Cần mạnh dạn hơn để phục hồi, phát triển kinh tế

Cần mạnh dạn hơn để phục hồi, phát triển kinh tế

Thứ 6, 12/11/2021 | 09:48
0
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ đã xây dựng 2 kịch bản, đó là có và không có chương trình phục hồi. Từ đó xác định nợ công, bội chi lạm phát từng kịch bản.

7 nguyên tắc xây dựng phục hồi kinh tế

Sáng 12/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội. Một trong nhiều vấn đề đại biểu quan tâm đặt ra là tình hình giá cả, nguyên vật liệu tiếp tục tăng cao.

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) hỏi: Các cơ sở để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp một số khó khăn, như dòng vốn đứt đoạn, nguồn cung lao động thiếu, chuỗi cung cấp hàng hóa đứt gãy, đòi hỏi Chính phủ vừa phải có giải pháp tổng thể, đồng bộ, vừa phải có những giải pháp ưu tiên. Trong đó, nguồn lực ngân sách đang khó khăn nên Việt Nam khó triển khai được các gói kích thích nền kinh tế như nhiều quốc gia khác. Là cơ quan chủ trì tham mưu cho Chính phủ, đề nghị Bộ trưởng cho biết cách tiếp cận, xây dựng các biện pháp để khôi phục sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khôi phục nền kinh tế của Việt Nam?

Tiêu điểm - Cần mạnh dạn hơn để phục hồi, phát triển kinh tế

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&ĐT.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Việt Nga, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết cách tiếp cận, quan điểm nguyên tắc xây dựng giải pháp phục hồi kinh tế có 7 vấn đề lớn.

Thứ nhất, sẽ tiếp cận theo diễn biến của tình hình dịch bệnh, tiến độ tiêm vắc-xin Covid-19, khả năng cung ứng thuốc điều trị khi chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19. Từ đó, chủ động xây dựng các phương án, kịch bản để đối phó.

Thứ hai, khi xây dựng chính sách theo hướng mở để có thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thực tế của từng đối tượng trong thời gian cụ thể.

Thứ ba, vừa hỗ trợ phục hồi nhanh, ngắn hạn vừa lồng ghép với các chiến lược, kế hoạch 5 năm, dài hạn.

Thứ tư, các chính sách phải đảm bảo mục tiêu, trong đó cao nhất là ổn định kinh tế vĩ mô. Đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế như an toàn tài chính quốc gia, hoạt động ổn định của các tổ chức tín dụng, các chỉ tiêu về nợ công, bội chi, lạm phát,…

Thứ năm, các chính sách này phải hướng tới tác động cả vế phía cung-cầu, kinh tế, an sinh xã hội, việc làm và phải có trọng tâm, trọng điểm

Thứ sáu, phải phù hợp với khả năng huy động và trả nợ.

Cuối cùng, phải có nhiệm vụ giải pháp để kiểm soát chặt chẽ hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra trong chương trình.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Đoàn Tp. Hà Nội) đặt câu hỏi: Từ những làn sóng người lao động trở về quê trong đại dịch Covid, Bộ trưởng có suy nghĩ như thế nào về chiến lược đầu tư trên bình diện cả nước để hạn chế một cách căn cơ những làn sóng di cư tương tự như thế này trong tương lai không?

Tiêu điểm - Cần mạnh dạn hơn để phục hồi, phát triển kinh tế (Hình 2).

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trí, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, phải nhìn nhận vấn đề này theo hướng đầy đủ hơn, coi đây là vấn đề rất lớn liên quan đến kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, và đây là vấn đề chưa có tiền lệ, nên chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm để đối phó với vấn đề này.

Nhu cầu khách quan và chủ quan là khả năng dự báo, ứng phó, khả năng xử lý tình huống, đây là bài học quý mà chúng ta có thể rút ra trong thời gian vừa qua.

Ở góc độ đầu tư, Bộ trưởng cho biết có 4 vấn đề liên quan: Quy hoạch, đầu tư, cơ chế chính sách, xây dựng thị trường lao động.

“Để đảm bảo định hướng hài hòa, cần cân bằng phát triển giữa các vùng miền, địa phương, giảm hiện tượng này trong tương lai. Khi cung cầu lao động hợp lý thì lượng người di chuyển sẽ giảm đi”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Khả năng “hấp thụ” nền kinh tế ra sao?

ĐBQH Nguyễn Cao Sơn (Đoàn Hoà Bình) chất vấn: Tình hình diễn biến dịch bệnh tiếp tục phức tạp, khó dự báo, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng cao tác động đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đề nghị Bộ trưởng cho biết, Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng các giải pháp, kịch bản gì để ứng phó với các diễn biến phức tạp này, quản trị được các rủi ro, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn trong thời gian tới?

Tiêu điểm - Cần mạnh dạn hơn để phục hồi, phát triển kinh tế (Hình 3).

ĐBQH Nguyễn Cao Sơn chất vấn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ đã xây dựng hai kịch bản, đó là có và không có chương trình phục hồi. Từ đó xác định nợ công, bội chi lạm phát cho từng kịch bản.

Bộ cũng đang tính toán việc sử dụng các công cụ, chính sách, tài khóa và tiền tệ như thế nào, khả năng “hấp thụ” nền kinh tế ra sao. Quan điểm là cần mạnh dạn hơn để phục hồi phát triển kinh tế, phục hồi doanh nghiệp, vừa tăng trưởng, tăng quy mô nền kinh tế, vừa tăng thu ngân sách, đảm bảo an toàn nợ công, bội chi.

