Cần chấm dứt tình trạng văn bản sai 'lọt lưới' thẩm định

Cần chấm dứt tình trạng văn bản sai 'lọt lưới' thẩm định

Thứ 7, 24/08/2013 | 08:12
0
Thẩm định văn bản là một nhiệm vụ quan trọng của Bộ Tư pháp, nhưng vẫn xảy ra tình trạng văn bản đã hậu kiểm vẫn “lọt lưới” những quy định không khả thi. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đã thẳng thắn trao đổi với báo chí xoay quanh bất cập này…

Chất lượng thẩm định văn bản hiện nay chưa cao. Vậy theo ông, trong thiếu sót này, trách nhiệm Bộ Tư pháp đến đâu?

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, có hai khuyết điểm rất lớn của công tác thẩm định. Thứ nhất là thẩm định chậm, chúng tôi đang cố gắng khắc phục theo hướng làm đến đâu chắc đến đó. Biện pháp là huy động thêm cộng tác viên giỏi, kéo thời gian xây dựng quy trình pháp luật để thời gian thẩm định được dài ra cùng với cơ chế liên kết giữa các ngành. Thứ hai là chất lượng thẩm định dù đã có những tiến bộ nhưng để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước thì còn phải cố gắng rất nhiều. Hiện nay, tính phản biện chưa cao. Văn bản chúng ta xây dựng đang trong thời kỳ đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế đi vào chiều sâu... Với tư cách là đại diện cơ quan chuyên môn sâu và có trách nhiệm "gác cổng" pháp luật, bản thân người thẩm định phải có kinh nghiệm, sự nhạy bén về chính trị mới phát hiện ra được những nội dung mâu thuẫn và đáng ra phải làm được điều đó. Chúng tôi cũng đã làm nhưng còn chưa thỏa mãn với kết quả đạt được và sẽ cố gắng trong thời gian sắp tới. 

Luật sư - Cần chấm dứt tình trạng văn bản sai 'lọt lưới' thẩm định

Ảnh minh họa

- Đã có văn bản nào Bộ Tư pháp thẩm định mà bị các bộ, ngành phản ứng chưa, thưa ông?

- Có chuyện phản ứng rồi. Nhưng không hẳn là thẩm định không tốt. Có khi ý kiến thẩm định chỉ chú ý đến luật mà không tham khảo, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội hay các ngành, lĩnh vực khác. Do người thẩm tra không hiểu chiều sâu của vấn đề. Làm thế nào để các cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này vừa có kiến thức pháp luật sâu sắc vừa có kiến thức chuyên ngành ở mức cần thiết và đặc biệt là kiến thức xã hội là mục tiêu chúng tôi đang xây dựng, chuẩn bị những điều kiện cần thiết. Thế nhưng cũng có lúc nội dung văn bản không sâu sắc thì làm sao có thể phát biểu thẩm định được một cách sâu sắc và có sự kết hợp giữa pháp lý, nội dung để tránh được tình trạng thẩm định tính pháp luật thuần túy.

Hiện nay, trung bình Bộ Tư pháp thẩm định 27 văn bản của các bộ, ngành mỗi tháng. Phải chăng các bộ, ngành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quá nhiều?

- Đấy cũng là một yếu tố vì hiện nay mong muốn có pháp luật để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là một nhu cầu rất lớn của nhiều bộ, ngành, người dân. Do đó phải kết hợp giữa tốc độ và chất lượng. Mấy năm vừa rồi, tốc độ làm luật của chúng ta rất lớn và là một yếu tố làm chất lượng bị ảnh hưởng. Nguyên nhân sâu sa do ngành nào cũng vội, cũng làm việc hết sức mình nhưng thời gian rất gấp nên buộc phải chạy nước rút. Vì vậy phần nào ảnh hưởng đến "độ chất" của văn bản. Do đó không phải ngẫu nhiên mà luật của chúng ta trong giai đoạn hiện nay sửa nhiều hơn so với luật của các nước. Trong khi họp chuyên đề về xây dựng luật, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần nhắc các bộ, ngành rằng thà chưa ban hành còn hơn ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà không đúng với yêu cầu thực tế, điều này vô cùng nguy hại.

- Thưa ông, tỷ lệ phát hiện các thông tư có sự gửi gắm quyền lợi và lợi ích của các bộ, ngành ban hành nhiều hay không và ngăn chặn như thế nào?

