Sách thiếu nhi sai sót: Cần xử phạt nặng

Sách thiếu nhi sai sót: Cần xử phạt nặng

Thứ 4, 20/03/2013 | 21:22
0
Trao đổi với PV Người Đưa Tin, nguyên bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo sư Phạm Minh Hạc bắt đầu với câu chuyện của chính bản thân mình: Gần đây ông được bổ nhiệm làm viện trưởng viện Nghiên cứu tiềm năng con người nên có tìm hiểu một số sách có liên quan thì vấp phải một số đầu sách hoàn toàn không phù hợp.

Giữa tên sách và nội dung không khớp đã đành, đến lối trình bày, viết lách cũng lan man, không khoa học. Những cuốn sách dày được viết theo kiểu "đếm chữ ăn tiền" như vậy, hiện nay không thiếu. Ông cũng đã trực tiếp phản ánh với tác giả của những cuốn sách đó và đặt ra những câu hỏi liệu với một lối viết sách như vậy thì hiệu quả thông tin hữu ích được đến bao nhiêu? Đó cũng là một sự nhức nhối với xã hội, khi mà mỗi năm có tới hàng ngàn đầu sách được xuất bản thì khâu kiểm duyệt, cấp phép cũng cần phải có sự chặt chẽ hơn.

Xã hội - Sách thiếu nhi sai sót: Cần xử phạt nặng

Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo chia sẻ về vấn đề sai sót trong sách cho thiếu nhi thời gian vừa qua

Trước những vụ việc gây xôn xao dư luận vừa qua và mức xử phạt cầm chừng của các cơ quan chức năng như đã kể trên, ông Hạc cho rằng đã đến lúc giải quyết từ khâu đầu tiên của xuất bản chứ không cứ phải có sự cố thì mới  nghĩ tới phương thức giải quyết. Lựa chọn đầu sách như thế nào, tiêu chí ra sao, đối tượng tiếp cận…

> Đọc thêm: Sách thiếu nhi sai sót nghiêm trọng, chỉ xin lỗi là xong?

Bên cạnh đó, cũng phải dựa trên phông văn hoá cơ bản của dân tộc. Mỗi cuốn sách được xuất bản được coi như món ăn tinh thần cho công chúng nhưng món ăn đó liệu có độc hại không, có nguy hiểm cho nhận thức của các đối tượng tiếp cận không. Nhất là ở đây, chủ yếu đối tượng tiếp nhận lại là trẻ em, vốn dễ tiếp thu và bị ảnh hưởng nhiều từ sách báo và từ xã hội. Có thể khi lựa chọn, biên tập những cuốn sách như đã kể trên, người biên tập và cả nhà xuất bản không hề nghĩ tới những hậu quả có thể dẫn đến trước những sai sót về kiến thức lịch sử, văn hoá, xã hội và dân tộc như vậy nên đã có sự tắc trách để xảy ra sai sót. Nói một cách nhẹ nhàng, đó là những "hạt sạn" của xuất bản, nhưng khi tổ hợp lại những "hạt sạn" ấy thì sẽ dẫn tới sự méo mó về nhận thức cho trẻ, ảnh hưởng tới giáo dục tinh thần. Người làm sách, trước hết phải có tinh thần trách nhiệm xã hội cao rồi mới nói đến trình độ hiểu biết. Với những đầu sách khoa học thì sự chính xác phải được đặt tới sự chuẩn mực.

