Cảnh báo tội phạm giả danh chức danh tố tụng lừa đảo

Cảnh báo tội phạm giả danh chức danh tố tụng lừa đảo

Thứ 2, 01/07/2013 | 10:07
0
Tâm lý của những người có người thân vướng vào lao lý thường rất lo lắng, họ tìm mọi cách để người thân của mình không chịu mức án quá cao.

Chính vì thế, nhiều người tìm đến luật sư, thẩm phán, kiểm soát viên... để "chạy án". Do hạn chế nhận thức pháp luật và do chưa thấy hết vai trò của các chức danh tố tụng này trong các vụ án nên hầu hết họ đều bị lừa đảo. Nhiều người bị lừa mất tiền mà vẫn không biết là mình bị lừa.

Lợi dụng, giả mạo các chức danh tố tụng để lừa đảo

Thời gian vừa qua, dư luận xã hội xôn xao khi cơ quan chức năng triệt phá thành công đường dây chạy án lên đến 1,1 triệu USD tại Hà Nội. Theo hồ sơ điều tra, sau khi Nguyễn Tiến Phương (tức Phương "Linh hột", trùm xã hội đen ở Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) và em trai là Nguyễn Tiến Chung bị công an tỉnh Quảng Ninh bắt giữ về hành vi "Giết người".

Lợi dụng sự cả tin của gia đình bị cáo, Phạm Trọng Du (61 tuổi, ngụ Hà Nội) nhận mình có khả năng chạy án nên đến gặp em gái của hai bị cáo này là Nguyễn Thị Hằng để lấy 600.000 USD, nhưng sau đó phải trả lại cho Hằng vì không thể chạy án. Cũng thông qua giới thiệu của Du, Đỗ Thị Phường (vợ của Chung) đưa hối lộ 500.000 USD cho Phạm Anh Tuấn và Mạc Văn Nam vốn là người kinh doanh tự do nhưng lại giới thiệu có khả năng can thiệp lên nhiều cấp tố tụng. Tuấn tự giới thiệu là người của cục tình báo quân đội, còn Nam đang làm việc cho bộ Tư pháp ở phía Nam, nhưng anh em Phương "Linh hột" vẫn bị kết án tử hình. Biết sự việc sẽ vỡ lở nên Mạc Văn Nam đã mang số tiền lớn thu được bỏ trốn.

Pháp luật - Cảnh báo tội phạm giả danh chức danh tố tụng lừa đảo

Bị cáo Lê Đình Chuyên phải hầu tòa vì giả danh luật sư lừa đảo.

Không chỉ có kẻ giả mạo các chức danh tố tụng để can thiệp vào các vụ án, mà chính các kiểm sát viên (KSV) cũng đòi tiền lót tay nếu muốn án nhẹ. Kiểm sát viên Nguyễn Văn Tân (công tác tại Viện KSND TP. Mỹ Tho) có hành vi nhận tiền "chạy án" của bị can trong nhiều vụ án. Theo đó, ông Lê Văn Vinh (ngụ phường 2, TP. Mỹ Tho) cho biết ông chỉ vi phạm hành chính nhưng bị Viện KSND TP. Mỹ Tho bắt tạm giam gần 3 tháng rưỡi.

Trong vụ án này, ông Tân là người giữ quyền công tố. Trước đó ông Vinh gây ra một vụ tai nạn giao thông làm anh Trần Minh Trí bị tổn hại 51% sức khỏe. Công an TP. Mỹ Tho khởi tố bị can đối với ông Vinh tội "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", nhưng cho tại ngoại. Nhưng sau đó, KSV Tân liên tục gây khó dễ để buộc ông Vinh phải đưa tiền nhưng không được nên yêu cầu bắt tạm giam ông Vinh. Tuy nhiên, Viện KSND TP. Mỹ Tho lại ký quyết định đình chỉ vụ án hình sự, đình chỉ bị can đối với ông Vinh với lý do "không cần thiết xử lý hình sự, chỉ xử lý hành chính là đủ". Trước đó, bà  Phạm Thị Liễu (SN 1960, ngụ phường 7, TP. Mỹ Tho) cũng từng bị KSV Nguyễn Văn Tân bắt giam vì không chịu... "chung chi" đủ trong một vụ án khác.

