Cần nghiên cứu kỹ phương án tuyển sinh các trường NCL

Cần nghiên cứu kỹ phương án tuyển sinh các trường NCL

Thứ 5, 02/05/2013 | 08:46
0
Thông tin một số trường ĐH ngoài công lập đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép tuyển sinh riêng, chưa rõ phương án tuyển sinh của các trường này như thế nào, nhưng nhiều ý kiến trái chiều đã nêu ra, báo Người đưa tin xin nêu một số ý kiến của các chuyên gia về giáo dục như sau.

TS Triệu Văn Cường – Hiệu trưởng Trường ĐH Nội vụ (Hà Nội) góp ý về phương án tuyển sinh 4 trường NCL vừa đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép áp dụng trong kỳ tuyển sinh 2013.

Theo ông Cường,  Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra quyết định với phương án tuyển sinh của 4 trường ĐH Quang Trung, ĐH Phan Chu Trinh, ĐH Yersin và ĐH Trưng Vương. Tôi cho rằng, hiện quy định bằng cấp các trường như nhau, không phân biệt gì, như vậy tuyển sinh nên theo quy định chung.

Xã hội - Cần nghiên cứu kỹ phương án tuyển sinh các trường NCL
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, chất lượng tốt nghiệp THPT các nơi có thể có sự khác nhau, dù cùng một điểm số nên cách xét tuyển như trên sẽ không chỉ không đảm bảo được chất lượng đầu vào mà có thể còn ảnh hưởng đến việc phân luồng.

Cuối cùng, tôi cho rằng, cái quyết định vẫn là chất lượng đào tạo. Dù có thực hiện cách tuyển sinh như thế nào chẳng nữa, nếu không có chất lượng học sinh cũng sẽ không đến. Ở các nước, nhiều trường ngoài công lập thu hút sinh viên rất mạnh vì họ khẳng định được thương hiệu. Còn nếu chỉ cố gắng để lấy cho đủ sinh viên không quan tâm đến chất lượng là không thể được.

Thay vì tổ chức thi tuyển hay lấy điểm sàn kỳ thi 3 chung để xét tuyển, các trường này xây dựng đề án tuyển sinh riêng dựa vào kết quả học tập 3 năm trung học phổ thông (THPT) và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Trong bài viết của mình đăng trên Báo Giáo dục thời đại, tiến sĩ Võ Như Tiến - hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ (ĐH Đà Nẵng) nói rằng, với kinh nghiệm làm công tác quản lý giáo dục ĐH, CĐ, tôi không đồng tình lắm với phương án tuyển sinh riêng này. Bởi vì, quá trình sàng lọc chất lượng học sinh phổ thông hiện nay giống như “một đường ống thẳng tuột”, nên việc lấy kết quả học tập của học sinh THPT xét tuyển vào học ĐH, CĐ sẽ không phản ánh được chất lượng đầu vào của thí sinh.

Từ năm 2002 đến nay, hơn 10 năm Bộ GD&ĐT tổ chức thi ba chung và lấy kết quả đưa ra các mức điểm xét tuyển thí sinh vào trường là phương án tuyển sinh ĐH, CĐ mà chúng tôi nhận thấy mang lại nhiều hiệu quả. Việc tổ chức thi 3 chung để lấy điểm xét tuyển đầu vào đã phân cấp, phân luồng được thí sinh vào học tại các trường ĐH, CĐ trong cả nước. Có thể nhận thấy rằng, trong thời gian qua đã có rất nhiều trường ĐH ngoài công lập được thành lập, tuy nhiên, sự đầu tư, chuẩn bị cho việc thành lập chưa đến nơi đến chốn cả về đội ngũ cán bộ, giảng viên, lẫn hệ thống trang thiết bị cơ sở vật chất… Vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, cũng như hạn chế số lượng thí sinh đăng ký tuyển sinh, đây là một kết quả tất yếu.

Tuy nhiên, hiện nay cũng có không ít các trường ĐH ngoài công lập khẳng định được thương hiệu, uy tín của mình, thu hút được thí sinh đăng ký vào học, không thiếu chỉ tiêu tuyển sinh. Cho nên, trước những khó khăn đang phải đối mặt, các trường ĐH ngoài công lập cần phải tự xem lại mình.

N. An

Luật giáo dục ĐH khuyến khích các trường tuyển sinh riêng

Thứ 4, 27/03/2013 | 09:38
Luật giáo dục đại học sẽ là chìa khóa cho sự thành công mới của các trường đại học. Theo đó, các trường đại học được khuyến khích tuyển sinh riêng.

Đã có trường NCL trình tiêu chí tuyển sinh riêng

Thứ 2, 08/04/2013 | 09:02
Theo ông Văn Đình Ưng - trưởng ban Thông tin của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - cho biết, có gần 10 trường đưa ra các phương án tuyển sinh riêng.

ĐH Quốc gia Hà Nội được phép tuyển sinh riêng

Thứ 4, 17/04/2013 | 13:37
Đó là khẳng định của Bộ GD – ĐT, trong dự thảo về quy chế tổ chức, hoạt động của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Đề xuất tuyển sinh ĐH bằng... phỏng vấn trực tiếp

Thứ 6, 22/03/2013 | 08:07
Thí sinh sẽ được "thử lửa" bằng một buổi phỏng vấn trực tiếp từ Hội đồng tuyển sinh về kiến thức tổng hợp, thái độ, kỹ năng, hành vi, sở thích,...