Cần Thơ: Sư sắm nhà nghỉ nhưng chùa xây mãi không xong

Cần Thơ: Sư sắm nhà nghỉ nhưng chùa xây mãi không xong

Thứ 4, 06/11/2013 | 15:11
0
Dư luận ở xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long gần đây dậy sóng và không ngớt bàn tán chuyện một vị sư quản giám chùa Bồ Đề Cổ Tự là Thích Phước Tấn (tên thật là Lê Tấn Lộc, sinh năm 1980) đã mua đất xây biệt thự trị giá cả chục tỷ đồng sát cạnh chùa.

Ngoài ngôi biệt thự trị giá tiền tỷ, dư luận còn đồn thổi về các cơ ngơi khác như nhà nghỉ, điểm kinh doanh… của vị sư trẻ tuổi này. Điều khiến dư luận địa phương này thật sự bức xúc là, hằng ngày sư Tấn ở trong căn biệt thự uy nghi của mình nhiều hơn ở chùa.

Trong khi ngôi biệt thự được xây dựng hết sức sang trọng thì ngôi chùa Bồ Đề Cổ Tự (nơi đặt bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ) lại được xây dựng một cách ì ạch gần cả chục năm nay mà vẫn chưa xong.

Nơi tín ngưỡng trở nên hoang vắng

Ở xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, Bồ Đề Cổ Tự được xem là nơi trang  nghiêm để người dân sùng đạo trong và ngoài địa phương đến cúng bái vào các ngày rằm, lễ… Nhưng hiện tại, nơi đây không còn cảnh sung túc, tín đồ đến cúng đông đúc như xưa mà thay vào đó là sự hoang vắng một cách lạ thường. Người dân địa phương cho biết, ngôi chùa này “vắng khách” thập phương từ ngày sư Tấn về cai quản chùa.

Nhiều người cũng thắc mắc rằng, là một người tu hành thì vị sư trẻ này lấy tiền đâu ra để mua đất xây dựng biệt thự hoành tráng, cùng một số hạng mục công trình kinh doanh khác do người nhà của ông cai quản. Ông An - một phật tử của chùa Bồ Đề Cổ Tự - cho biết, ngôi chùa này có tuổi đời khá lâu. Chùa nằm cạnh nhịp dẫn cầu Cần Thơ.

Đặc biệt hơn, ngôi chùa này được người dân quan tâm bởi nơi đây là nơi cúng bái, cầu siêu cho hàng chục nạn nhân trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ vào tháng 9/2007. “Từ một ngôi chùa có tiếng như thế, nhưng bây giờ trở nên hoang vắng khiến cho phật tử chúng tôi vô cùng buồn mà không biết phải làm sao”, ông An chua xót.

Xã hội - Cần Thơ: Sư sắm nhà nghỉ nhưng chùa xây mãi không xong

Căn biệt thự của sư Tấn.

Theo ông Phạm Thanh Sơn - phó ban Mặt trận Tổ quốc ấp Mỹ Hưng 2, xã Mỹ Hòa - thì “ngôi chùa được xây dựng gần 100 năm trước. Trải qua nhiều đời trụ trì, ngôi chùa mới được xây dựng ngày một quy mô như hiện nay”. Một số phật tử của chùa còn cho biết thêm, năm 2000, sư thầy Thích Phước Tấn về quản lý ngôi chùa thì cũng là mốc thời gian đánh dấu sự đảo lộn không tuân theo quy củ.

“Khi mới về quản giám ngôi chùa này, chuyện gì sư Tấn cũng hỏi và tham khảo ý kiến Ban hội tự của chùa. Nhưng dần về sau thì sư Tấn đã dần loại bỏ hết vai trò của Ban hội tự. Chuyện gì sư Tấn cũng tự mình quyết định”, một phật tử bức xúc nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dư luận địa phương và các phật tử của chùa Bồ Đề Cổ Tự đang đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh việc sư Tấn bỗng nhiên có một khối tài sản “kếch xù” sau vài năm về cai quản ngôi chùa. Người ta lấy làm khó hiểu, khi sư thầy này không công khai các khoản tiền đóng góp của phật tử gần xa như các trụ trì trước đây từng làm.

