Cảm thương cụ già 90 tuổi mù lòa nuôi con tật nguyền

Cảm thương cụ già 90 tuổi mù lòa nuôi con tật nguyền

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:52
0
Nếu một lần đi qua phố Bảo Khánh, dừng chân uống chén nước của cụ, nhiều người sẽ rưng rưng nước mắt khi nghe câu chuyện cảm động về cuộc đời nhiều đắng cay của cụ Phan Thị Yến, người Hà Nội gốc...

Hà Nội giữa hè, cái nắng oi bức dường như đã ngăn bước nhiều người ra đường, thế nhưng đâu đó bên Hồ Gươm, nơi góc phố Bảo Khánh vẫn hiện hữu hình ảnh một cụ già đã hơn 90 tuổi gồng mình dưới nắng để mưu sinh.

Lặn lội thân cò bên quán nước

Đến Hồ Gươm, ai cũng có thể bắt gặp hình ảnh một bà lão tóc bạc phơ, móm mém nhai trầu cùng đôi mắt đờ đẫn, ngồi bán nước đối diện phố Bảo Khánh. Quán nước của cụ chỉ vỏn vẹn một cái làn gỗ, mấy bao thuốc, vài bao diêm, dăm gói hướng dương, ngô cay kèm một thùng nước lavie bán cho các du khách qua đường.

Khi tôi hỏi mua mấy gói hướng dương, cụ thong thả: "Cô lấy hai gói 5 nghìn nhé. Cô mở hàng cho bà, bà tránh mưa bây giờ mới ra đây được". Rồi bà cầm đồng tiền sờ đi sờ lại nhiều lần, ngước mắt lên nhìn về phía có tiếng nói của tôi mà hỏi:

Đây là mấy nghìn hả cô? Khi đó tôi mới để ý đến đôi mắt đã đục ngàu của bà hướng lên đầy khấp khởi, vẻ mặt hiện rõ niềm vui khi vừa bán được hàng. Niềm vui giản dị đến xúc động nơi cụ già bán nước khiến tôi tò mò.

Tôi nói đó là tờ tiền 50 nghìn, cụ lần lần vạt áo, lấy túi tiền nhỏ cất trong túi áo đưa hết cho tôi và bảo tôi tự lấy tiền thừa. Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, một người đàn ông trung niên tập thể dục gần đó nói: "Bà lão bị mù hơn hai chục năm nay rồi, tội nghiệp". Cầm túi tiền của cụ, tôi ứa nước mắt, tất thảy chỉ vỏn vẹn 28 nghìn đồng.

Tôi hỏi, sao cụ già lại mù lòa thế này mà con cháu lại để cụ đi bán hàng rong? Cụ thong thả kể cho tôi nghe cuộc đời vô cùng bất hạnh của mình.

Pháp luật - Cảm thương cụ già 90 tuổi mù lòa nuôi con tật nguyềnDứt cơn mưa, cụ Yến lại tiếp tục bán hàng.

Cụ mồ côi mẹ từ sớm, bố đi bước nữa nên phải về sống nương tựa vào ông bà ngoại. Cụ sống một cuộc sống cơ cực, bữa rau, bữa cháo với ông bà ngoại đến năm 20 tuổi thì đi lấy chồng. Những tưởng gia đình sẽ giúp cụ có niềm tin hơn ở cuộc sống nhưng rồi bỗng từ đâu, tai họa cứ đổ dồn xuống thân phận má hồng.

Chồng cụ làm nghề may, tất cả mọi chi tiêu cho 6 nhân khẩu trong nhà đều trông vào đồng tiền công may ít ỏi của chồng. Cuộc sống càng chật vật hơn khi đột nhiên người con gái mắc bệnh rồi bị liệt cả hai chân.

Không chỉ nỗi đau vì con, cụ lại thêm nỗi lo sinh nhai cơ cực, nên quyết định phụ chồng kiếm tiền nuôi các con. Cụ lăn lộn gánh xôi, bán cháo, hoa quả rong ruổi từ chợ Đồng Xuân đến các con ngõ nhỏ gần Hồ Gươm, nhưng cuộc sống vẫn không thoát cảnh khốn khó.

Trớ trêu thay, giữa lúc khó khăn nhất, cần sự nương tựa thì chồng cụ vĩnh viễn ra đi sau một cơn đau nặng, bỏ lại cụ với bốn đứa con thơ dại. Đau khổ tột cùng, cụ gần như mất hết sức lực. Nhưng nhìn đứa con gái đang quằn quại trong bệnh tật, người mẹ đành nén nỗi đau, lăn mình vào đời bươn chải kiếm sống.