Thẩm phán đương quyền lợi dụng chức vụ để lừa đảo cũng không hiếm. Tại Vũng Tàu, bị cáo Lê Thị Mỹ Lộc (37 tuổi, nguyên là thẩm phán TAND huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) bị truy tố với tội danh lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Theo hồ sơ vụ án, thẩm phán Lê Thị Mỹ Lộc được phân công giải quyết vụ dân sự đòi nợ với số tiền 470 triệu đồng giữa nguyên đơn là Nguyễn Thị Liên và bị đơn là vợ chồng ông bà B.N. (ngụ cùng xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức).

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, Lộc chủ động gợi ý cho bà Liên rằng muốn giải quyết vụ án này thì phải đưa 70 triệu đồng để lo lót cho cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, sau khi kết thúc vụ án, bà Liên chỉ nhận được 147 triệu đồng từ cơ quan thi hành án. Vì không đúng như lời đã hứa nên bà Liên đã làm đơn tố cáo thẩm phán Lộc. Tháng 5/2012, bà Lộc bị đưa ra truy tố với tội danh "Lừa đảo và chiếm đoạt tài sản" như trên.

Pháp luật - Cảnh báo tội phạm giả danh chức danh tố tụng lừa đảo (Hình 2).

Công chứng viên Phan Thanh Vân bị kết án vì công chứng khống hợp đồng.

Không chỉ lợi dụng, giả mạo các chức danh tố tụng để chạy án, nhiều đối tượng tội phạm còn lợi dụng điều này để rêu rao mình có thể "chạy" việc, mua nhà chung cư giá rẻ. Điển hình như vụ việc vừa mới xảy ra ở Đà Nẵng, Đặng Thị Lê (tạm trú tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lê), một nhân viên bán hàng đa cấp tự xưng là luật sư, quen biết với nhiều quan chức lãnh đạo có thể "chạy" việc, thuê nhà chung cư... để nhằm chiếm đoạt tài sản. Để chiêu dụ con mồi, Lê thuê một căn nhà tại đường Thanh Thủy (TP.Đà Nẵng) và trưng biển "Văn phòng luật sư" để phô trương thanh thế. 

Tin lời vị luật sư "dỏm", có ít nhất 7 người sập bẫy và Lê thu về 195 triệu đồng tiền bất chính. Chưa dừng lại ở đó, khoảng tháng 7/2012, Lê còn hứa với "chạy" cho 3 người vào làm việc tại sân bay quốc tế Đà Nẵng với mức giá 18.000 USD. Lê đã nhận trước 12.000 USD nhưng lại không thực hiện như lời đã hứa. Lê còn là đối tượng gây ra nhiều vụ lừa đảo khác như lừa có thể vay được tiền ngân hàng vời lãi suất ưu đãi để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Qua quá trình theo dõi, Công an TP. Đà Nẵng lật tẩy được mánh khóe của đối tượng này. Lê đã bị tố cáo và bị bắt về những việc làm sai trái của mình.

Đánh vào tâm lý người nhà "dính án"

Kiểm sát viên Nguyễn Anh Tuấn, Viện KSND TP. HCM cho biết: "Tôi không bất ngờ với những vụ lợi dụng các chức danh tố tụng để lừa đảo. Các đối tượng này đang làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Bản thân là một kiểm sát viên, tôi cho rằng cần có sự công tâm, truy đúng người đúng tội trước pháp luật. Bọn tội phạm hiện nay quá dễ dàng khi làm giả các loại giấy tờ của ngành. Tuy nhiên, tôi cho rằng cũng không khó để có thể lật tẩy được những mánh khóe lừa đảo này bằng cách nhờ nhiều người giả danh cả bị cáo và bị hại đều đến nhờ cùng một người giúp đỡ. Nếu chúng hứa với cả hai bên rằng cho thể lo lót ổn thỏa thì đích thị là chúng đang lừa đảo. Cũng cần cảnh giác với những người đang nắm các chức danh tố tụng nhưng có ý moi móc tiền của".

