Camera và luật sư

Camera và luật sư

Thứ 6, 22/11/2013 | 13:52
0
Vụ án Nguyễn Thanh Chấn đã “chấn động” đến nghị trường, ngay khi phiên chất vấn Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình bắt đầu sáng 21.11.

Những bức xúc lâu nay về án oan sai và vụ Nguyễn Thanh Chấn như một điển hình nên dư luận đồng loạt lên tiếng suốt tháng qua. Chính vì vậy nên đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đã hỏi thẳng Chánh án Tòa Tối cao rằng: “Liệu còn bao nhiêu con thỏ mà bị tuyên là gấu hay không?”.

Luật sư - Camera và luật sư
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị lắp camera ở phòng hỏi cung. Ảnh: Minh Thăng

Tất nhiên ông Trương Hòa Bình không trả lời được câu hỏi này vì còn biết bao nhiêu vụ án có thể oan sai nhưng không được phát hiện. Cái may mắn có người tự thú nhận tội như trong vụ ông Chấn e khó có trường hợp thứ hai, và oan sai thì muôn hình vạn trạng, may ra chỉ có trời xanh mới thấu.

Nhưng dù ở tình trạng nào, oan sai đều từ một trong hai nguyên nhân, đó là do trình độ của cán bộ tố tụng hạn chế, hoặc do bức cung nhục hình. Vậy mà, đối với tình trạng nhục hình, nạn nhân nói có, cán bộ điều tra nói không, khó có thể xác định được. Khi trả lời đại biểu Lê Thị Nga về điều này, chính ông Trương Hòa Bình cho rằng: “Việc hội đồng xét xử phát hiện ra có ép cung hay không rất khó. Điều này phải được điều tra”.

Mà khó thật, nếu đi hỏi điều tra viên có bức cung nhục hình hay không thì vô phương tìm được sự thật. Lời hăm dọa, chuyển phòng suốt đêm không cho ngủ, lấy búa dao để khủng bố tinh thần thì làm gì có dấu vết để lại. Cũng có những trường hợp bị đánh đập đến mức để lại vết sẹo trên thân thể, nhưng người ta cũng có thể cãi phăng đó là vết sẹo của nạn nhân bị thương tích từ một nguyên nhân khác, không do điều tra viên gây ra. Chịu thua!

Vậy thì, đề nghị mà đại biểu Lê Thị Nga đưa ra tại Quốc hội về việc thực hiện lắp camera giám sát tất cả các cuộc hỏi cung xem ra phải được tính tới. Cách thức này không mới vì nhiều nước đã áp dụng, nó sẽ giúp cho các cơ quan giám sát biết được có bức cung nhục hình hay không để khỏi cãi nhau rầy rà vô ích.

Nhưng liệu cái camera có giúp cho “thỏ” không trở thành “gấu” như cách nói của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền hay không?

Có thể trả lời rằng, chỉ hạn chế bức cung nhục hình nhưng chưa thật sự đảm bảo quyền của công dân khi bị tạm giam, tạm giữ để điều tra.

Ở đây, có một chủ thể khác được luật pháp quy định có quyền tham gia từ giai đoạn điều tra, từ khi bị can bước vào phòng hỏi cung - đó là luật sư. Thế nhưng, nhưng trên thực tế, luật sư chưa được tôn trọng trong việc thực hiện cái quyền đó của họ khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ich của thân chủ.

Để khỏi phải cãi nhau về điều tra viên có bức cung nhục hình hay không, để hạn chế tối đa oan sai đặc biệt là trong các vụ án hình sự, thì chỉ cần làm hai việc, lắp cái camera trong phòng hỏi cung và tôn trọng quyền hành nghề của luật sư.

Theo Dân Việt

Bộ trưởng Công an: 'Đang lắp camera tại phòng hỏi cung'

Thứ 6, 22/11/2013 | 10:25
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết, Bộ này đã lựa chọn giải pháp lắp camera tại phòng hỏi cung và đang từng bước lắp đặt. Trên thực tế, đã lắp đặt ở địa bàn trọng điểm.

