Cảnh báo sóng thần diễn ra, rác sẽ đổ bộ vào châu Á

Cảnh báo sóng thần diễn ra, rác sẽ đổ bộ vào châu Á

Thứ 5, 18/04/2013 | 11:02
0
Không phải là sóng thần ngoài biển mà sóng thần rác sẽ đổ bộ vào Châu Á, gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe - GS Masaru Tanaka, Đại học Nghiên cứu Môi trường Tottori của Nhật Bản, lo ngại khi số lượng rác thải gia tăng ở lục địa đông dân nhất thế giới này.

Mối lo hiện hữu

Các quốc gia đang phát triển và mới nổi ở châu Á đang phải đối mặt với sự gia tăng cả về số lượng, chủng loại và mức độ nguy hại của chất thải, do sự tăng trưởng dân số, lối sống và tiêu dùng, dẫn đến phát sinh của nhiều loại chất thải rắn mới, như chất thải điện tử và các chất thải nguy hại khác.

Theo thống kê năm 2010, một phần tư rác thải trên toàn thế giới đến từ châu Á. Dự báo đến năm 2050, số lượng rác ở châu Á sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay - GS Masaru Tanaka cho biết tại diễn đàn “Khu vực châu Á về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải (3R) lần thứ IV” diễn ra từ ngày 18 - 20/3 ở thủ đô Hà Nội.

Phát biểu đề dẫn “3R và khả năng phục hồi – Bài học kinh nghiệm từ thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản năm 2011” sáng 19/3, GS Masaru Tanaka cho biết khoảng 25 triệu tấn rác thải trong đó 21 tấn trên đất liền và hơn 4 triệu tấn rác bị sóng thần lôi ra ngoài biển.

“Một số nước ở châu Á như Philippines, Campuchia, Indonesia, v.v…, xuất hiện các bãi rác cao như núi chôn lấp lộ thiên không che đậy gì cả”, ông Masaru Tanaka cho rằng “Điều này gây ô nhiễm môi trường và y tế công cộng”

Các nước đang phát triển phải làm thể nào để có quỹ đất để xử lý rác thải chứ cứ chôn lập rác ở gần dân sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe.

“Sóng thần sẽ đổ bộ vào châu Á nhưng đây là sóng thần của lượng rác thải vô cùng to lớn”, ông Masaru Tanaka nói, “Rác điện tử chứa thủy ngân rất lớn sẽ ảnh hưởng đến châu Á”

Việt Nam Xanh - Cảnh báo sóng thần diễn ra, rác sẽ đổ bộ vào châu Á

Cần 3R

Với chủ đề “3R trong bối cảnh kết quả của Rio+20 – Tương lai chúng ta mong muốn”, Việt Nam chia sẻ cũng như học tập kinh nghiệm của các nước tham gia về quản lý tổng hợp chất thải, đồng thời tăng cường hợp tác với các tổ chức môi trường các nước khác trong lĩnh vực quản lý chất thải 3R nói chung, bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu, v.v...

Diễn đàn này sẽ góp phần thức đẩy đối thoại chính sách cấp cao giữa các bên liên quan để giải quyết về nguyên tắc mối liên kết giữa 3R và các vấn đề khác như tăng cường hợp tác, quản lý chất thải, thay đổi công nghệ, sản xuất-tiêu dùng bền vững, tập chung công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo…

Các đại biểu cho rằng việc các nước châu Á tiếp tục quan tâm tới việc thảo luận những lợi ích quan trọng của 3R, xây dựng các mối quan hệ đối tác và hợp tác mới giữa các quốc gia để thúc đẩy 3R, bao gồm chia sẽ những kinh nghiệm quý báu và những công nghệ nhằm nâng cao năng lực của các nước trên con đường tiến tới không chất thải và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Theo ông Masaru Tanaka, nên phá vỡ vòng luẩn quẩn từ trước do thiếu thông tin, nhận thức về 3R mà thiết lập 3R ở châu Á để xử lý tốt rác thải trong đó có giải pháp tăng tỷ lệ tái chế; phân loại rác thải xử lý thành phân compost; giảm lượng phát thải qua khâu trung gian, v.v…

“Muốn phá vỡ được vòng luẩn quẩn này, cần có cơ quan điều phối cấp quốc gia, thông qua hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực về 3R”, ông Masaru Tanaka kết luận, “Tôi nghĩ thúc đẩy 3R ở châu Á là hết sức cần thiết, phải tạo ra hội đồng quốc gia về 3R để đưa ra những chuẩn mực, cơ chế phối hợp đảm bảo có được những tiến bộ xử lý rác.”

Sóng thần có thể vào Việt Nam

Cho đến thời điểm này, giới khoa học nước ta chưa ngã ngũ bản chất của một thiên tai kinh hoàng từng xảy ra ở ven biển Thừa Thiên - Huế vào ngày 11- 9 -1904, do nước dâng gây ra. Tiến sĩ Vũ Thanh Ca - Viện Khí tượng, Thủy văn & Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường, trích dẫn từ một báo cáo cho hay, trận thiên tai “đã tàn phá 22.027 ngôi nhà, làm đắm 519 thuyền và chết 724 người”.

