Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris

Lê Mạnh Quốc
Thứ 7, 31/12/2022 | 16:53
0
Gần 50 năm trôi qua nhưng vẫn còn nhiều điều trong khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris cần được tiếp tục giải mã, để thấy hiểu rõ hơn về Hiệp định lịch sử này.
Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris

Hiện nay, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đang bảo quản nhiều khối tài liệu về ngoại giao, hợp tác quốc tế của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Trong đó có khối tài liệu có giá trị, ý nghĩa về Hội nghị Paris.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 2).

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris - Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã chính thức được ký kết. Thắng lợi này là thành quả trực tiếp của sự kết hợp ba mặt trận đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, trong đó ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động. Hiệp định là kết quả của gần 5 năm đàm phán, với nhiều phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1.000 cuộc phỏng vấn.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 3).
Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 4).

Theo giới thiệu của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, khối tài liệu này bao gồm các loại hình: Tài liệu hành chính (bằng giấy), tài liệu ảnh, tài liệu ghi âm. Trong đó, nhiều thành phần tài liệu quan trọng về Hội nghị Paris đang được đóng dấu các mức độ mật.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 5).

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01/1973 - 27/01/2023), Phóng viên Người Đưa Tin đã có dịp được tiếp cận với một phần của kho tài liệu này. 

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 6).

 

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 7).

Khối tài liệu này được bảo quản tại Kho Lưu trữ nằm ở Tầng hầm của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III với chế độ bảo quản tốt nhất theo quy định hiện hành. 

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 8).

Tài liệu hành chính (giấy) về Hội nghị Paris là những tài liệu thuộc các phông: Phông Phủ Thủ tướng, Phông Quốc hội, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban tố cáo tội ác của Mỹ ở Việt Nam, tài liệu của các cá nhân: Đại sứ Hà Văn Lâu, Hoàng Minh Giám,…

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 9).
Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 10).

Tài liệu giấy chiếm phần lớn khối tài liệu về Hội nghị Paris.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 11).

Nhiều thành phần tài liệu quan trọng về Hội nghị Paris đang được đóng dấu các mức độ mật, vẫn cần được tiếp tục giải mã, để thấy rõ hơn về giá trị, ý nghĩa của Hiệp định này.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 12).

Tài liệu ảnh bao gồm các ảnh về tiến trình Hội nghị Paris, về quá trình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam thuộc các phông: Phông Bộ Ngoại giao, Mục lục ảnh khối cơ quan, Đại sứ Hà Văn Lâu, Hoàng Minh Giám,…

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 13).
Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 14).

Những bức ảnh này là nguồn tài liệu quý giá nghiên cứu về ngoại giao Việt Nam trong kháng chiên chống Mỹ, về nỗ lực của Chính phủ, nhân dân Việt Nam trong đấu tranh ngoại gioa bảo vệ độc lập dân tộc.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 15).

Tài liệu ghi âm so với tài liệu giấy và tài liệu ảnh là một loại hình độc đáo, đặc biệt, chiếm một số lượng lớn, với gần 700 giờ băng ghi âm về quá trình, diễn biến Hội nghị Paris, từ buổi khai mạc, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc riêng đến các phiên họp toàn thể từ năm 1968 – 1973 như: Bài phát biểu của đồng chí Xuân Thủy và Harriman tại cuộc nói chuyện chính thức giữa Đại diện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mĩ tại buổi khai mạc hồi 10h30 ngày 13/5/1968; Phiên họp kí tắt Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam (giữa đồng chí Lê Đức Thọ với Henry Kissinger) ngày 23/01/1973; Cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Lê Đức Thọ với Henry Kissinger ngày 11/02/1973…

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 16).

Khối tài liệu này được bảo quản với thời hạn vĩnh viễn. 

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 17).

Trao đổi với Người Đưa Tin, bà Trần Việt Hoa - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III chia sẻ khối tài liệu  bảo quản tại TTLTQG III như những “bằng chứng sống” không chỉ ghi lại toàn bộ quá trình diễn biến Hội nghị mà còn phản ánh được không khí, thái độ cũng như quá trình tranh luận có những lúc căng thẳng của các bên tham gia.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 18).

"Đây thực sự là nguồn sử liệu tin cậy, khoa học, toàn diện, khách quan về Hội nghị Paris, hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn phục vụ nghiên cứu về Hội nghị Paris, về lập trường, quan điểm, thái độ của các bên tham dự Hội nghị", bà Trần Việt Hoa - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đánh giá. 

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 19).

Bà Hoa cũng thông tin thêm, trong những năm gần đây, Trung tâm được tiếp nhận những tài liệu quý từ các cơ quan Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ, Lưu trữ Liên Bang Nga… và từ các nhân chứng tham gia Hội nghị Pari là những nguồn tài liệu mới, góp phần bổ sung thêm thông tin về Hội nghị Paris.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 20).

