Câu chuyện của những đàn ông bị quấy rối tình dục

Câu chuyện của những đàn ông bị quấy rối tình dục

Thứ 7, 02/03/2013 | 20:48
0
Mấy năm gần đây, tình trạng quấy rối tình dục (QRTD) nơi công sở diễn ra khá phổ biến. Thế nhưng hiện tượng này vẫn chưa được đưa ra ánh sáng để xử lý bởi tâm lý sợ dư luận của chính các nạn nhân

Đàn ông cũng sợ  QRTD nơi công sở?

Nói đến QRTD nơi công sở, nhiều người sẽ nghĩ nạn nhân chỉ là nữ giới. Thực tế lại khác, không riêng gì nữ giới, rất nhiều đấng mày râu là nạn nhân của hành vi này. Nguyễn Ngọc, nhân viên của một công ty TNHHTM&DV (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: "Nhiều người cứ nghĩ chỉ những nữ nhân viên văn phòng mới bị QRTD vì họ ăn mặc khêu gợi. Thực chất đàn ông cũng bị quấy rối chẳng kém gì chị em phụ nữ. Bản thân tôi đã từng là nạn nhân của hành vi QRTD nơi công sở".

Ngày mới tốt nghiệp đại học Bách khoa, cầm tấm bằng trung bình khá đi xin việc ở các công ty Nhà nước không được, Ngọc chán nản. Trong thời gian chờ việc, anh làm phụ bếp cho anh bạn cùng quê. Tình cờ, anh gặp lại Hưng, bạn học đại học. Biết Ngọc đang thất nghiệp, Hưng giới thiệu Ngọc tới công ty của bà cô họ làm. Đến nơi, nhìn Ngọc đẹp trai, thân hình chuẩn lại trông có vẻ hiền lành, bà Duyên (cô họ của Hưng) gật đầu đồng ý luôn. Những ngày đầu bỡ ngỡ công việc, Ngọc được bà Duyên chăm sóc tận tình tới tận chân tơ kẽ tóc.

Xã hội - Câu chuyện của những đàn ông bị quấy rối tình dục

Quấy rối tình dục nơi công sở. (ảnh internet)

Tưởng đó là tình cảm cô cháu, Ngọc hăng say làm việc để đáp đền ơn nghĩa. Sau ba tháng làm việc với kết quả tốt, bà Duyên chuyển Ngọc sang làm thư ký riêng, công việc bao gồm lên lịch làm việc cho sếp, làm giấy tờ, sổ sách. Không dừng lại ở đó, bà Duyên còn bắt anh làm thêm giờ với mức thù lao hậu hĩnh. Nhiều lần thắc mắc về việc làm ngoài giờ, bà Duyên tỏ ý trách Ngọc không biết tích lũy tiền cho gia đình nên Ngọc không dám ý kiến nữa (bà Duyên biết gia cảnh Ngọc nghèo, nhà chỉ còn 3 mẹ con nương tựa vào nhau. Hơn nữa mẹ Ngọc lại đang bị bệnh nên rất cần tiền).

Những ngày đầu, công việc của Ngọc trôi đi khá bình lặng khiến anh rất hứng thú. Nhưng gần một tháng sau, Ngọc lờ mờ nhận ra sự khác biệt trong cách quan tâm của bà Duyên dành cho anh. Thay vì về trước 7h tối, bà Duyên thường vẽ thêm việc cho anh làm, sau đó rủ anh đi ăn tối.

Khi đi ăn, Ngọc không được chọn món mình thích mà phải ăn những món bà Duyên gọi: Thịt bò xào cần tỏi, ốc xà… Ngày nào cũng như ngày nào khiến Ngọc phát hoảng. Mỗi khi Ngọc phản ứng đều vấp phải sự giận dỗi của bà Duyên qua những hành động, lời nói: "Ngọc chê món tôi gọi không hợp khẩu vị à? Những món ấy rất bổ với đàn ông mà". Bên cạnh những lời nói bóng gió, bà Duyên còn luôn liếc mắt đưa tình nhưng vì miếng cơm manh áo, Ngọc đều phải nhắm mắt làm ngơ. Chỉ đến khi bà Duyên dùng chân, tay mơn trớn những nơi nhạy cảm trên cơ thể, Ngọc mới dám phản ứng lại. "Sau lần ấy, tôi làm đơn nghỉ việc luôn", Ngọc bức xúc nói.

Cùng hoàn cảnh với Ngọc là Sơn ở Thanh Xuân, Hà Nội. Anh tâm sự: "Ở chỗ tôi làm việc, giờ giải lao mọi người thường ngồi "chém gió" với nhau đủ các chuyện. Trong đó, chuyện vợ chồng, nam nữ luôn được mọi người để cập đến nhiều nhất. Mỗi lần "chém gió", Sơn luôn là người "chém" giỏi nhất nên lọt vào tầm ngắm của sếp lúc nào chẳng hay. Anh tâm sự: "Chẳng biết mọi người bị QRTD kiểu gì, mình bị khủng bố tình dục đúng hơn. Hết giờ làm, bà ấy gọi mình vào phòng hỏi han các cách hành sự, làm thế nào để kéo dài thời gian sung sướng khiến tôi nổi da gà. Mấy cái "chém gió" ấy có phải rút từ thực tế đâu, toàn kinh nghiệm truyền tai và ở mạng ra. Giờ cứ nhìn thấy sếp là tôi tránh xa".

