Cô sinh viên quanh năm ăn mì gói nuôi cha mẹ bệnh

Cô sinh viên quanh năm ăn mì gói nuôi cha mẹ bệnh

Thứ 4, 19/06/2013 | 13:53
0
Đúng một năm sau ngày đậu đại học, cô sinh viên Nguyễn Thị Huyền phải lặn lội đi làm thêm bằng đủ thứ nghề và trải qua 1.095 bữa ăn mì gói để có tiền gửi về nuôi cha mẹ sống thực vật.

Tấm lòng hiếu thảo và sự hy sinh quên mình của em khiến mọi người phải nể phục và ngỡ ngàng. Thế nhưng, mấy ai biết được những tháng ngày nhịn đói đi làm khiến em phải đối diện với nhiều cơn đau dạ dày vật vã.

Tận cùng của nỗi bất hạnh

Sinh ra trong một đình nghèo, em Nguyễn Thị Huyền (SN 1994, ngụ tại thôn 8, xã Ea Kpal, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk) phải lăn lộn với cái đói nghèo và khó khăn. Người dân khắp các tỉnh Tây Nguyên đều cảm phục ý chí vượt khó của Huyền. Bởi 12 năm liền, Huyền luôn đạt thành tích là học sinh giỏi và hai lần đoạt giải học sinh giỏi văn cấp tỉnh. Không chỉ vậy, Huyền còn được mọi người biết đến với tấm lòng hiếu thảo dành cho gia đình.

Xã hội - Cô sinh viên quanh năm ăn mì gói nuôi cha mẹ bệnh

Sinh viên Nguyễn Thị Huyền đang điều trị tại bệnh viện. (Ảnh Thơ Trịnh).

Chúng tôi tìm gặp Huyền tại khoa Nội tiết tiêu hóa, bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Với khuôn mặt nhợt nhạt, xanh xao, Huyền tâm sự về hoàn cảnh bi đát của gia đình mình: "Để có tiền nuôi hai chị em của em ăn học, ba mẹ em phải lặn lội với đủ thứ nghề vất vả, nặng nhọc. Cho đến năm 2006, vì không có đất canh tác nên mẹ bán nửa mảnh vườn mua một miếng rẫy để làm ăn. Thế nhưng, ngày đầu tiên mẹ lên rẫy đi làm thì mẹ gặp tai nạn giao thông tưởng như bỏ mạng. Ba em phải bán hết những đồ đạc có giá trị trong nhà để đưa mẹ lên bệnh viện tỉnh Đăk Lăk điều trị. Các bác sĩ cho biết mẹ bị tụ máu não và phải điều trị trong 3 năm dài đằng đẵng. Và cũng từ tai nạn đau thương ấy, mẹ em gắn với cuộc sống của người thực vật".

Huyền tiếp tục câu chuyện của mình trong tiếng khóc nghẹn ngào: "Kể từ sau khi mẹ gặp tai nạn, ba em một mình lo toan mọi gánh nặng cuộc sống. Đôi chân gầy yếu của cha đã đi khắp nơi để kiếm từng đồng tiền lẻ, lấy thuốc cho mẹ. Vì thương cha nên em xin nghỉ học để đi làm kiếm tiền và có thời gian chăm sóc mẹ khi vừa tốt nghiệp lớp 9. Nhưng thầy cô luôn khuyên nhủ em phải cố gắng để thay đổi số phận bằng con đường học vấn. Đó là con đường duy nhất để em có thể thay đổi cho cả cuộc sống bi đát của gia đình. Cho đến ngày mùng 5 Tết năm 2007, ba đạp xe đi nhặt nhôm nhựa thì bị một người thanh niên đi xe máy, say rượu nên lao thẳng vào ba. Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết ba bị chấn thương sọ não nên đã phải làm phẫu thuật. Trở về từ bệnh viện, ba mất vĩnh viễn 80% sức khỏe và không thể làm gì được. Được một thời gian sau đó, ba em lại quằn quại với căn bệnh tai biến".

Cuộc sống của gia đình Huyền cứ thế trôi qua trong lặng lẽ và đầy sóng gió. "Toàn bộ chi phí trong gia đình, thuốc men cho ba mẹ đều phải nhờ sự giúp đỡ của bà con hàng xóm, người cho rau, người cho gạo để mọi người trong gia đình tồn tại sự sống. Vì thương hoàn cảnh gia đình em nên hàng tháng, chính quyền địa phương trợ cấp cho cả ba và mẹ là 360.000 đồng", Huyền tâm sự.