Đặc biệt hơn, do phía trong ngôi chùa có xây dựng bia tưởng niệm các nạn nhân trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ và  đã trở thành điểm tâm linh của nhiều người, nên các đoàn khách quốc tế khi thăm viếng đã ủng hộ tiền công đức rất nhiều. Họ ủng hộ với mục đích để nhà chùa có tiền xây dựng các công trình, cơ sở vật chất của chùa khang trang hơn. Nhưng tất cả các khoản đóng góp này đều được sư Tấn “xử lý” riêng mà không ai biết dùng vào việc gì.

Không chỉ thế, chuyện sư Thích Phước Tấn lấy tiền chôn cất của người dân nghèo địa phương cũng đang gây bức xúc cho phật tử. Nhiều người cho biết, các đời trụ trì chùa trước đây đã chủ động cho người nghèo không đất đai khi chết được chôn cất miễn phí trong chùa. Nhưng từ ngày sư Tấn lên nắm quyền thì ông tự ý thu từ 10 đến 15 triệu đồng của mọi người nếu muốn được chôn cất trong chùa.

Nhiều nghi vấn quanh khối tài sản của vị sư trẻ

Quanh chuyện sư Thích Phước Tấn, quản giám chùa Bồ Đề Cổ Tự, có nhiều tai tiếng do có liên quan đến căn biệt thự bạc tỷ và tin đồn có nhà nghỉ, gần đây, sư Tấn đã bắt đầu lên tiếng nhằm “kêu oan” cho mình. Lý giải về căn biệt thự tiền tỷ, sư Tấn khẳng định, căn biệt thự kia đã mang lại nhiều nỗi oan ức cho mình.

Theo lời sư Tấn, căn biệt thự là của mẹ ông, bà Phan Thị Tới, sinh năm 1957, chứ không phải của ông. Còn số tiền mua đất xây biệt thự là hoàn toàn do người em gái của ông ở Đài Loan gửi về. Theo tính toán của sư Tấn, tính đến thời điểm này thì số tiền đầu tư vào căn biệt thự chỉ trên dưới 1 tỷ đồng mà thôi.

Giải thích về việc tại sao chùa Bồ Đề Cổ Tự xây dựng từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, sư Tấn khẳng định, do không có kinh phí nên chưa thể hoàn thành các hạng mục công trình xây dựng trong chùa. “Có được đồng nào là sư cho mua vật tư xây dựng ngay chứ không dám tư lợi”, sư Tấn thanh minh.

Bên cạnh việc ngôi chùa bị chậm trễ trong xây dựng, theo lý giải của sư Tấn thì, trong vụ sập cầu Cần Thơ, nhà thầu Nhật không hỗ trợ tiền cho nhà chùa, trong khi tiền công đức đóng góp của các phật tử ở quê thì quá ít nên không xây cất đủ.

Người dân địa phương và nhiều phật tử đang làm đơn gửi lên chính quyền địa phương, Ban Trị sự tỉnh về nhân cách, đạo đức của sư Tấn, tố cáo ông dùng tiền nhà chùa để xây biệt thự, nhà nghỉ… để cho người nhà đứng tên. Ngoài ra, những người trong Ban Hội tự cũng rất bức xúc khi tên chùa viết ở cổng lại bằng chữ Trung Quốc, trong khi chùa Bồ Đề là chùa di tích cấp tỉnh, thuần Việt.

Trong một diễn biến khác có liên quan đến sư Tấn, tuy ở trong biệt thự nhưng vị sư này đang nợ tiền bà Nguyễn Thị Nhan - một người dân địa phương bị mù từ nhỏ. Theo người dân địa phương, bà Nhan sống nương tựa vào người thân ở gần chùa. Vừa qua, bà Nhan có bán miếng đất mà cha mẹ chia, được 25 triệu đồng. Với người đàn bà tật nguyền, không con cái này thì số tiền trên là tài sản quá lớn. Để có tiền chi tiêu hằng tháng, bà Nhan đem gửi ngân hàng lấy lãi.

