Cận cảnh nghề lao lực của những 'nữ phu đá'

Cận cảnh nghề lao lực của những 'nữ phu đá'

Thứ 5, 08/08/2013 | 09:32
0
Bãi đá Gia Vượng cách khu dân cư khoảng 6km, ngày mưa cũng như ngày nắng, những người làm tại đây đều có mặt đầy đủ. Nhiều người cứ tưởng, làm việc tại bãi đá là công việc của đàn ông khỏe mạnh, thực tế, nhiều phụ nữ cũng lam lũ từ sáng sớm ở bãi đá để mong có một cuộc sống đầy đủ hơn...

Nghề nặng nhọc không của riêng ai

Tôi có mặt tại bãi đá thuộc núi Bồ Đình Gia Vượng, (Gia Viễn, Ninh Bình) vào một ngày cuối tháng 7, khi những cơn mưa rào xuất hiện. Tuy vào ngày mưa, nhưng những người làm việc ở đây không nghỉ.  Cuộc sống của những người nông dân ở đây trước kia chỉ trông chờ vào cây lúa, khoảng dăm năm trở lại đây, một số doanh nghiệp, nhà máy đến đây khai thác đá thì họ có thêm một nghề mới - nghề xúc đá.

Xã hội - Cận cảnh nghề lao lực của những 'nữ phu đá'

Chị Nguyễn Thị Quy trong phút giải lao hiếm hoi

Để đi vào bãi đá, chúng tôi đã vượt qua một con đường đất đỏ ngoằn ngoèo,  trời mưa càng trở nên lầy lội. Đến gần trưa thì trời hửng nắng, những người phụ nữ ở các xã lân cận núi  đã tập trung làm việc . Chị Trần Thị Hoa (xóm 2, thôn Bồ Đình, xã Gia Vượng) cho biết: "Hàng ngày, chúng tôi thức dậy từ 4h sáng, 5h là có mặt ở bãi đá để làm việc. Công việc chính là xúc đá từ những bãi đã được nghiền sẵn lên xe hoặc cho vào bao tải. Vì hôm nay trời mưa nên chúng tôi làm muộn hơn...".

Ở bãi đá Gia Vượng này có khoảng 10 phụ nữ làm nghề xúc đá. Họ lăn lộn từ sáng sớm đến tối mịt, những ngày đẹp, nhiều công trình xây dựng đổ mái trong đêm, số phụ nữ này làm việc cả đêm để có đủ đá cung cấp cho khách hàng. Họ nghỉ rất ít, chỉ ngủ được vài tiếng mỗi ngày rồi lại ra bãi đá. Vì làm công việc nặng nhọc nên nữ lao động ở bãi đá này thường già hơn so với tuổi, da đen sạm lại. Chị Nguyễn Thị Quy (xã Liên Sơn, Gia Viễn) cho hay: "Tôi làm việc ở bãi đá đã năm năm, từ khi có xí nghiệp khai thác đá về đây. Công việc này không của riêng ai cả, ai có sức khỏe thì làm. Đàn ông thì xúc đá to, đưa đá từ nơi nghiền ra bãi; còn phụ nữ thì xúc đá từ bãi lên xe. Làm công việc này vất vả lắm, về nhà đặt lưng xuống là ngủ thiếp đi...".

Nhà chị Quy có bốn người con đang tuổi ăn, tuổi học nên gánh nặng kinh tế vẫn đè lên vai hai vợ chồng chị. Nhà có 8 sào ruộng nhưng làm cả năm vẫn không đủ ăn, anh chị phải đi làm thêm ở bãi đá. Cơm nước ở nhà đành nhờ mẹ chồng 75 tuổi và cậu con trai 14 tuổi đỡ đần. Những ngày mùa màng, cấy hái thì một mình chồng chị làm ở bãi đá, chị phải ở nhà để lo ruộng đồng. Hàng ngày, anh chị dậy từ 4h sáng, khi các con còn ngủ, về nhà lúc 9h tối, khi bọn trẻ đã say giấc , nhưng vì mưu sinh nên anh chị vẫn phải làm việc ở bãi đá, ở vùng quê này, đây cũng là công việc duy nhất để gia đình kiếm thêm thu nhập.

