Căng thẳng Mỹ-Trung phủ bóng diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La

Thứ 6, 02/06/2023 | 13:21
0
Mỹ muốn đối thoại để ngăn mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát, trong khi Trung Quốc cho rằng Mỹ nên biết vì đâu đối thoại giữa quân đội hai nước gặp khó.

Đối thoại Shangri-La, khai mạc ngày 2/6 tại Singapore, là một trong những hội nghị an ninh quan trọng nhất trong lịch trình quốc tế, quy tụ các quan chức an ninh cấp cao từ hơn 40 quốc gia, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Anh, Australia và Nhật Bản.

Còn được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tổ chức và hiện là lần thứ 20, cuộc họp thường niên tạo cơ hội cho các cường quốc thế giới giải quyết tình trạng thiếu đối thoại về các vấn đề quốc phòng.

Tuy nhiên, hội nghị kéo dài 3 ngày có nguy cơ bị phủ bóng bởi rạn nứt không thể hàn gắn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Liên lạc song phương gặp khó

Trước thềm hội nghị, hôm 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) đã gặp người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen. Hai bên đã đồng ý thiết lập một đường dây liên lạc quốc phòng và an ninh trực tiếp giữa các chỉ huy quân sự hàng đầu của Trung Quốc và Singapore trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy sự thiếu hụt liên lạc giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ sớm được khắc phục, đặc biệt là sau khi Bắc Kinh từ chối yêu cầu của Washington về cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng của hai nước bên lề diễn đàn.

Tại Đối thoại Shangri-La hồi tháng 6 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khi đó là ông Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe).

Thế giới - Căng thẳng Mỹ-Trung phủ bóng diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Li Shangfu gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 ở Singapore, ngày 2/6/2023. Ảnh: Straits Times

Nhưng các kênh liên lạc giữa Washington và Bắc Kinh đã bị gián đoạn kể từ sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc đó là bà Nancy Pelosi tới đảo Đài Loan hồi tháng 8/2022, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Bắc Kinh. Cho đến nay liên lạc song phương vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn.

Đầu năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến công du tới Bắc Kinh sau khi Washington bắn hạ thứ mà họ mô tả là một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc ở ngoài khơi bờ biển Nam Carolina. Trung Quốc khẳng định khinh khí cầu không nhằm mục đích do thám.

Hôm 1/6, ông Austin cho biết, thật “đáng tiếc” khi Trung Quốc từ chối cuộc gặp được đề xuất.

“Các vị đã nghe tôi nói nhiều lần về tầm quan trọng của việc các quốc gia có năng lực đáng kể có thể nói chuyện với nhau nhằm quản lý khủng hoảng và ngăn mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát một cách không cần thiết”, ông Austin cho biết trong cuộc họp báo chung ở Tokyo với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada.

“Tôi lo ngại một lúc nào đó sẽ xảy ra một sự cố có thể rất, rất nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát”, ông bổ sung.

Một trong những trở ngại chính cho cuộc gặp được đề xuất là lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ông Lý, người được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc hồi tháng 3.

Bắc Kinh muốn lệnh trừng phạt phải được dỡ bỏ trước khi tham gia bất kỳ cuộc gặp song phương nào.

Thế giới - Căng thẳng Mỹ-Trung phủ bóng diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La (Hình 2).

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 ở Singapore, ngày 2/6/2023. Ảnh: Straits Times

Các biện pháp trừng phạt được chính quyền của ông Donald Trump áp đặt vào năm 2018 sau khi ông Lý, người lúc đó đứng đầu Bộ Phát triển Trang bị thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã phê duyệt việc mua hàng từ Tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc doanh Nga Rosoboronexport, bao gồm máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống tên lửa đất đối không S-400.

“Mỹ nên nhận thức được nguyên nhân gây ra những khó khăn trong đối thoại giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ, tôn trọng các mối quan tâm về chủ quyền, an ninh và lợi ích của Trung Quốc, ngay lập tức sửa chữa những hành vi sai trái và thể hiện sự chân thành”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh (Mao Ning) cho biết hồi đầu tuần.

“Chúng ta phải tự hỏi liệu sự từ chối có đến từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ hay không”, bà Mao lưu ý.

