Cảnh sát không thể nổ súng trực tiếp vào người dân

Cảnh sát không thể nổ súng trực tiếp vào người dân

Thứ 6, 14/06/2013 | 11:06
0
Nếu dành cho người thi hành công vụ quyền nổ súng vào người chống người thi hành công vụ sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, sức khỏe người dân.

Tại dự thảo Nghị định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, công an được quyền nổ súng vào người chống người thi hành công vụ. Nếu dành cho người thi hành công vụ quyền nổ súng vào người chống người thi hành công vụ sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, sức khỏe người dân.

Trên thực tế, công an hay đội ngũ người thi hành công vụ cũng là con người, một bộ phận không nhỏ trong số họ có tuổi đời còn rất trẻ nên có thể nhận thức chủ quan, nông nỗi, dễ lạm dụng quyền để chứng tỏ mình là người được Nhà nước giao quyền, nhân danh quyền lực Nhà nước. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp xảy ra việc chống người thi hành công vụ là do người thi hành công vụ hành xử thái quá, thiếu chuyên nghiệp. Hơn nữa các tình huống thường diễn ra rất nhanh, nếu người thi hành công vụ nổ súng, sau đó lấy gì để chứng minh rằng họ đã làm đúng, ngược lại lấy gì để chứng minh người chống người thi hành công vụ đã sai tới mức lực lượng chức năng phải nổ súng? Ngoài ra, đa số không cần thiết phải nổ súng bằng đạn thật bởi có thể bắn súng hơi, súng cao su, súng hơi cay…cũng có thể khống chế được người chống người thi hành công vụ.

Hiện nay, nước ta đang tiến tới sửa đổi Hiến pháp theo hướng tăng nhân quyền nhưng bản thân đề xuất trên đã đi ngược lại chủ trương này. Do vậy, để đảm bảo duy trì trật tự xã hội cần có sự phối hợp từ nhiều phía, trong đó bản thân những người thi hành công vụ cũng cần phải được đào tạo kỹ lưỡng, thái độ ứng xử điềm tỉnh, chuyên nghiệp hơn chứ không nhất thiết phải trao cho họ quyền nổ súng để giải quyết vấn đề.

Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành giành cho người thi hành công vụ được quyền phòng vệ chính đáng. Điều 15 BLHS quy định rõ:

1- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vấn đề đặt ra: cán bộ, chiến sĩ công an, lực lượng thi hành công vụ nói chung cần vận dụng chính xác các quy định về cách thức phòng vệ chính đáng đúng mực, phù hợp với pháp luật. Phòng vệ chính đáng là sự “đánh trả” tương xứng với hành vi chống đối người thi hành công vụ. Theo luật: phòng vệ chính đáng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trái lại, nếu người thi hành công vụ hành động không tương thích, vượt quá giới hạn cho phép thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Mặt khác, việc chứng minh vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không phải đơn giản vì khi xảy ra xô xát giữa người chống đối và người thi hành công vụ diễn ra “chớp nhoáng” khó “tái hiện” đầy đủ, chính xác để quy trách nhiệm thuộc về ai. Ngoài ra, người thi hành công vụ dễ nảy sinh tâm lý chủ quan với nhận thức họ là người mặc sắc phục, đeo quân hàm, được trang bị vũ khí, với suy nghĩ là được nhân danh công lý để hành động, dẫn tới hành động theo kiểu“vung tay quá trán” vượt quá quyền hạn, nhiệm vụ được giao.

Thực tiễn cuộc sống: khi xảy ra vụ án chống người thi hành công vụ, thông thường các cơ quan tiến hành tố tụng thường có thói quen đứng về phía người thi hành công vụ hơn là người dám đối đầu với người thi hành công vụ. Mặc dù đó đây xảy ra tình trạng người thi hành công vụ chuyên nghiệp (công an, chấp hành viên...), hay lực lượng tham gia mang tính hỗ trợ (dân phòng, dân quân tự vệ, hiệp sĩ đường phố...) hành động nông nổi, muốn chứng tỏ quyền hành đối với người khác nên có lời nói, việc làm thiếu cân nhắc, đặt người dân vào thế tức nước, bức xúc không kiềm chế được, buộc phải phản ứng dẫn tới hệ quả họ bị quy kết chống đối người thi hành công vụ. Cũng có khi xảy ra tình huống người thi hành công vụ lợi dụng cơ hội thị uy người dám chống đối. Để xử lý vụ việc đúng người, đúng pháp luật, phải hết sức tỉnh táo, thận trọng cân nhắc trách nhiệm một cách khách quan từ hai phía, tránh chủ quan có định kiến với người cả gan dám chống lại người thi hành công vụ; vì phải có lửa mới có khói!