Về phía mình, sau khi đậu vào một trường chuyên của tỉnh, Huyền chạy vạy khắp nơi đi kiếm việc làm thêm kiếm tiền lo cho gia đình. Sau mỗi buổi học từ trường trở về và lo cơm nước cho cả nhà, Huyền lại vào rừng đi mót cà phê, làm cỏ, rửa chén và làm cô gia sư suốt ba năm phổ thông. Những lo toan của cuộc sống đã lấy đi của em sự hồn nhiên, thơ dại của một đứa trẻ và in hằn trên khuôn mặt em những gió bụi và vất vả.

Xã hội - Cô sinh viên quanh năm ăn mì gói nuôi cha mẹ bệnh (Hình 2).

Huyền được bạn bè thay nhau chăm sóc tại bệnh viện. (Ảnh Thơ Trịnh).

Lay lắt giải bài toán "6 triệu đồng"

Suy dinh dưỡng trầm trọng

Bà Phạm Bích Thọ (người trực tiếp đưa Huyền đi cấp cứu) cho hay: "Sau khi thăm khám, các bác sĩ tại khoa Nội tiết tiêu hóa, bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết cháu Huyền bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Không chỉ vậy, việc cháu nhịn đói và ăn uống thất thường trong một thời gian dài đã khiến cho dạ dày trầy xước rất nhiều, gây đau co thắt. Các bác sĩ thắc mắc người ta chỉ ăn mì có một tuần đã gần chết mà cháu Huyền ăn mì cả năm thì làm sao có thể chịu đựng được. Tôi thấy xót xa cho những gánh nặng mà cháu một mình gánh chịu".

Mặc dù phải đối diện với không ít những khắc nghiệt cuộc sống như vậy, nhưng cô sinh viên Nguyễn Thị Huyền chưa một lần quên đi nhiệm vụ học tập của mình. Em ngậm ngùi: "Mỗi ngày, em đi làm thuê đến 22h đêm mới về tới nhà. Tắm rửa xong chợp mắt được một chút và thức dậy vào lúc 1h đêm để ôn bài vở. Đó là dư âm mà cho đến bây giờ em rất khó để ngủ đêm. Tốt nghiệp cấp 3, em băn khoăn mãi mới đăng kí thi vào khoa Quản trị Du lịch, trường ĐH KHXH & NV (ĐHQG TP.HCM) bởi từ bé em rất thích học luật hoặc là bác sĩ. Vì vậy, du lịch với em chỉ là một ngã rẽ, chưa một lần nghĩ tới".

Với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng, Huyền đậu đại học trong mùa thi năm 2012. Chia sẻ với PV về những ngày tháng đầu tiên ở giảng đường đại học, Huyền nói: "Nhận được giấy báo nhập học, tâm trạng của em chất đầy những suy nghĩ ngổn ngang. Em mừng vì đó là bước đầu tiên để em có thể thay đổi cuộc sống của cả gia đình. Nhưng em cũng lo sợ vì không biết mình có khả năng học được không. Vì vậy, em xuống đây đi học là một quyết định mạo hiểm. Khó khăn lớn nhất của em ở giảng đường đại học là cân bằng giữa việc học và làm thêm.

Giải thích về việc đến lớp thất thường của mình, Huyền cho biết: "Hàng tháng, em phải tự mình giải bài toán 6 triệu đồng gửi về để thuê người chăm sóc ba mẹ và tiền học hành của em trai. Công việc hàng ngày của em chủ yếu là chạy bàn, rửa chén bát, dạy thêm, phát tờ rơi. Công việc làm thêm đã chiếm gần hết quỹ thời gian của em. Mỗi lần đến kỳ thi, một số anh chị và bạn bè tập trung ôn thi cho em. Đó chính là động lực để em bước tiếp. Cuộc sống của em chỉ đơn giản, nhanh gọn với 3 gói mì mỗi ngày, vừa là tiết kiệm tiền và tiết kiệm thời gian". Câu chuyện của chúng tôi bị đứt quãng bởi Huyền tái nhợt và quằn quại với cơn đau dạ dày.