Cùng với đó, theo dõi chặt chẽ diễn biến về giá cả, nợ xấu,... điều chỉnh việc cung tiền để giảm áp lực lạm phát, bảo đảm nguồn cung nguyên nhiên vật liệu hàng hóa thiết yếu, đầu tư công phải có trọng tâm trọng điểm, đảm bảo hiệu quả  mang tính dẫn dắt những nguồn vốn ngoài nhà nước cùng tham gia.

Hơn 92% các doanh nghiệp phía Nam trở lại hoạt động

Tranh luận lại với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) cho rằng, việc phục hồi của các doanh nghiệp sau đại dịch còn nhiều vấn đề khó khăn.

“9 tháng đầu năm 2021 hơn 90 nghìn doanh nghiệp rút khỏi hiện trường, đây thường là doanh nghiệp nhỏ, vốn dưới 5 tỷ đồng. Nếu rút khỏi thị trường thì khó mà có thể quay lại thị trường”, đại biểu An nói.

Từ đó, ông cho rằng cần phải quan tâm đến doanh nghiệp này, cụ thể là, cần phải quan tâm đến doanh nghiệp hết tiền tái sản xuất.

“Doanh nghiệp bị giải thể, vai trò hệ thống ngân hàng trong hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào?”, đại biểu An đặt câu hỏi.

Giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua.

"Khó khăn đầu tiên do tổng thầu, sản lượng, doanh thu giảm mạnh; khó khăn thứ 2 là do dòng tiền; thứ ba là chi phí đầu vào, vận chuyển tăng rất cao; thứ tư là thiếu hụt vật tư đầu vào; thứ năm là chuỗi cung ứng, lưu thông khó khăn; thứ sáu là khó khăn về chuyên gia, người lao động", Bộ trưởng nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau khi có Nghị quyết 128 thì tinh thần của doanh nghiệp đã phấn khởi, quay trở lại hoạt động.

“Đã có hơn 92% các doanh nghiệp phía Nam trở lại hoạt động, 70-75% lao động quay trở lại, dự tính quý I năm sau thì doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 100%”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho biết, dù như vậy hiện nay vẫn còn 5 khó khăn đối với doanh nghiệp.

“Thứ nhất là nguồn vốn và dòng tiền, thứ 2 chi phí vật liệu nguồn vào ở mức cao, thứ 3 là thiếu hụt lao động, thứ tư là chi phí phòng chống dịch, thứ 5 là việc thực thi các quy định phòng chống dịch ở các cấp chưa được thống nhất, còn cản trở doanh nghiệp”, Bộ trưởng thông tin.

Thừa nhận thực trạng mà đại biểu An nêu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết vừa qua các chính sách hỗ trợ mới chủ yếu hướng tới “doanh nghiệp khỏe”, có doanh thu, có lợi nhuận. Song, doanh nghiệp yếu, bị mất doanh thu thì chưa được quan tâm, hỗ trợ đúng mức.

Các doanh nghiệp nhỏ chưa được hỗ trợ trực tiếp bằng các chính sách tài khóa, mới chủ yếu là chính sách chung.

“Chúng tôi lưu ý vấn đề này để tham mưu Chính phủ có chính sách cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn mà không có doanh thu, không có lợi nhuận tránh đổ vỡ trong thời gian tới”, Bộ trưởng Dũng nói.

Hoàng Bích - Hồng Bích

Vì sao giải ngân vốn đầu tư công còn chậm?

Thứ 6, 12/11/2021 | 06:30
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, trong năm nay, tỉ lệ giải ngân thấp có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

5 nhóm giải pháp phục hồi kinh tế

Thứ 5, 11/11/2021 | 18:30
Bộ KH&ĐT đang nghiên cứu tham mưu Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi phát triển kinh tế, xã hội để trình Quốc hội trong kỳ họp tới.

ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân nêu giải pháp vận hành lại "đoàn tàu" kinh tế Tp.HCM

Thứ 3, 09/11/2021 | 16:22
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, "đoàn tàu" kinh tế Tp.HCM còn nguyên "đầu tàu và toa tàu, đường ray, trưởng tàu, lái tàu, trưởng toa và 92% nhân viên”.
Cùng tác giả

Quy định cụ thể hơn các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Thứ 3, 16/04/2024 | 18:39
Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng việc quy định này nhằm tạo sự minh bạch và bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thứ 3, 16/04/2024 | 14:22
UBTVQH đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan theo dõi sát biến động cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu.

Hội Luật gia Việt Nam làm việc với Ủy ban đối ngoại Tp.Saint Petersburg, Liên bang Nga

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:06
Ngày 12/4, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam gặp gỡ, làm việc với Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Tp.Saint Petersburg, Liên bang Nga Kalganov Vyacheslav Gennadievich.

Chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:59
Đại diện các đơn vị tham gia họp đã chia sẻ, trao đổi và thảo luận xoay quanh nội dung liên quan đến xuất khẩu dược liệu.

Điều chỉnh 4 nội dung liên quan đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 2, 15/04/2024 | 19:50
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, với 100% ý kiến tán thành.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.

Hội Luật gia Việt Nam làm việc với Ủy ban đối ngoại Tp.Saint Petersburg, Liên bang Nga

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:06
Ngày 12/4, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam gặp gỡ, làm việc với Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Tp.Saint Petersburg, Liên bang Nga Kalganov Vyacheslav Gennadievich.

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Benin

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:07
Điện đàm với người đồng cấp Benin, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Benin còn rất lớn, do đó hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế song phương.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

Hội Luật gia Việt Nam làm việc với Ủy ban đối ngoại Tp.Saint Petersburg, Liên bang Nga

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:06
Ngày 12/4, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam gặp gỡ, làm việc với Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Tp.Saint Petersburg, Liên bang Nga Kalganov Vyacheslav Gennadievich.

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Benin

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:07
Điện đàm với người đồng cấp Benin, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Benin còn rất lớn, do đó hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế song phương.