Xã hội - Cận cảnh nghề lao lực của những 'nữ phu đá' (Hình 2).

Bãi đá Gia Vượng có nhiều người phụ nữ mưu sinh

Lao lực với nghề

Khổ như "phu đá"!

Anh Lê Văn Quang, chủ bãi đá Gia Vượng cho biết: "Ở đây, ngoài những người đàn ông làm nghề xúc đá thì cũng có nhiều phụ nữ làm công việc này. Họ hầu hết đến từ các xã lân cận. Biết là phụ nữ làm nghề này có nhiều vất vả nhưng vì họ cần một công việc để kiếm tiền nên chúng tôi nhận vào làm. Có người yếu quá vẫn năn nỉ chúng tôi cho làm "phu đá" để kiếm thêm thu nhập. Nói chung, đã làm nghề này phải xác định là lao lực...".

Trong lúc nghỉ giải lao chờ xe đến lấy đá, chị Lê Thị Dung (thôn 6, xã Gia Phong, Gia Viễn) tâm sự: "Mỗi ngày, chúng tôi được trả 70 nghìn đồng tiền công. Nếu làm đến 9h tối thì một ngày kiếm được 100 nghìn đồng. Công việc nặng nhọc, nên chỉ những người đàn ông khỏe mạnh mới dám làm thêm trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong đội của tôi cũng có những người phụ nữ vẫn làm thêm cả tháng trời để lấy tiền chữa bệnh cho con, vất vả lắm...".

Theo lời chị Dung, trong đội xúc đá của chị có một người tên Thoa, một mình nuôi ba đứa con. Chồng chị Thoa mất sớm, con út bị bệnh tim bẩm sinh. Vì là dân ngụ cư nên chị Thoa cũng không có đất ở làng Ngô Đồng, (Gia Phú, Gia Viễn). Bốn mẹ con phải ở nhờ nhà một người quen, rau cháo nuôi nhau. Vụ mùa đến, chị đi gặt hoặc cấy thuê... Làm ở bãi đá, trưa nào chị Thoa cũng phải đạp xe 15 cây số về nhà để xem cậu con út thế nào. Đúng hôm chúng tôi đến,  chị Thoa đưa con lên Hà Nội khám.

Làm công việc nặng nhọc nên hầu như những người phụ nữ ở bãi đá này đều bị những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Chị Dung tâm sự: "Hàng ngày tiếp xúc với đá, ngửi bụi đá, biết là nguy hiểm nhưng không còn lựa chọn khác. Khi xúc đá có đồ bảo hộ lao động, khẩu trang nhưng không tránh được những lúc sơ sẩy. Có lần do vô ý, tôi  bị bụi đá bay vào mắt, phải nghỉ mấy ngày."

Theo bộc bạch của nữ lao động ở bãi đá thì nghề xúc đá không chỉ là nghề nặng nhọc mà còn nguy hiểm, lúc lấy đá, cào đá vào xe không cẩn thận, rất dễ bị những hòn đá trên cao lăn xuống rơi trúng vào chân, tay hay bị bụi rơi vào mắt. Nhiều hôm, về đến nhà, cả người trắng xóa toàn bụi đá. Tuy nhiên, họ vẫn mưu sinh để có thêm đồng ra, đồng vào cho  gia đình,  con cái.

Chị Nguyễn Thị Quy chia sẻ: "Sau mỗi buổi xúc đá về, cả người đau nhức, bàn chân thì buốt do máu dồn vì đứng lâu. Tôi cũng ước ao có một tiệm tạp hóa nhỏ để bán hàng nhưng chưa làm được. Do làm việc ở bãi đá lâu nên tôi đang bị bệnh về hô hấp, hàng ngày vẫn phải uống kháng sinh. Chúng tôi cố gắng làm việc để có tiền nuôi dạy con trưởng thành để  sau này đỡ vất vả. Bây giờ, tôi nghỉ làm ở bãi đá thì không biết làm gì để sống nữa...".

