Sửa chữa điện thoại: Câu chuyện xúc động về tin nhắn trong chiếc máy cũ

Sửa chữa điện thoại: Câu chuyện xúc động về tin nhắn trong chiếc máy cũ

Hoàng Thị Bích
Chủ nhật, 12/11/2017 | 19:00
0
Thời gian làm việc nhiều hơn bình thường, không có thời gian ăn, nghỉ theo đúng giờ, thế nhưng, những người thợ sửa chữa điện thoại di động vẫn luôn cần mẫn.

 

Trải lòng của thợ sửa chữa điện thoại di động về nghề

“Đâm lao thì phải theo lao”

Tìm đến cửa hàng sửa chữa điện thoại nằm trong một con ngõ nhỏ tại Nam Từ Liêm, Hà Nội vào một buổi chiều trung tuần tháng 11, PV cảm nhận được không khí làm việc khẩn trương nhưng cũng đầy trách nhiệm của ông chủ cửa hàng chuyên sửa chữa điện thoại.

Đôi tay nhanh thoăn thoắt của anh Nguyễn Văn Lục (SN 1988, quê Tuyên Quang) đang miệt mài với công việc của mình. Anh nói: “Nếu không đúng hẹn khách sẽ trách”. Theo anh Lục, đây là công việc cần chữ tín.

Nói về cơ duyên đến với nghề, anh Lục trải lòng: “Tôi sinh ra trong gia đình thuần nông, từ trước đến nay chỉ ở nhà làm nông nghiệp. Thế rồi, cách đây hơn 1 năm chị gái và anh rể tôi có mở một cửa hàng sửa chữa điện thoại tại Hà Nội. Thấy tôi làm nông vất vả chị khuyên tôi nên chọn lấy một cái nghề nhẹ nhàng và có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Vì thế, sau một thời gian suy nghĩ, tôi quyết định học nghề sửa chữa điện thoại”.

Gia đình - Sửa chữa điện thoại: Câu chuyện xúc động về tin nhắn trong chiếc máy cũ

Anh Lục chia sẻ với PV về công việc của mình.

Khăn gói xuống Hà Nội học nghề, mang theo sự kỳ vọng của bố mẹ anh Lục bắt đầu công cuộc mưu sinh của mình. “Để có thể thành thợ, tôi phải đăng ký theo học nghề sửa chữa điện thoại. Sau một thời gian chăm chỉ, tôi bắt đầu hiểu những khái niệm đầu tiên.

Hóa ra, nghề sửa chữa điện thoại không đơn giản như tôi nghĩ. Bắt đầu từ việc không biết CPU (Bộ xử lý điện thoại-PV) là gì, các vi mạch của điện thoại ra sao, hỏng, chập thì sẽ sửa như thế nào... Sau khóa học nghề, tôi đã dần hiểu ra và cảm thấy mình bắt đầu có hứng thú, có  cảm tình với công việc mà mình đang theo đuổi”, anh Lục bộc bạch.

Nhờ sự kiên trì, chăm chỉ anh Lục dần trở thành thợ giỏi. Để phát huy được khả năng của mình, anh bàn với bố mẹ, anh chị mở một cửa hàng sửa chữa điện thoại riêng. Tuy nhiên, khó khăn về vốn khiến anh bao đêm trăn trở, suy nghĩ.

Dù nhận được sự ủng hộ từ gia đình, nhưng những ngày đầu tiên trong bước chân lập nghiệp anh Lục gặp không ít khó khăn. “Có những ngày không hề có khách, tôi đi ra đi vào. Có hôm, có được 1-2 khách thì họ lại đòi hỏi đủ thứ. Thú thật, có khi tôi rất nản, muốn bỏ cuộc nhưng vì đã đâm lao thì phải theo lao”, anh Lục chia sẻ.

Như bác sĩ chữa bệnh

 

Gia đình - Sửa chữa điện thoại: Câu chuyện xúc động về tin nhắn trong chiếc máy cũ (Hình 2).

Một trong những công cụ hỗ trợ làm việc của những người thợ sửa điện thoại.

Từng có khoảng thời gian lang thang khắp TPHCM, nhưng cuối cùng anh Nguyễn Văn Phong (SN 1990), hiện đang là thợ sửa chữa điện thoại tại Hà Nội, nhận thấy nghề sửa chữa điện thoại là công việc mà mình yêu thích, muốn gắn bó.