Khi nuôi con lớn lên, các con trai chưa tính đến chuyện phụng dưỡng mẹ thế nào mà đòi phân chia tài sản. Cụ đành ngậm đắng nuốt cay bán căn hộ tập thể để chia cho các con có tiền làm vốn sinh nhai. Cụ cùng cô con gái tật nguyền và cậu con út thuê một căn nhà nhỏ ven sông Hồng sống tạm bợ qua ngày.

Nói đến đây, cụ cúi xuống, tay run run lấy chiếc khăn mặt đã sờn lau khuôn mặt nhăn nheo đang giàn giụa những giọt nước mắt.

Mọi chỗ dựa đều mất, nhưng đứa con gái tội nghiệp là động lực để người mẹ ấy không thể ngã lòng. Cụ nhớ lại: "Đơn thân nuôi con ở độ tuổi già nửa đời người, bao vất vả phải gánh chịu nhưng tôi vẫn phải sấp ngửa với cuộc đời vì con gái tôi nó tội nghiệp quá, tôi phải sống vì nó".

Bao năm qua, cụ khóc thương con, tảo tần buôn thúng bán mẹt, dè xẻn từng đồng để mua thuốc, nuôi con. Nhưng khoảng hai mươi năm trở lại đây, tự dưng mắt cụ mờ dần và đến giờ thì không nhìn thấy gì nữa.

Ngậm ngùi, tôi hỏi cụ trong lúc ấy cụ nghĩ gì, bỗng nhiên cụ ngẩng đầu, hướng đôi mắt mù lòa về phía trước mà rằng: "Chẳng nỗi đau nào tôi chưa từng trải qua, đành chấp nhận mà cố sống thôi". Dường như trong con người cụ đã chuẩn bị sẵn tinh thần thép cho mọi biến cố có thể trong đời, để rồi cứ thế gồng mình chống chọi. Vì dù có sóng gió nào thì sự lựa chọn duy nhất của cụ vẫn là sống để lo cho con.

Luôn có lòng tin vào “ánh sáng của cuộc đời”

Khi bà cụ đưa tiền cho tôi để tự trả lại cho mình, tôi hỏi: Cụ không sợ bị kẻ gian quỵt à? Cụ cười móm mém mà rằng: "Không! Không ai lấy tiền của bà cụ mù lòa này cả, người tốt còn nhiều lắm cô ạ".

Rồi sau một lát trầm tư, cụ phân trần: "Một người mù lòa như tôi, nếu không có niềm tin vào người khác thì khó sống lắm vì tôi đang kiếm sống nhờ vào ánh sáng của người khác.

Bao nhiêu năm, trải qua chừng ấy nỗi đau, nếu tôi không có niềm tin vào chính mình, vào con gái tôi và cả những người đang sống xung quanh thì chắc chắn tôi không thể sống được đến bây giờ”.

Và niềm tin đó cụ gửi trọn vào những người khách qua đường không quen biết, không rõ mặt mũi để kiếm tiền nuôi con. Niềm tin đó cụ nuôi dưỡng trong cả ngày mưa, ngày nắng đều đặn không bỏ sót ngày nào, chỉ mong sao có đủ tiền thuốc cho con. Sự cần mẫn, niềm tin đã chiến thắng những bất hạnh mà cụ phải gánh chịu.

Ước mơ về cuộc sống bình yên

Tình yêu thương của người mẹ ngày càng lớn dần lên theo những khó khăn, tủi hờn mà bà cụ 90 tuổi này phải gánh chịu.

Hàng ngày, cụ phải thuê xe ôm đến đón từ sớm để mong bán được nhiều hàng hơn. Không có khách du lịch, nhưng cụ vẫn đến sớm để phục vụ những người dân phố cổ thân thuộc đi tập thể dục buổi sáng sớm ở Hồ Gươm.

Cụ ngồi miệt mài từ sáng sớm bán hàng với cơi trầu làm bầu bạn, chốc chốc cụ lại giã trầu, móm mém nhai đợi khách ghé mua. Nắng mưa là chuyện của trời, mặc kệ, cụ gửi gắm hy vọng vào chiếc làn nhỏ và những tấm lòng.

Bền bỉ, kiên nhẫn phơi thân già dưới cái nắng như đổ lửa, khổ nhất là ngày mưa, khi mọi người vội vã chạy tìm chỗ trú thì cụ luống cuống không biết chạy vào đâu.

Hôm nào mưa to thì có chú trông xe dìu cụ vào trạm biến áp tránh mưa, không thì cụ cũng đành phủ vội chiếc vải mưa cho cả người và hàng. Lúc đói bụng, cụ nhai trầu đợi cơm hộp mang tới. Cụ tranh thủ bán hàng cả trưa tối không về nhà để đỡ tiền xe ôm và kiếm thêm chút đỉnh.

Buổi tối, dưới ánh đèn đường phản chiếu, may mắn có ai để ý thấy mua hàng cho cụ, cụ lại vui vẻ phục vụ. Không ai nghĩ cụ già đã bị mù cả hai mắt lại bán hàng đêm.