Camera tại phòng hỏi cung, tại sao không?

Thứ 5, 21/11/2013 | 16:15
Vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở tỉnh Bắc Giang đã bộc lộ một “khoảng trống” của pháp luật hình sự trong việc thực hiện quyền được bào chữa của bị can.

Vụ ông Chấn: 'Tòa án rất khó phát hiện ra ép cung'

Thứ 5, 21/11/2013 | 14:35
Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 21/11, chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình cho rằng "tòa án cũng rất khó phát hiện ra ép cung hay không, nếu bị can không đề nghị, luật sư cũng không có ý kiến".

Ông Chấn đề nghị truy tố các điều tra viên ép cung

Thứ 4, 20/11/2013 | 09:13
Ngoài đề nghị khởi tố những điều tra viên từng ép cung ông cách đây 10 năm, ông Nguyễn Thanh Chấn còn nhờ các luật sư ở Hà Nội hỗ trợ pháp lý trong vấn đề yêu cầu đòi bồi thường những tổn thất mà ông phải chịu án oan sai.

'Cần khởi tố các điều tra viên nghi ép cung ông Chấn'

Thứ 7, 16/11/2013 | 10:16
Để tìm hiểu rõ hơn về tình huống pháp lý hy hữu này, PV báo Nguoiduatin.vn đã có buổi trao đổi với LS. Nguyễn Quang Anh, giám đốc Công ty Luật Sao Việt (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội).

Những vụ điều tra viên đánh đập, ép cung gây rúng động

Thứ 5, 14/11/2013 | 14:11
Nhiều vụ cảnh sát dùng nhục hình với nghi phạm đã xảy ra. Hành vi này của người cảnh sát là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm tới sức khỏe, danh dự của công dân, gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, tạo ra bức xúc trong dư luận xã hội.

Bộ trưởng Công an: 'Đang lắp camera tại phòng hỏi cung'

Thứ 6, 22/11/2013 | 10:25
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết, Bộ này đã lựa chọn giải pháp lắp camera tại phòng hỏi cung và đang từng bước lắp đặt. Trên thực tế, đã lắp đặt ở địa bàn trọng điểm.

Camera tại phòng hỏi cung, tại sao không?

Thứ 5, 21/11/2013 | 16:15
Vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở tỉnh Bắc Giang đã bộc lộ một “khoảng trống” của pháp luật hình sự trong việc thực hiện quyền được bào chữa của bị can.

Vụ ông Chấn: 'Tòa án rất khó phát hiện ra ép cung'

Thứ 5, 21/11/2013 | 14:35
Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 21/11, chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình cho rằng "tòa án cũng rất khó phát hiện ra ép cung hay không, nếu bị can không đề nghị, luật sư cũng không có ý kiến".

Ông Chấn đề nghị truy tố các điều tra viên ép cung

Thứ 4, 20/11/2013 | 09:13
Ngoài đề nghị khởi tố những điều tra viên từng ép cung ông cách đây 10 năm, ông Nguyễn Thanh Chấn còn nhờ các luật sư ở Hà Nội hỗ trợ pháp lý trong vấn đề yêu cầu đòi bồi thường những tổn thất mà ông phải chịu án oan sai.

'Cần khởi tố các điều tra viên nghi ép cung ông Chấn'

Thứ 7, 16/11/2013 | 10:16
Để tìm hiểu rõ hơn về tình huống pháp lý hy hữu này, PV báo Nguoiduatin.vn đã có buổi trao đổi với LS. Nguyễn Quang Anh, giám đốc Công ty Luật Sao Việt (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội).

Những vụ điều tra viên đánh đập, ép cung gây rúng động

Thứ 5, 14/11/2013 | 14:11
Nhiều vụ cảnh sát dùng nhục hình với nghi phạm đã xảy ra. Hành vi này của người cảnh sát là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm tới sức khỏe, danh dự của công dân, gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, tạo ra bức xúc trong dư luận xã hội.