Nhẹ nhàng lau những giọt mồ hôi cho Huyền, bạn Huỳnh Diễm My (bạn học cùng trường của Huyền) chia sẻ: "Từ lúc biết Huyền, em rất nể phục sự mạnh mẽ và chịu đựng của bạn ấy. Nhiều hôm, Huyền cố nhịn đói đi làm kiếm tiền gửi về cho ba mẹ. Mỗi lần lên cơn đau dạ dày, Huyền ôm chặt thành giường, cắn răng chịu đựng và không hề la khóc. Điều đó khiến em không thể kìm được nỗi xót thương của mình nhưng cũng không thể giúp được gì ngoài những lời động viên. Cách đây hơn một tuần, Huyền lên cơn đau, ói ra máu và được bà Phạm Bích Thọ (một người dân cảm thương hoàn cảnh của Huyền, ngụ tại TP.HCM) chạy đến đưa đi bệnh viện cấp cứu. Dù mới chỉ biết Huyền được vài ngày nhưng cô Thọ rất nhiệt tình và lo cho bạn ấy như con ruột của mình. Thậm chí, cô Thọ còn mua nồi cơm điện, gạo mang đến để Huyền "tập" ăn cơm. Cho đến bây giờ, một mình cô đã chạy vạy và đóng hơn 10 triệu tiền viện phí mà không một lời than thở".

Nhìn lại cả một chặng đường đầy chông gai của mình, Huyền Tâm sự: "Có nhiều lúc, em thấy cuộc sống của mình ngột ngạt và tuyệt vọng. Thế nhưng, nghĩ đến mẹ thì mọi suy nghĩ tiêu cực bỗng chốc tan biến mất. Bởi lúc mẹ chưa gặp tai nạn, mẹ thường vuốt tóc em và nói "sau này con không được khổ giống mẹ nữa. Con phải cố gắng để thay đổi mọi bất hạnh của gia đình mình". Bây giờ, em chỉ mong sao có thể khỏe mạnh trở lại để đi làm kiếm tiền lo cho ba mẹ và để tiếp tục việc học tập".

Rớt nước mắt xót thương

Cô Ngô Thanh Loan, trưởng bộ môn du lịch, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) chia sẻ: "Sau khi biết được hoàn cảnh quá đáng thương của em Huyền, các thầy cô và sinh viên trong khoa đã đóng góp với tư cách cá nhân để hỗ trợ một phần ít ỏi cho em. Bên cạnh đó, chi hội sinh viên của khoa cũng đã làm đơn kêu gọi ủng hộ cho hoàn cảnh của em".

Thơ Trịnh

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Cám cảnh những 'phu đá' nữ kiếm bạc lẻ ở bãi đá Cô Tô

Thứ 6, 15/03/2013 | 16:15
Công việc gánh đá nặng nhọc những tưởng chỉ dành cho cánh đàn ông khỏe mạnh với thân thể cường tráng. Thế nhưng, đến với bãi đá Cô Tô (xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ nhỏ bé với gánh đá oằn trên vai, bước đi những bước khó nhọc dưới cái nắng chói chang như thiêu đốt.

Cám cảnh cậu bé câm nhặt rác mưu sinh

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Đã nhiều tháng nay, người dân xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội chẳng lạ gì với hai mẹ con chị Đỗ Thị Thu. Hàng ngày hai con người, hai số phận ấy vẫn lận đận nhặt rác mưu sinh. Càng đặc biệt hơn, cậu bé đã 9 tuổi mà không biết nói, không mảnh vải che thân, bất kể trời nắng, mưa hay mùa đông giá rét vẫn lặn lội nhặt rác cùng mẹ kiếm sống…

Cám cảnh 'gia đình khổng lồ' từng được Công tử Bạc Liêu 'để mắt'

Thứ 5, 13/06/2013 | 15:15
Sống một cuộc đời mặc cảm, bị cộng đồng xa lánh vì vẻ ngoài khác thường của mình.

Bài 3: Cám cảnh vợ chồng trẻ nuôi con ung thư

Thứ 6, 11/01/2013 | 09:54
Chị Hằng không ngờ có một ngày con chị mắc phải căn bệnh ung thư quái ác khiến vợ chồng chị phải bán cả “đầu cơ nghiệp”, phải chạy vạy khắp nơi vay tiền để chạy chữa cho con.