Vấn đề thứ hai phải được kể đến là quá trình xuất bản. Không thể chỉ quy kết trách nhiệm cho riêng người biên tập và nhà xuất bản mà còn phải tính đến trách nhiệm của người kiểm duyệt. Luật Xuất bản đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực đã quy định đầy đủ trách nhiệm giữa các bên có liên quan khi xuất bản sách báo, tài liệu, tạp chí,…Không chỉ ở Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào cũng có luật xuất bản, người duyệt sách lại càng phải căn cứ vào đó để có trách nhiệm và cẩn thận hơn. Để có những sơ suất như vậy thì chính là lỗi của người duyệt và của cục Xuất bản. Đây là một tổ hợp liên hoàn từ người viết sách đến người biên tập, nhà xuất bản rồi cuối cùng là cục Xuất bản. Sách còn sai kiến thức về lịch sử, dân tộc như thế thì trách sao học trò không hiểu. Đã không hiểu thì làm sao có thể coi trọng lịch sử các triều đại, những mốc sự kiện lịch sử lớn của dân tộc mình. Mặt khác, người đọc vốn có niềm tin vào tri thức sách vở như một mặc định thì những sai lầm này đôi khi sẽ là vết hằn, nhớ sâu trong đầu óc tiếp nhận. Tích hợp lại những sai lầm sẽ tạo nên hậu quả lớn thế nào đối với mục tiêu giáo dục của đất nước?

Chúng ta đã có cơ quan chịu trách nhiệm với bộ Thông tin Truyền thông trước việc xuất bản sách là cục Xuất bản. Nếu nói do áp lực công việc nhiều, sự tràn lan của các đầu sách khiến lượng đầu sách phải kiểm duyệt lớn dẫn đến những sai sót "nhỏ nhặt" như vậy thì không thể chấp nhận được. Đó không phải là lý do chính đáng. Cục Xuất bản là một cơ quan quản lý của Nhà nước thì buộc phải làm đúng với trách nhiệm của mình. Trước những sai lầm đã được báo chí và công luận đưa ra, thiết nghĩ phải có những hình thức xử phạt đủ sức để răn đe chứ không phải chỉ để cho có. Việc thu hồi sách có khi chỉ là thiệt hại kinh tế với nhà xuất bản và một phần nào đó nhuận bút đối với người viết sách, người biên tập. Khi quy kết trách nhiệm phải tính cả 4 cấp là người viết, người biên tập, nhà xuất bản, cục Xuất bản. Trách nhiệm của 4 cấp này có sự liên đới với nhau mà trách nhiệm sau chốt thuộc về người cấp phép là đại diện cho cục Xuất bản.

Hón Th

Bộ Giáo dục lên tiếng về sách tham khảo dính lỗi

Thứ 6, 15/03/2013 | 08:36
Sau hàng loạt sách tham khảo dính lỗi phải thu hồi, chiều 14/3 Bộ GD-ĐT có cuộc họp với báo chí tìm giải pháp ngăn chặn “sách sạn” vào nhà trường.

Sách học vần tiếng Việt lại vẽ cờ Trung Quốc

Thứ 5, 07/03/2013 | 14:30
Sau chuyện “cổng trường cắm cờ Trung Quốc”, lại có một cuốn sách nữa do tác giả Việt Nam biên soạn dạy tiếng Việt cho trẻ em cũng in cờ Trung Quốc.

Thu hồi sách giáo dục in cờ Trung Quốc

Thứ 3, 05/03/2013 | 14:43
Trước thông tin người dân phát hiện sách dành cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 có in cờ Trung Quốc, đơn vị phát hành hứa sẽ thu hồi những cuốn sách này để sửa chữa.

Sách kèm quà tặng dù nhạt vẫn... đắt khách

Thứ 5, 28/02/2013 | 14:38
Mặc dù, văn hoá đọc sách của giới trẻ ngày càng sa sút và xuống cấp đến mức đáng báo động nhưng không ít những cuốn sách có quà tặng kèm như: CD, bộ ảnh, lịch, huy hiệu xinh xắn... lại bán chạy như tôm tươi. Nhiều nhà xuất bản cũng coi đây như là một độc chiêu bán sách.

Vở tập viết Tiếng Việt trong mắt người nước ngoài

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Tôi đã được nhận một quyển tập viết tiếng việt, quyển vở dành cho trẻ em Việt Nam, học sinh vỡ lòng. Ở Việt Nam, chữ Latinh bắt đầu được sử dụng vào thế kỉ thứ 17.