Có ý kiến cho rằng, trận thiên tai này là do mưa to gây lụt lớn ven biển (như trận mưa lũ ở ba tỉnh Bắc Trung bộ hồi nửa đầu tháng 10 vừa qua). Có ý kiến nhận định đấy có thể là nước biển dâng do bão. Khi bão lớn đổ bộ vào bờ, gió bão cường độ cao có thể khiến nước biển dâng đột ngột tới hàng mét, thậm chí, hàng chục mét. Các ý kiến khác lại quy thiên tai đó cho sóng thần, dẫn bằng chứng của sóng thần ở bờ biển Nam Định (năm 1930) và Đà Nẵng (năm 1964).

Tuy nhiên, tất cả ý kiến trên đều dựa trên suy đoán chứ không có bằng chứng xác thực. Trong bối cảnh tranh tối tranh sáng ấy , ý kiến phủ nhận có sóng thần có vẻ được chấp nhận hơn cả. Tiến sĩ Vũ Thanh Ca cho biết, tới nay, các kết quả điều tra về khả năng xảy ra của sóng thần tại vùng bờ biển Việt Nam là rất ít.

Ông Ca cũng thừa nhận: “Chưa có bằng chứng rõ ràng khẳng định hay phủ nhận thông tin trên”. Để làm rõ khả năng sóng thần xảy ra ở bờ biển Việt Nam, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thủy, nguyên viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, đề nghị thực hiện các chuyến khảo sát dọc bờ biển Việt Nam.

Tiến sĩ Vũ Thanh Ca biện luận: Quan niệm của dân ven biển về sóng thần đôi khi thiếu chính xác. Người ta thường nhầm lẫn giữa nước dâng do bão với sóng thần. Nhiều khi thiệt hại do nước dâng do bão hay lũ lụt gây ra do mưa lớn tại vùng cửa sông cũng được quy kết cho nguyên nhân là sóng thần. Do đó, thông tin về sóng thần tấn công vào bờ biển Thừa Thiên-Huế (ngày 11- 9 - 1904) hay ở bờ biển Nam Định (năm 1930), Đà Nẵng (năm 1964) là chưa có cơ sở rõ ràng.

“Rất nhiều khả năng đây là thiệt hại có nguyên nhân không phải sóng thần”, Tiến sĩ Ca nói. “Thiên tai ở vùng bờ biển Việt Nam khá nhiều, nhưng nguồn gốc của thiên tai nhiều khi không rõ ràng”. Nguyên do được cho là phương pháp điều tra chủ yếu ở ta dựa trên ghi chép lịch sử về thiệt hại do thiên tai ở dải ven bờ và điều tra trong dân.

Theo Tiến sĩ Ca, có một số tài liệu về thiệt hại nhưng vì không ghi chép rõ ràng nên không khẳng định được đó có thực sự do sóng thần hay không.

Diễn đàn khu vực châu Á về 3R có tính chất thường niên, được tổ chức lần đầu tiên năm 2009 tại Nhật Bản trong đó đã xác định các định hướng tổng thể và các ưu tiên nhằm thúc đẩy 3R cho các quốc gia thuộc cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương. Hội nghị lần thứ II của diễn đàn được tổ chức năm 2010 tại Malaysia với chủ đề chung là “3R Vì một nền kinh tế xanh và xã hội tuần hoàn vật chất hợp lý.” Năm 2011, hội nghị lần thứ III của diễn đàn đã được tổ chức tại Singapore với chủ đề “Chuyển giao công nghệ thúc đẩy 3R - Thích ứng, thực hiện và mở rộng quy mô công nghệ thích hợp”. Năm 2013, diễn đàn “Khu vực châu Á về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải (3R) lần thứ IV” diễn ra từ ngày 18 - 20/3 ở thủ đô Hà Nội.

P. Sang (t/h)

Rác thải thành điện thắp sáng nông thôn

Thứ 2, 15/04/2013 | 09:36
Lần đầu tiên tại TT-Huế, khí Biogas làm từ rác thải ô nhiễm được dùng làm năng lượng chiếu sáng tại nhiều tuyến đường thuộc thành phố Huế, mở ra triển vọng ứng dụng thắp sáng công cộng cho các vùng nông thôn trong cả tỉnh.

Rác thải điện tử - công nghiệp tỷ đô: Mỏ vàng chết người

Thứ 6, 12/04/2013 | 11:50
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng ưa chuộng những sản phẩm điện tử mới nhất, là các yếu tố rút ngắn vòng đời của sản phẩm và làm gia tăng núi rác thải. Nghề kinh doanh rác thải điện tử trở nên phát đạt nhưng cũng phát sinh nhiều hệ lụy.

Lò đốt rác thải y tế ở Hải Phòng đang quá tải

Thứ 5, 11/04/2013 | 15:33
Với số lượng rác thải y tế nguy hại ngày càng tăng khoảng 600kg/1 ngày, hiện lò đốt tại Hải Phòng đang phải vận hành quá công xuất.

Bất lực nhìn rác thải tràn ngập Chương Mỹ

Thứ 5, 11/04/2013 | 08:34
Thời gian gần đây, người dân xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ liên tục gọi điện phản ánh tình trạng môi trường sống ở xã Tiên Phương đang bị ô nhiễm rất nặng nề do rác thải sinh hoạt lâu ngày không được thu gom, xử lý