“Tội nghiệp cho bà Nhan, đã bị mù còn bị ông sư Tấn lừa. Khi biết được bà Nhan có tiền, sư Tấn tìm đến kêu rút tiền từ ngân hàng về cho thầy vay với điều kiện hằng tháng sư Tấn sẽ trả cho bà Nhan 500.000 đồng tiền lãi. Tin lời, bà Nhan đã đưa hết số tiền cho sư Tấn nhưng ông sư này chỉ trả lãi có 2 tháng rồi thôi. Bị lừa, bà Nhan đã nhiều lần thưa kiện ra chính quyền, nhưng nghe đâu cho tới nay ông sư này vẫn chưa trả hết cho bà ấy”, một người dân địa phương cho biết.

Theo Pháp luật & Cuộc sống

Lâm Đồng vẫn… sợ, Trung tâm hạt nhân nửa tỉ USD chưa xây được

Thứ 2, 19/08/2013 | 15:52
Hội nghị “Khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 10” vừa diễn ra tại Vũng Tàu. Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng phải xây dựng trung tâm hạt nhân tại Đà Lạt thì tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa đồng ý vì… sợ.

Chuyện của 2 đại gia Việt bỏ tiền xây chùa nghìn tỷ

Thứ 6, 27/09/2013 | 14:14
Ở Việt Nam, có 2 đại gia nổi tiếng thay vì chỉ chi tiền vào các dự án bất động sản để bán đất thu lời, lại đổ hàng đống tiền để xây khu du lịch tâm lịch. Một người ở Ninh Bình xây chùa Bái Đính, còn một người “quen thuộc” xây lạc cảnh Đại Nam – ông Huỳnh Uy Dũng.

Xây chùa ở thác Bản Giốc

Chủ nhật, 16/06/2013 | 07:27
Chùa được xây dựng trên sườn núi với diện tích 2 ha cùng đầy đủ các hạng mục như: Tam quan chùa, đền thờ anh hùng Nùng Trí Cao, lầu tượng Bồ tát Quan thế âm, tam bảo, nhà tổ, nhà tăng xá, bãi đỗ xe và các công trình phụ.

Chùa Mạc Thượng, nơi cưu mang những sinh linh bị bỏ rơi

Thứ 4, 23/10/2013 | 11:01
Hơn 4 năm kể từ ngày sư thầy Thích Đàm Quyết cưu mang bé gái đầu tiên, cho tới nay đã có 8 cháu bé được nhà chùa Mạc Thượng (xóm 2, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam) cũng các phật tử nuôi dưỡng, dù khó khăn thiếu thôn trăm bề nhưng sư thầy vẫn cố gắng xoay sở, nuôi dưỡng 8 bé được nên người.

Lâm Đồng vẫn… sợ, Trung tâm hạt nhân nửa tỉ USD chưa xây được

Thứ 2, 19/08/2013 | 15:52
Hội nghị “Khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 10” vừa diễn ra tại Vũng Tàu. Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng phải xây dựng trung tâm hạt nhân tại Đà Lạt thì tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa đồng ý vì… sợ.

Chuyện của 2 đại gia Việt bỏ tiền xây chùa nghìn tỷ

Thứ 6, 27/09/2013 | 14:14
Ở Việt Nam, có 2 đại gia nổi tiếng thay vì chỉ chi tiền vào các dự án bất động sản để bán đất thu lời, lại đổ hàng đống tiền để xây khu du lịch tâm lịch. Một người ở Ninh Bình xây chùa Bái Đính, còn một người “quen thuộc” xây lạc cảnh Đại Nam – ông Huỳnh Uy Dũng.

Xây chùa ở thác Bản Giốc

Chủ nhật, 16/06/2013 | 07:27
Chùa được xây dựng trên sườn núi với diện tích 2 ha cùng đầy đủ các hạng mục như: Tam quan chùa, đền thờ anh hùng Nùng Trí Cao, lầu tượng Bồ tát Quan thế âm, tam bảo, nhà tổ, nhà tăng xá, bãi đỗ xe và các công trình phụ.

Chùa Mạc Thượng, nơi cưu mang những sinh linh bị bỏ rơi

Thứ 4, 23/10/2013 | 11:01
Hơn 4 năm kể từ ngày sư thầy Thích Đàm Quyết cưu mang bé gái đầu tiên, cho tới nay đã có 8 cháu bé được nhà chùa Mạc Thượng (xóm 2, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam) cũng các phật tử nuôi dưỡng, dù khó khăn thiếu thôn trăm bề nhưng sư thầy vẫn cố gắng xoay sở, nuôi dưỡng 8 bé được nên người.