Khi chúng tôi hỏi tại sao khi bị QRTD, mọi người không tố cáo? Nghe câu ấy xong, họ chỉ cười xoà: Tố cáo với ai, ai sẽ giải quyết? Không cẩn thận người ta lại tố ngược lại bởi đàn ông chỉ được chứ mất mát gì đâu. Bên cạnh đó, những người quấy rối thường là sếp lại có vỏ bọc hoàn hảo thì ai tin Thế nên im lặng là tốt nhất, nói ra chỉ khiến mọi người cười chê mình.

Xã hội - Câu chuyện của những đàn ông bị quấy rối tình dục (Hình 2).

Nhà xã hội học, TS. Trịnh Hòa Bình

Bao giờ mới có đơn tố cáo?

Dưới sự giúp đỡ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tổ chức một cuộc nghiên cứu về tình trạng QRTD ở Việt Nam. Theo nghiên cứu này, tình trạng QRTD ở Việt Nam xảy ra khá nhiều, nạn nhân chủ yếu là nữ giới trong độ tuổi từ 18 đến 30. Cũng theo nghiên cứu này, các nạn nhân bị QRTD thường im lặng, không dám tố cáo kẻ quấy rối bởi tâm lý sợ mất việc và mất thể diện với gia đình, xã hội.

Linh Nga (Hậu Lộc, Thanh Hoá) cho biết: "Chẳng ai rảnh rỗi để tố cáo hành vi QRTD của người khác đối với mình. Nếu tố cáo với cơ quan chắc chắn không được ủng hộ, ngược lại sẽ nhận được  cái nhìn đầy soi mói của mọi người. Họ sẽ cho rằng mình thế nào mới bị như vậy bởi cơ quan hàng chục nhân viên nữ xinh đẹp, tại sao không ai bị quấy rối, chỉ mình mình bị? Bên cạnh đó mình còn bị người yêu ghen tuông, cho rằng mình là kẻ lẳng lơ. Là một phụ nữ đã từng bị QRTD, tôi nghĩ cách tốt nhất là im lặng hoặc chuyển công tác sang bộ phận khác, tránh xa kẻ quấy rối".

Theo các chuyên gia tâm lý, im lặng được coi là giải pháp tối ưu của các nạn nhân bị QRTD. Sự im lặng này dẫn tới việc bùng phát hành vi QRTD nơi công sở, nơi làm việc. Cơ quan nào chẳng có đám đàn ông "dê cụ" là nhận xét của rất nhiều nhân viên văn phòng mà chúng tôi đã gặp và trò chuyện. Thực tế rất nhiều nạn nhân sau khi bị QRTD nơi công sở lần thứ nhất sẽ bị thêm lần hai, lần ba của cùng một đối tượng gây ra do nạn nhân im lặng không tố cáo với cơ quan, đoàn thể hoặc truyền tai nhau bởi chủ thể thực hiện hành vi QRTD thấy nạn nhân của mình im lặng sẽ mặc định họ thích được làm như thế.

Thực tế, các nạn nhân im lặng bởi họ không hiểu rõ hành vi nào là QRTD để tố cáo. 80% nạn nhân không hiểu thế nào là hành vi QRTD. Thống kê này của ILO cho thấy ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về hành vi QRTD nơi công sở, nơi làm việc. Trong khi đó, ở bộ luật Hình sự, tội hiếp dâm lại được quy định rất cụ thể, rõ ràng: Hành vi dùng vũ lực, đe doạ làm cho người khác rơi vào tình trạng không thể kháng cự được để thực hiện hành vi giao cấu. Thế nên, từ khi xuất hiện hiện tượng QRTD nơi công sở cho đến nay, gần như không có trường hợp nào làm đơn tố cáo tới cơ quan chức năng.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, luật sư Lê Viết Phương chia sẻ: "Ở Việt Nam, pháp luật hiện chưa có qui định cụ thể về vấn đề QRTD (Ví dụ: thế nào là hành vi QRTD? QRTD ở mức nào thì bị xử lý? Chủ thể QRTD là ai? Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết? Trình tự, thủ tục giải quyết? Chế tài xử phạt? Cơ chế bảo vệ danh dự cho người tố cáo?…), do đó dẫn đến hạn chế trong việc tố cáo, phát hiện để ngăn chặn hoặc xử lý QRTD. Luật sư Phương cho rằng phải sớm làm rõ và qui định vấn đề này vào các văn bản qui phạm pháp luật mới mong hạn chế được phần nào hành vi QRTD ở nơi làm việc. Hiện ở nhiều nước trên thế giới, họ đã có những quy định chi tiết về hành vi này để bảo vệ nạn nhân bị QRTD. 

Hồng Mây - Dương Yến

Khi quý bà đi... quấy rối tình dục

Thứ 6, 08/02/2013 | 09:13
"Khi chị em phụ nữ bị quấy rối, họ có thể tố cáo. Nhưng khi đàn ông chúng tôi là nạn nhân thường lựa chọn im lặng. Vì có nói cũng chẳng ai tin".

Quấy rối tình dục công sở: Phạt 75 triệu

Thứ 5, 31/01/2013 | 09:51
Hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng… Đây là một trong những nội dung được quy định tại Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động.

Nhìn thế giới chống quấy rối tình dục công sở

Thứ 5, 10/01/2013 | 12:16
Tạo môi trường làm việc an toàn và thoải mái cho nhân viên là một vấn đề cấp bách nhằm chống lại các hoạt động quấy rối tình dục.

81 tuổi vẫn đi quấy rối tình dục

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
Cảnh sát Tokio của Nhật những ngày qua nhận được thông báo về hành vi khá kỳ lạ của một ông già đi xe đạp. Theo tố cáo của một số nữ sinh thì họ thường bị một ông già ngoài 80 tuổi đi xe đạp tiến sát tới và sờ mông. Cảnh sát Tokio đã vào cuộc và bắt được ông già bệnh hoạn này.