Pháp luật - Cảnh báo tội phạm giả danh chức danh tố tụng lừa đảo (Hình 3).

Bị cáo Đặng Thị Lê bị bắt vì giả luật sư để phạm tội.

Luật sư Phạm Anh Vũ, Văn phòng Luật Rạng Đông nhận định: "Tội phạm giả luật sư chạy án rất tinh vi. Sau nhiều vụ việc được các cơ quan chức năng triệt phá thì thấy, loại tội phạm này thường lợi dụng sự lo lắng của người nhà bị cáo để trục lợi, những người làm trong nghề nếu bị phát hiện sẽ bị kỷ luật nặng vì vi phạm quy tắc hành nghề của luật sư, thậm chí bị cấm hành nghề vĩnh viễn. Không ít kẻ lợi dụng sự cả tin để xưng danh là luật sư để chạy án chứ thực chất là lừa đảo. Để bảo đảm không bị lừa, người nhà của các bị cáo cần làm hợp đồng với luật sư để có bằng chứng và cơ sở pháp lý sau này. Một điều đáng lưu ý nữa là luật sư chỉ có vai trò hướng dẫn các thủ tục pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ trước pháp luật chứ không có chức năng chạy án như nhiều người lầm tưởng. Đối với các chức danh tố tụng khác cũng thế, họ chỉ thực hành theo đúng pháp luật quy định".     

Cần tuyên truyền để người dân biết vai trò của các chức danh tố tụng

Ông Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Công Thoại nhận định: "Người Việt thường có tâm lý đi "cửa sau" khi dính líu đến pháp luật, đây là một điều không tốt để tội phạm lợi dụng lừa đảo. Họ đi nhờ sự giúp đỡ của những người mang các chức danh tố tụng là những người có lỗi trước, nếu họ làm đúng theo trình tự pháp luật thì thẩm phán hay luật sư cũng không có cơ hội để lợi dụng. Tôi hi vọng các kênh thông tin đại chúng, các cơ quan báo đài cần tuyên truyền rộng rãi cho người dân biết vai trò của các chức danh tố tụng này, để họ nắm bắt được thông tin, tránh đi những kẻ lợi dụng lòng tin của người dân để trục lợi”.

Cần cẩn trọng với luật sư vô đạo đức

Ở một góc nhìn khác, chuyên gia tâm lý Vũ Gia Hiền cho rằng: "Việc nhiều người giả mạo các chức danh tố tụng để lừa đảo là không hiếm. Không chỉ những người giả chức danh mà cả những vị đương quyền vẫn thường dọa nạt những người có tội hòng ăn tiền của họ. Người dân vì chưa hiểu biết vai trò của luật sư nên cho rằng luật sư là một người rất ghê gớm, là vị cứu tinh có thể làm cho thân chủ của mình trắng án khi vẫn có tội. Chính điều này đã tạo điều kiện cho nhiều luật sư không có đạo đức tìm cách dọa nát, làm khó dễ để hòng lấy tiền của thân chủ mình, chứ trên thực tế luật sư không thể thay đổi được bản án nếu tội trạng đã quá rõ ràng. Xét đến cùng, luật sư cũng chỉ là người hướng dẫn thủ tục pháp lý cho thân chủ chứ không có vai trò đổi trắng thành đen được. Lợi dụng điều này, một nhóm người tự nhận mình là luật sự, là thẩm phán, là kiểm soát viên... để moi tiền của những người thiếu hiểu biết pháp luật. Điều đáng tiếc là người dân mình quá thờ ơ, qua dễ tin vào những gì họ nghe và thấy nên bị mắc lừa".          