- Thông tư là hướng dẫn những vấn đề nghiệp vụ chuyên sâu và là cách hướng dẫn triển khai thực hiện những nhiệm vụ do bộ, ngành quản lý. Tuy nhiên trong luật không thấy giao cho Bộ Tư pháp thẩm định. Nhưng Bộ Tư pháp có quyền có ý kiến và thấy Bộ Tài chính một năm ban hành vài trăm thông tư nhưng sai sót thì chỉ vài sản phẩm. Đối với nhận định các ngành thường hay thông qua văn bản pháp luật để gửi gắm lợi ích mà phóng viên hỏi là có nhưng không nhiều. Nếu báo chí, dư luận phát hiện thấy khuất tất, hãy lên tiếng, Bộ Tư pháp sẽ vào cuộc ngay. Cũng đã có một số trường hợp Bộ Tư pháp giải quyết nội bộ nên báo chí không biết.

- Ngoài chuyện thẩm định văn bản còn "lọt lưới" nội dung không khả thi, ngay đến quá trình ban hành luật, có không ít nội dung mang tính "đi tắt đón đầu", bị dư luận phản ứng. Phải chăng có hiện tượng này vì các nhà làm luật tính nội dung quá xa, trong khi các bất cập ở thực tiễn thì không xử lý được khi luật có hiệu lực?

- Trong quá trình xây dựng luật, ngoài thẩm định của Bộ Tư pháp, quy định hiện hành còn yêu cầu phải lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp. Nhưng vấn đề này các ngành làm còn yếu do đó khi luật ra đời, đối tượng bị điều chỉnh bị sốc, phản ứng. Nếu làm nghiêm túc chắc chắn sẽ tránh được hiện tượng này. Mặt khác, ở các nước tiên tiến, quy trình ban hành luật khoa học hơn. Cụ thể, khi ban hành luật nhưng điều kiện thực tiễn chưa bảo đảm thì họ để một thời gian sau mới có hiệu lực. Ví dụ như Luật Tiếp cận thông tin của Anh ban hành từ năm 2001 mà đến 2005 mới có hiệu lực bởi vì họ dành một thời gian dài để bảo đảm điều kiện thực thi. Chúng ta cũng có một thời gian để tuyên truyền phổ biến, tuy nhiên chúng ta ít tính đến ngân sách để bảo đảm thực thi luật ấy như thế nào. Đây là vấn đề lớn đặt ra cần tính đến tới đây.

- Xin chân thành cảm ơn ông!

Theo Hải Hà (Hà Nội Mới)

'Văn bản gây tranh cãi của Cục CSGT lộ nhiều sai trái'

Thứ 5, 22/08/2013 | 15:02
Theo Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư Pháp, văn bản của Cục CSGT đã thể hiện sự thiếu thận trọng khi kết nối các nhóm hành vi có bản chất khác nhau, bộc lộ nhiều nội dung sai trái, cần phải xử lý.

Không thu hồi văn bản 'cấm chụp ảnh CSGT'

Thứ 5, 22/08/2013 | 09:03
Đại diện Cục CSGT đường bộ, đường sắt - Bộ Công an ngày 21-8 khẳng định sẽ không thu hồi văn bản có nội dung yêu cầu việc chụp ảnh CSGT phải xin phép đang khiến dư luận “dậy sóng” những ngày qua.

Ban hành văn bản pháp luật sai: Chưa thấy xử lý ai?

Thứ 7, 10/08/2013 | 11:20
Mặc dù hàng loạt các văn bản pháp luật của nhiều bộ ngành, địa phương mới ban hành đã bị "thổi còi" vì vi phạm, nhưng từ rất lâu rồi, chưa thấy cán bộ lãnh đạo, người ký văn bản pháp luật sai nào bị xử lý...

Chậm ban hành văn bản pháp luật: Gây khó cho dân

Thứ 6, 12/07/2013 | 14:42
Hiện vẫn còn tồn tại tình trạng nhiều lĩnh vực chưa được pháp luật điều chỉnh hoặc chậm được điều chỉnh, thậm chí nhiều lĩnh vực dù đã có Luật nhưng lại phải chờ Nghị định còn Nghị định lại phải chờ Thông tư hướng dẫn cụ thể, chi tiết mới triển khai, áp dụng được trong thực tế cuộc sống.

Giật mình vì lỗi sơ đẳng trong văn bản hành chính

Thứ 6, 05/07/2013 | 10:21
Ý tưởng ngô nghê, ngôn từ phản cảm, thậm chí là quá mức “đời thường”... đang xuất hiện ngày một nhiều trong các công thư nhân danh cơ quan nhà nước, tổ chức nghề nghiệp... khiến tính trang nghiêm và chuẩn mực vốn có của những văn bản này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thủ tục tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Thứ 7, 15/06/2013 | 22:20
Xin hỏi quý báo, theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu? Đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu cần có những nội dung nào? Phạm Ngọc Vân (Tây Hồ - Hà Nội)