Cần có chuyên gia tâm lý trong quá trình tố tụng

Cần có chuyên gia tâm lý trong quá trình tố tụng

Thứ 5, 11/04/2013 | 14:16
0
Để đi tìm nguyên nhân dẫn đến những vụ án gia đình, nơi mà những thành viên của nó lẽ ra phải thương yêu, chăm sóc, bao bọc lẫn nhau thay vì gây tội ác, PV đã có cuộc trao đổi với ông Đào Vĩnh Tường - phó chánh tòa Hình sự, TAND TP.Hà Nội.

Đều xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ

Ông đánh giá như thế nào về những người bình thường được xem là hiền lành vậy mà khi ra tay sát hại bậc sinh thành hoặc người thân lại man rợ đến khủng khiếp như vậy?

Giết người bao giờ cũng đi kèm với động cơ, mục đích, gây án xong, các đối tượng thường nghĩ cách để che mắt các cơ quan điều tra. Trường hợp của Vi Văn Phượng, động cơ giết mẹ đã rõ ràng là do bức bách về kinh tế. Vì thế không thể nói Phượng là hiền lành được, y đã tính toán kỹ và hành vi lại quá man rợ. Việc y dùng dao chém  nhiều nhát vào nạn nhân, để nhằm che giấu tội phạm, đánh lạc hướng cơ quan điều tra với suy nghĩ là con đẻ thì không thể sát hại mẹ một cách man rợ như vậy. Nói ở góc độ chuyên môn, thì Phượng là kẻ giết người máu lạnh, có chủ ý, có tính toán và mưu mô.

Chính vì lý do trên nên rất cần những chuyên gia tâm lý trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, nhằm giúp các cơ quan điều tra lấy lời khai... được tốt hơn, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội. Mặt khác để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, từ đó loại bỏ tội ác trong gia đình.

Có nhiều ý kiến cho rằng những nghịch tử sát hại cha mẹ một cách dã man thường là những đối tượng thần kinh "có vấn đề"?

Điều đó không hoàn toàn chính xác. Trong một số vụ án gia đình chỉ có số ít hạn chế về khả năng nhận thức, còn lại đều là người bình thường. Không khó để giải mã động cơ phạm tội trong từng vụ án cụ thể. Đó có thể là do mâu thuẫn gia đình, ảnh hưởng của lối sống thị trường, ảnh hưởng của internet, cái hay khó học, cái dở nhanh tiếp thu...

Luật sư - Cần có chuyên gia tâm lý trong quá trình tố tụng

Ông Đào Vĩnh Tường,  Phó chánh tòa Hình sự TAND TP.Hà Nội.

Trên thực tế, những vụ án con giết cha, giết mẹ đều xuất phát từ những mâu thuẫn rất nhỏ như: Xin tiền bố mẹ không cho, đòi mua xe máy không được... Để thỏa mãn nhu cầu vật chất thấp hèn của mình, một số đối tượng sẵn sàng ra tay sát hại các bậc sinh thành một cách dã man. Cũng có những trường hợp do bị dồn nén đến bước đường cùng, hoặc trong trạng thái thần kinh bị kích động mạnh dẫn đến giết người thân.

Tôi lấy ví dụ, năm 2012, những vụ án vợ giết chồng có chiều hướng tăng. Nguyên nhân chính do chồng nghiện rượu, cờ bạc thua lỗ, cầm cố tài sản, dẫn đến ngược đãi vợ con, mâu thuẫn gia đình gay gắt dẫn đến tư tưởng quẫn bách gây ra án mạng.

Nền tảng giáo dục phải đặt lên hàng đầu

Nguyên nhân dẫn đến bi kịch thảm khốc, phá vỡ mối quan hệ huyết thống trong nhiều gia đình trở thành vấn đề đáng báo động. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Đầu tiên, chúng ta phải khẳng định rằng, tội ác trong gia đình gia tăng đã và đang báo hiệu một sự xuống cấp đạo đức trầm trọng. Những nề nếp, trật tự trong gia đình nhiều nơi đang bị đảo lộn làm xói mòn truyền thống tốt đẹp vốn có của người Việt Nam. Những thảm án trong gia đình thường để lại nỗi day dứt cho người thân và hậu quả nặng nề cho xã hội. Tuy nhiên, phải nói đến trách nhiệm của cha mẹ trong lĩnh vực giáo dục con cái. Tại sao trong thời buổi khó khăn, người ta sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo cho nhau nhưng bây giờ anh em lại bất hòa vì tranh giành tài sản? Tất cả những nguyên nhân trên đều có thể dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ.

Dư luận đang quan ngại về những án mạng trong gia đình hiện có chiều hướng gia tăng. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Trên thực tế những vụ án mạng trong gia đình thường xảy ra ở vùng sâu vùng xa, kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, những mâu thuẫn âm ỉ kéo dài trong một số gia đình, không được giải tỏa kịp thời, đến khi bùng phát dẫn đến hậu quả khôn lường. Trên thực tế chưa thấy một gia đình nào báo cáo chính quyền, nhờ chính quyền giúp đỡ, để có biện pháp răn đe, phòng ngừa kịp thời, vì lý do xấu hổ, áp lực dư luận. Trong trường hợp con cái bị nghiện sẽ sẵn sàng giết bố bẹ. Vì vậy các gia đình cần chủ động phối hợp đối với các đoàn thể, để cùng nhau tháo gỡ những mâu thuẫn. Về phía xã hội phải thay đổi biện pháp giáo dục và phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa. Việc này rất cần những chuyên gia tâm lý tội phạm học, để cùng cắt nghĩa vấn đề, từ đó hy vọng có những giải pháp để loại bỏ tội ác trong gia đình, cho một xã hội yên bình hơn.

Xin cảm ơn ông!         

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!                        

Lương Liễu (thực hiện)

Cơ quan tố tụng 'lách luật' để miễn trách nhiệm hình sự

Thứ 2, 25/02/2013 | 15:48
Quy định về việc miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) theo Điều 25 Bộ luật Hình sự (BLHS) thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta.

Vụ "ly hôn nghìn tỷ", có vi phạm tố tụng?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Việc tòa án cấp sơ thẩm hồi tháng tư không thụ lý, giải quyết yêu cầu về tài sản của anh Minh trong vụ ly hôn với con gái chủ tịch tập đoàn Bảo Sơn, mà giành quyền khởi kiện trong một vụ kiện khác trong trường hợp này có phải là vi phạm nghiêm trọng tố tụng?