Cách nhìn khác nhau về đối thoại

Tiến sĩ Chong Ja Ian, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng việc không có cuộc gặp song phương chính thức trong năm nay cho thấy mối quan hệ “không thoải mái, thậm chí căng thẳng” giữa hai cường quốc.

Tình thế khó xử mà Washington và Bắc Kinh đang gặp phải “tiết lộ những tầm nhìn khác nhau về cơ bản về vai trò của truyền thông trong các mối quan hệ giữa các cường quốc”, theo ông James Crabtree, giám đốc điều hành Văn phòng châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, cơ quan tổ chức Đối thoại Shangri-La.

“Nhìn từ Washington, thông tin liên lạc là cần thiết nhất trong một cuộc khủng hoảng… Nhưng quan điểm của Bắc Kinh gần như hoàn toàn ngược lại”, ông Crabtree cho biết trong một phân tích cho IISS. “Trung Quốc coi giao tiếp là điều nên xảy ra khi quan hệ tốt đẹp. Nếu quan hệ xấu đi, việc cắt đứt các kênh liên lạc là cách dễ dàng để thể hiện sự không hài lòng”.

Thế giới - Căng thẳng Mỹ-Trung phủ bóng diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La (Hình 3).

Các bảng hiển thị lịch sử của Đối thoại Shangri-La được thiết lập tại Khách sạn Shangri-La, Singapore, trước khi hội nghị lần thứ 20 khai mạc ngày 2/6/2023. Ảnh: Straits Times

Ông Drew Thompson, cựu quan chức quốc phòng Mỹ hiện là nghiên cứu viên cao cấp tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu ở Singapore, cho rằng “không ngạc nhiên khi không có cuộc gặp nào, xét đến mối quan hệ căng thẳng hiện nay. Mặc dù việc ông Austin và ông Lý gặp nhau có thể sẽ trấn an các quốc gia khác trong khu vực, nhưng tôi không nghĩ rằng nó sẽ thay đổi động lực an ninh hoặc những bất ổn tiềm tàng”.

“Những gì các vị đang thấy là sự xuất hiện của một cấu trúc an ninh khu vực”, ông Thompson cho biết. “Khu vực đang thực sự xích lại gần nhau vì lợi ích chung về an ninh và ổn định khu vực”.

Điều này được nhấn mạnh bởi một loạt các sáng kiến song phương và đa phương đã xuất hiện trong vài năm qua, bao gồm việc cải thiện quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc và việc nối lại Đối thoại An ninh Tứ giác giữa Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ.

“Trung Quốc có quyền lựa chọn trở thành một phần của điều này, nếu họ chọn”, ông Thompson cho biết. “Nhưng Bắc Kinh sẽ cần thay đổi cách tiếp cận của mình một cách hiệu quả và xem xét tác động của các chính sách đối với các nước láng giềng”.

Minh Đức (Theo La Prensa Latina, CNBC, Strait Times)

Mỹ gọi Trung Quốc "không nhấc máy": Quả bóng đang ở sân của Bắc Kinh?

Thứ 6, 26/05/2023 | 14:02
Washington vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức từ Bắc Kinh đối với yêu cầu tổ chức cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và người đồng cấp Trung Quốc.

Không thể hàn gắn, rạn nứt Mỹ-Trung đưa châu Á tiến gần đến bờ vực

Thứ 6, 26/05/2023 | 09:04
Tình hình địa chính trị đã trở nên nguy hiểm hơn khi căng thẳng giữa hai bên liên quan đến eo biển Đài Loan trở thành “điểm nóng nguy hiểm nhất” của khu vực.

Mỹ không định dỡ bỏ trừng phạt đối với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Thứ 3, 23/05/2023 | 16:31
Điều này dường như trái ngược so với những gì Tổng thống Mỹ Joe Biden nói khi ông đang dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Israel tuyên bố sắp tổ chức tấn công Rafah

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Thứ Tư, Israel đánh bom miền Bắc Gaza ngày thứ hai liên tiếp. Israel khẳng định sẽ xúc tiến kế hoạch tấn công toàn lực nhằm vào Rafah.

Mỹ đã bí mật gửi tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:27
Một quan chức Mỹ cho biết, trong những tuần vừa qua, Mỹ đã bí mật gửi các tên lửa tầm xa để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Nga sắp bàn giao nốt “Rồng lửa” S-400 theo hợp đồng 5,5 tỷ USD

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:15
Tiến độ Nga bàn giao các hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.