Trong số những người phụ nữ làm nghề xúc đá ở đây, không chỉ có những phụ nữ còn trẻ, khỏe mạnh mà còn có cả những người phụ nữ đã luống tuổi. Bác Lê Thị An, năm nay 56 tuổi nhưng vẫn làm ở bãi đá. Nhà bác ở xã Gia Vân. Do không có chồng con, cha mẹ đã mất, anh em mỗi người một phận nên hàng ngày bác vẫn ra bãi đá cùng các nữ lao động khác để mưu sinh. Những người phụ nữ ở đây, mỗi người mỗi phận nhưng họ đều dùng chính sức lao động của mình để kiếm tiền, mong gia đình, con cái có một cuộc sống tốt đẹp hơn.                   

Lạc Thành

Nhọc nhằn những phận đời mưu sinh bằng nghề 'đổ máu'

Thứ 6, 26/07/2013 | 13:46
Hàng ngày, họ phải đi khắp nơi nhặt nhạnh những mảnh kính vỡ, phải chịu rách da, đổ máu với chi chít vết sẹo trên da. Nhưng người dân mang nỗi lòng xa xứ này, vẫn ngày ngày bám với nghề nhặt kính vỡ để mưu sinh.

Những mảnh đời đun mồ hôi mưu sinh trong 'lò bát quái'

Thứ 3, 09/07/2013 | 10:11
Trời nắng như đổ lửa, bà Bình vẫn cặm cụi trong "lò bát quái" (lò nướng cá-PV) để lật những vỉ cá nướng cho vàng đều, không bị cháy. Ngày nào cũng vậy, bà Bình làm quần quật từ tờ mờ sáng đến chiều muộn để nướng cá cung cấp cho các thương lái…

Đại gia đình 50 năm mưu sinh ở... đáy sông

Thứ 3, 16/07/2013 | 13:34
Hơn 50 năm trong nghề, nếm đủ mọi nguy hiểm, bạc bẽo của đời thợ lặn, ông Nguyễn Văn Dung khi qua đời chỉ truyền lại cho đàn con những tuyệt kỹ của nghề lặn mò đáy sông với lời khuyên "hãy tìm cách lên bờ... nghề lặn bạc bẽo lắm".

Phận đời những 'bóng hồng' mưu sinh nơi cảng cá Cửa Sót

Thứ 3, 25/06/2013 | 16:07
Nắng như đổ lửa kèm theo gió Lào, đi trên con đường đầy cát dẫn vào cảng Cửa Sót (thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), chân tôi như muốn phồng rộp lên. Cả không gian nhuốm vị mặn mòi, tanh nồng của biển. Người người hối hả bốc dỡ nốt những mẻ cá cuối cùng để trốn chạy khỏi "biển lửa" đang ngùn ngụt bốc lên...

Những phận đời ngâm mình dưới biển mưu sinh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:42
Tôi gặp em vào một buổi chiều tà trên biển Cửa Lò (Nghệ An), cô bé đội chiếc mũ lụp xụp che khuất tầm mắt, nhưng vẫn để lộ nụ cười rất tươi trong ánh hoàng hôn. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh hơn cả là một cơ thể đang run vì lạnh giữa tiết trời vẫn còn hầm hập nóng của ngày hè tháng 6 miền Trung.

Về chợ Bà Rén xem chị em 'bồng heo' mưu sinh

Thứ 4, 05/06/2013 | 19:31
Nằm giữa quốc lộ chằng chịt người xe qua lại, dưới cái nắng như thiêu như đốt của ngày hè, thế nhưng vẫn có không ít chị em phụ nữ không quản nắng mưa, mệt nhọc "chạy" theo cái nghề kỳ lạ có một không hai này.