Cứ như vậy, cho đến khi những bước chân đã thưa dần, tiếng nói chuyện không còn rõ, tiếng xe cộ cũng ngớt, cụ biết thời gian bán hàng của mình đã hết. 23h đêm, người xe ôm quen thuộc đến báo cụ dọn hàng để ra về khi thành phố đã chìm dần vào giấc ngủ.

Cả một đời vất vả vì con, mang trong mình căn bệnh đau tim bẩm sinh, cụ Yến đã sống chung và quen dần với sóng gió cuộc đời. Cụ chỉ mong còn sức khỏe để ngày nào cũng có thể đi bán hàng nước có tiền mua thuốc cho con. Phải chăng trong sâu thẳm trái tim người mẹ mù lòa, tình yêu thương con thật lớn lao, là tất cả cuộc sống của cụ.

Cụ nghẹn lòng nói với tôi ước mơ bình dị đến bất ngờ: "Tôi không mong muốn gì cho tôi cả, chỉ mong ngày nào ông trời cũng cho tôi được đi bán hàng để có tiền mua thuốc cho con. Tôi chỉ mong chừng nào còn sống tôi vẫn được chăm sóc cho nó".

Ở cụ, không có khát khao mong được con cái phụng dưỡng, chăm sóc mà chỉ mong được lo hết cho con, được gánh chung nỗi đau của con. Đó hẳn là nỗi niềm lớn nhất trong cuộc đời bà cụ nghèo nàn, bất hạnh. Hàng ngày, cụ vẫn mong được ngồi đằng sau chiếc ghế đá đó, để được lắng nghe từng nhịp bước của Hà Nội trôi dần về đêm...

Và giờ đây, trong sự xa hoa, sôi động của phố phường Hà Nội, bóng bà mẹ mù lòa vẫn ngồi đó với một niềm mong ước: Người qua lại càng nhiều, đêm Hà Nội chậm về để bà có thêm thời gian, bán thêm chén trà, gói hướng dương.

Hà Nội đang đổi thay từng giờ. Có lẽ người mẹ bất hạnh nhưng hết sức tuyệt vời này cũng cảm nhận được điều đó, bằng chính trái tim của mình.

Bình Minh


Tag: Gia Lai
Cùng chuyên mục

Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đuổi đánh nhau trong đêm ở Hà Nội

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:19
Ngày 27/3, Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Gây rối trật tự công cộng, tạm giữ hình sự đối với 26 đối tượng có độ tuổi từ 16-20.

Vụ khách hàng “bốc hơi” 58 tỷ đồng: Bắt tạm giam nữ Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:53
Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân.

Cựu Tổng Giám đốc DAB Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:33
Trong thời gian giữ vai trò là Tổng Giám đốc DAB, Trần Phương Bình đã có nhiều sai phạm, gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng của ngân hàng này.

Giám đốc “bùng tiền” vay nợ lĩnh 20 năm tù sau 16 năm trốn chạy

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:26
Chiều 27/3 ,TAND TP.Hà Nội xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân Quyền (SN 1954, Tây Hồ, Hà Nội) 20 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Đồng Nai: Bắt giữ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:19
Ngày 28/3, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Long Khánh vừa bắt đối tượng N.V.K. (32 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
     
Nổi bật trong ngày

Bắt giữ đối tượng cướp giật điện thoại tại Hà Nội

Thứ 4, 27/03/2024 | 21:17
Công an đã bắt giữ thủ phạm là Lê Công Hùng và tìm được chiếc điện thoại bị cướp tại một cửa hàng sửa chữa điện thoại trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội.

Khởi tố nam thanh niên bán “cỏ mỹ” cho khách

Thứ 4, 27/03/2024 | 16:08
Đang bán "cỏ Mỹ" cho khách, Nguyễn Văn Vĩnh bị lực lượng Công an ập vào bắt quả tang.

Tử hình bà trùm ma túy “đội lốt” nữ doanh nhân thành đạt

Thứ 4, 27/03/2024 | 21:10
Mỹ tạo vỏ bọc là nữ doanh nhân thành đạt trên mạng xã hội để buôn bán ma túy. Đối tượng này vừa bị TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt án tử hình.

Bắt giữ đối tượng trộm tiền trong thẻ ATM của bạn gái

Thứ 4, 27/03/2024 | 20:43
Đối tượng N.V.H. (trú tại thôn Thủy Minh, xã Gia Minh, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đã trộm thẻ ATM của bạn gái sau đó rút 10 triệu đồng.

Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đuổi đánh nhau trong đêm ở Hà Nội

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:19
Ngày 27/3, Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Gây rối trật tự công cộng, tạm giữ hình sự đối với 26 đối tượng có độ tuổi từ 16-20.