TS. Đỗ Chí Nghĩa rất hữu lý khi phát biểu: ...Cách đây mấy năm, hai sĩ quan không quân đã gặp nạn vì máy bay có sự cố trong khi tập. Điều đáng nói, các anh đã chủ động chọn sự hy sinh khi không nhảy dù mà cố lái máy bay ra xa khu dân cưNếu tai nạn ấy gây thiệt hại sinh mạng người dân thì cũng không thể quy trách nhiệm vì nó là chuyện không may… Thế nhưng, những vụ lạm quyền, lạm dụng súng và các công cụ hỗ trợ khác khi thi hành công vụ làm chết người gia tăng cũng đang khiến người dân lo ngại… Đứng trước sinh mạng con người, quy định chung chung hay trông chờ vào hành xử và nhận thức cụ thể của cá nhân thi hành công vụ không phải là cách thích hợp trong một nhà nước pháp quyền. ...Chưa kể khi cảnh sát được tăng quyền dùng súng thì tội phạm cũng sẽ manh động hơn để đối phó. Sự lo ngại của dư luận về quy định cho phép bắn thẳng vào đối tượng chống người thi hành công vụ mà thiếu những quy định thật chi tiết, xácthực, cụ thể và thuyết phục đi kèm sẽ thành tiếng kêu cứu nếu những quy định này làm phát sinh những cái chết đau lòng. ...Họng súng thì vô tình, luật pháp phải rào kín kẽ hở để viên đạn không thể chạm vào lằn ranh quyền sống chính đáng của con người, không để sự lạm quyền đâu đó làm nhạt nhoà những tấm gương vì dân, vì nước như hai phi công quả cảm đã chọn cái chết để bảo vệ sinh mạng nhân dân.

Không thể: nổ súng trực tiếp để vô hiệu hóa các trường hợp có dấu hiệu của tội chống người thi hành công vụ nghiêm trọng. Quy định thiếu chặt chẽ về dấu hiệu của tội phạm chắc chắn sẽ khó tránh khỏi tình trạng lạm quyền gây hậu quả khó lường một khi ai đó đụng tới người được giao phó công vụ.

Luật sư Trần Công Ly Tao

Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh

Thêm trường hợp công an nổ súng bắn người

Thứ 6, 14/06/2013 | 09:03
Ngày 13-6, đại tá Trần Vi Dân, phó vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công an, đã trình dự thảo mới Nghị định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ (THCV).

'Trao quyền nổ súng trực tiếp là rất nguy hiểm'

Thứ 3, 04/06/2013 | 08:37
Tại Dự thảo Nghị định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ có nêu: Công an được quyền nổ súng vào người chống người thi hành công vụ.

Đến lúc cần cho phép công an được 'nổ súng trực tiếp'?

Thứ 6, 15/03/2013 | 08:51
Công an được “nổ súng trực tiếp”, một đề xuất đã được đề cập trong dự thảo Nghị định về xử lý hành vi chống người thi hành công vụ (THCV), đang được dư luận rất quan tâm, bởi lo ngại về sự lạm dụng quyền lực khi thực hiện một quy định được xem là “mạnh tay” nhất từ trước tới nay đối với hành vi cản trở công vụ.

Dự thảo Nghị định 'cho nổ súng' vi hiến và không cần thiết

Thứ 2, 11/03/2013 | 15:42
Nếu Nghị định này được đưa vào sử dụng thì đó là một sự vi hiến, vi phạm pháp luật và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng do việc lạm dụng quyền hạn của những người thi hành công vụ, từ đó, xã hội sẽ bị rối loạn, ông Lê Đức Tiết nhận định .

'Cho nổ súng' có thể không lường trước được hậu quả

Thứ 2, 11/03/2013 | 09:46
“Điều mà tôi quan tâm là dự thảo Nghị định này có tồn tại dưới dạng một Nghị định hay không khi nó xâm phạm đến quyền tự do thân thể của con người, kể cả tính mạng của con người”, ông Trần Quốc Thuận nói.

Nổ súng liên tiếp cướp tiệm vàng táo tợn giữa ban ngày

Thứ 2, 10/06/2013 | 08:50
Tên cướp táo tợn lao thẳng vào tiệm vàng Hạnh Thúy ở mỏ sắt Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, nổ súng bắn liên tiếp rồi đập vỡ tủ kính vơ từng vốc vàng. Bị người dân và lực lượng công an truy đuổi, tên cướp đã bị bắt ngay sau đó.

Những việc công an phải làm trước khi nổ súng

Thứ 2, 11/03/2013 | 15:18
Chỉ áp dụng các biện pháp ngăn chặn khẩn cấp, các biện pháp cưỡng chế cần thiết sau khi đã áp dụng các biện pháp vận động, thuyết phục người có hành vi chống người thi hành công vụ nhưng không có hiệu quả.