CÔNG THƯ - HẠ DU

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo

Chủ nhật, 09/06/2013 | 22:03
Ăn theo những "bộ cánh" của ngành điện lực, một số đối tượng đang lợi dụng nó để lừa đảo. Bằng nhiều chiêu thức khác nhau, các đối tượng này đã bán những món hàng "dỏm" để trục lợi. Thậm chí, khi đã được gia chủ đồng ý cho vào nhà, các đối tượng này còn trộm cắp tài sản.

Không khó để giả danh công an?

Thứ 4, 05/06/2013 | 10:24
Với một bộ cảnh phục, dụng cụ y như thật của cảnh sát, công an mua được trên phố, những kẻ xấu đã có thể qua mặt được người dân, thực hiện trót lọt các vụ từ lừa đảo, cướp của, hiếp dâm, giết người...
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Triệt phá vụ nhà hàng thu hàng chục tỷ đồng nhờ cho "trai xinh, gái đẹp" bán dâm

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:00
Nhà hàng Crystal cho tiếp viên nữ phục vụ khách nước ngoài. Khi khách có nhu cầu mua dâm sẽ ra giá và cùng khách đến các khách sạn để mua bán dâm.

Chuyển công an điều tra vụ kho hàng lậu của hot girl bán hàng online

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:30
Đây là vụ việc vi phạm điển hình trong kinh doanh trên thương mạ điện tử, có tính chất, quy mô phức tạp mà lực lượng quản lý thị trường (QLTT) phát hiện, xử lý.

Lên mạng xã hội tìm "của lạ", người đàn ông bị lừa 600 triệu đồng

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:20
Lên mạng tìm "của lạ" trong lúc đi công tác, người đàn ông ở tỉnh Gia Lai đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền 600 triệu đồng.

Truy tố 24 bị can trong đường dây khai thác cát trái phép

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:49
Công an Tp.Hồ Chí Minh đã kết thúc điều tra vụ án khai thác cát trái phép, chuyển hồ sơ cho Viện KSND Tp.Hồ Chí Minh đề nghị truy tố 24 bị can trước pháp luật.

Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đuổi đánh nhau trong đêm ở Hà Nội

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:19
Ngày 27/3, Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Gây rối trật tự công cộng, tạm giữ hình sự đối với 26 đối tượng có độ tuổi từ 16-20.
     
Nổi bật trong ngày

Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đuổi đánh nhau trong đêm ở Hà Nội

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:19
Ngày 27/3, Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Gây rối trật tự công cộng, tạm giữ hình sự đối với 26 đối tượng có độ tuổi từ 16-20.

Giám đốc “bùng tiền” vay nợ lĩnh 20 năm tù sau 16 năm trốn chạy

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:26
Chiều 27/3 ,TAND TP.Hà Nội xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân Quyền (SN 1954, Tây Hồ, Hà Nội) 20 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Lên mạng xã hội tìm "của lạ", người đàn ông bị lừa 600 triệu đồng

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:20
Lên mạng tìm "của lạ" trong lúc đi công tác, người đàn ông ở tỉnh Gia Lai đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền 600 triệu đồng.

Truy tố 24 bị can trong đường dây khai thác cát trái phép

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:49
Công an Tp.Hồ Chí Minh đã kết thúc điều tra vụ án khai thác cát trái phép, chuyển hồ sơ cho Viện KSND Tp.Hồ Chí Minh đề nghị truy tố 24 bị can trước pháp luật.

Tạm giữ hình sự đối tượng mang theo ma túy, nổ súng khi bị công an khống chế

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:30
Trong quá trình khống chế đối tượng, lực lượng chức năng phát hiện trên tay phải của Nguyễn Bình Minh có một khẩu súng ngắn màu đen.