Nhìn chung, với số lượng và sự đa dạng về loại hình (trong đó khối tài liệu giấy và ảnh phần lớn đã số hóa, khối tài liệu ghi âm đã được gỡ và gõ thành text), tài liệu lưu trữ về Hội nghị Paris có giá trị, ý nghĩa lịch sử to lớn trong việc nghiên cứu về Hội nghị Paris nói riêng, chủ trương đường lối ngoại giao của Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ và lịch sử ngoại giao của Việt Nam nói chung.

Sự kiện - Cận cảnh khối tài liệu lưu trữ về Hiệp định Paris (Hình 21).

Cũng như nhiều khối tài liệu khác đang được bảo quản tại TTLTQG III, Trung tâm đã triển khai các biện pháp nhằm giúp độc giả tiếp cận khối tài liệu về Hội nghị Paris năm 1973 như: Sắp xếp, chỉnh lí khoa học tài liệu về Hội nghị Paris; Xây dựng công cụ tra cứu, cơ sở dữ liệu phục vụ việc tra cứu tài liệu; Phục vụ độc giả tại phòng đọc của Trung tâm; Viết bài Công bố, giới thiệu tài liệu về “Hội nghị Paris năm 1973” trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm xuất bản sách tài liệu lưu trữ về Hội nghị Paris.

[E] Thượng tướng Võ Văn Tuấn: Cái khó của tướng thời bình là ngăn chiến tranh, giữ lấy hòa bình

Thứ 5, 22/12/2022 | 09:00
“Thế hệ cha tôi đã vượt lên trên chiến tranh đi tìm lấy hòa bình còn chúng tôi không gì khác – phải bảo vệ nền hòa bình của đất nước", Thượng tướng Võ Văn Tuấn nói.

[E] GS Hồ Ngọc Đại và lời "tiên tri" của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn

Chủ nhật, 20/11/2022 | 08:00
Thắp nén hương thành kính tưởng nhớ tiền nhân, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cởi mở với GS. Hồ Ngọc Đại về cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của ông.

Sắc đào Nhật Tân thắm trại Davis sau Hiệp định Paris 1973

Chủ nhật, 18/02/2018 | 07:00
Mùa xuân trên đất Việt có muôn loài hoa ganh đua khoe sắc nhưng người dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ lại thích trưng hoa đào vào dịp Tết.
Cùng tác giả

Cảng Quy Nhơn báo lãi tăng 64% trong quý đầu năm 2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Quý I/2024, Cảng Quy Nhơn báo lãi sau thuế đạt 31,7 tỷ đồng, tăng 64,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Xây dựng thương hiệu du lịch Điện Biên từ nội lực văn hóa

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:00
Điện Biên có tài nguyên văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc của các tộc người. Đây là nguồn lực to lớn để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.

Ngăn chặn, loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tiêu cực trong đấu thầu

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:08
Bộ GTVT yêu cầu thực hiện nghiêm các chỉ đạo của bộ về công tác lựa chọn nhà thầu; nghiêm cấm các hành vi dàn xếp, thông thầu, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu.
Cùng chuyên mục

39 mũi khoan xuyên núi, dự kiến thông hầm Bãi Gió vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:04
39 mũi khoan đã được thực hiện nhằm gia cố hầm đường sắt Bãi Gió ở đèo Cả để khắc phục sạt lở.

Chắp cánh khát vọng khởi nghiệp cho phụ nữ Việt

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:47
Tọa đàm “Vượt rào cản vốn và kiến thức, doanh nghiệp nữ chủ cất cánh” đem đến nhiều thông tin bổ ích trong hành trình lập nghiệp của chị em phụ nữ.

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Hà Nội: Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn ngổn ngang sau 3 đời Chủ tịch

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:48
Bắt đầu khởi công từ khi cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung còn đương chức, gần 4 năm trôi qua dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn chưa thể về đích.

Hải Phòng: Gặp gỡ những người góp công vào Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:33
Có gần 2.500 người con của Tp.Hải Phòng đã trực tiếp tham gia làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu”.
     
Nổi bật trong ngày

Chắp cánh khát vọng khởi nghiệp cho phụ nữ Việt

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:47
Tọa đàm “Vượt rào cản vốn và kiến thức, doanh nghiệp nữ chủ cất cánh” đem đến nhiều thông tin bổ ích trong hành trình lập nghiệp của chị em phụ nữ.

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Phát triển đô thị biển Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:30
Cửa Lò nổi lên với sức sống, sự năng động của một đô thị du lịch biển được ví là “viên ngọc xanh xứ Nghệ”.

39 mũi khoan xuyên núi, dự kiến thông hầm Bãi Gió vào ngày 22/4

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:04
39 mũi khoan đã được thực hiện nhằm gia cố hầm đường sắt Bãi Gió ở đèo Cả để khắc phục sạt lở.

Hà Nội: Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn ngổn ngang sau 3 đời Chủ tịch

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:48
Bắt đầu khởi công từ khi cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung còn đương chức, gần 4 năm trôi qua dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vẫn chưa thể về đích.