu thích và là sở trường của Hoàng. Kỳ thi đại học vừa rồi cũng chỉ là thử sức, bởi Hoàng còn có một dự định khác.

Trước đó, Hoàng đã là một trong những sinh viên xuất sắc nhất toàn quốc được trường ĐH FPT trao học bổng toàn phần Nguyễn Văn Đạo. Đầu năm 2012, Cù Hữu Hoàng là thành viên của lớp SEO 607 đã được vinh danh với danh hiệu Cóc vàng - một danh hiệu đáng mơ ước cho tất cả sinh viên ĐH FPT. Khi đó, Hoàng đã đạt thành tích học tập xuất sắc với điểm trung bình các học kỳ là 8,93 và điểm học kỳ gần nhất là 9,0.

Thoa Nguyễn

Tổng hợp

GS Ngô Bảo Châu: Thiếu tranh biện người trẻ sẽ bế tắc

Thứ 2, 25/03/2013 | 09:58
'Mỗi con người sinh ra đều khác nhau, không thể ép tất cả vào một khuôn khổ. Nền giáo dục chỉ nên làm nhiệm vụ định hướng cho các em tìm đến đam mê thực sự phát xuất từ nội lực và năng khiếu của từng cá nhân...", giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ tại ngày hội 'Hướng nghiệp và Khởi nghiệp'.

Trò chuyện với 'thánh thơ' vừa đoạt HCB Olympic Toán

Thứ 6, 12/04/2013 | 09:47
Phạm Quốc Đạt có nickname đáng yêu là Cuốc Đất. Vừa qua, cậu học sinh lớp 11 đã gây xôn xao cư dân mạng bởi tài năng 'xuất khẩu thành thơ' của mình. Tuy nhiên, Quốc Đạt lại đích thị là dân chuyên Toán. Đạt vừa trở thành chủ nhân của chiếc Huy chương bạc Olympic Toán học 30/4.

'Dư luận đang nhẫn tâm 'ném đá' một đứa trẻ '

Thứ 2, 08/04/2013 | 15:14
Tên của cậu bé Đỗ Nhật Nam gần đây xuất hiện dày đặc trên các trang báo, diễn đàn, mạng xã hội. Nhưng không phải vì những thành tích nổi trội em đạt được, mà là xoay quanh một clip phỏng vấn.