Anh Phong cho hay: “Tôi bắt đầu học sửa chữa điện thoại từ năm 17 tuổi, tính đến nay đã có hơn 10 năm trong nghề. Những ngày đầu mới học làm nghề, tôi cũng gặp phải những vướng mắc nhất định trong việc nhớ tên các bộ phận trên máy, rồi cách sử dụng các loại máy như khò nóng, máy đo dung lượng pin...”.

Thế rồi, anh Phong cứ vừa học hỏi những người thợ đi trước và tự tìm hiểu các bộ phận lắp ráp trên điện thoại. Cho đến thời điểm hiện tại, 10 năm gắn với nghề anh Phong được nhiều khách hàng ví như một chuyên gia trong lĩnh vực.

Nói về công việc mình đang theo đuổi, anh Phong chia sẻ với PV, nhiều người cũng thường gọi anh với cái tên trìu mến “bác sĩ” bắt bệnh điện thoại. Cụ thể ở đây là những chiếc điện thoại của đủ các  hãng và mắc đủ các loại bệnh.

Anh Phong nói: “Tôi không nhớ là mình đã sửa cho bao nhiêu chiếc điện thoại trong ngần ấy năm, chỉ biết rằng hễ điện thoại của người dùng có vấn đề gì là họ lại ra chỗ tôi, thắc mắc rồi mong sửa giúp họ phương tiện liên lạc một cách nhanh nhất có thể”.

Kể về một kỷ niệm đáng nhớ nhất, người thợ này trầm tư: “Những chiếc điện thoại tưởng chừng chỉ dùng để liên lạc nhưng lại gắn với không ít câu chuyện vui buồn của khách hàng. Có lần, tôi sửa điện thoại cho một người đàn ông trung tuổi. Tôi khá bất ngờ vì chiếc điện thoại của người này đã quá cũ kỹ nhưng ông vẫn rất nâng niu. Khi đó, tôi có tư vấn cho vị khách hàng thay điện thoại mới tuy nhiên ông ấy một mực từ chối.

Sau đó, tôi có hỏi chuyện thì người đàn ông này nói trong chiếc điện thoại cũ đó có tin nhắn của vợ mình, bà đã mất cách đây không lâu. Nghe đến đây lòng tôi nghẹn lại, ý nghĩ trong đầu duy nhất là làm sao cứu chữa được chiếc điện thoại đó và cuối cùng là tôi cũng đã chữa được”.

Khi “cấp cứu” được một chiếc điện thoại thành công, mang lại sự hài lòng cho người sửa với anh Văn Phong, đó là điều mà anh cảm thấy vui vẻ nhất. Mặc dù, trong suốt cuộc trò chuyện với PV, anh Văn Phong luôn nói: “Công việc của chúng tôi như những con ong cần mẫn”.

Còn với anh Nguyễn Văn Lục, công việc của anh bắt đầu từ 6h sáng và kết thúc lúc 22h tối. Vì thế, cường độ làm việc của anh khá cao, ít có thời gian nghỉ ngơi.

Gia đình - Sửa chữa điện thoại: Câu chuyện xúc động về tin nhắn trong chiếc máy cũ (Hình 3).

Công việc thường chiếm khá nhiều thời gian của anh Lục.

Anh Lục cho biết thêm: “Nếu mình không mở cửa hàng sớm khách đến không thấy chủ họ sẽ đi quán khác, như vậy là mình sẽ không có khách. Chưa kể, thời gian làm việc căng thẳng nhất là từ 17h đến 22h, vì khi đó khách hàng mới có thời gian đi làm về và ghé qua cửa hàng. Những lúc như vậy tôi thường làm việc quá giờ, quá bữa, đến đêm 23h mới ăn tối là chuyện bình thường. Thậm chí, mải bận rộn với công việc mà tôi cũng chưa có thời gian tìm hiểu chuyện tình yêu cho riêng mình”.

Nhiều người nhìn qua công việc của những người thợ sửa chữa điện thoại thường nói không mấy vất vả, công việc chỉ ngồi một chỗ. Thế nhưng, có tìm hiểu mới thấy, công việc của họ cũng lắm nỗi gian truân, anh Lục kể:

“Làm nghề này đòi hỏi phải đi sâu vào sự tỉ mỉ, chi tiết, bởi các thiết bị di động ngày càng nhỏ gọn và trở nên tinh vi hơn. Các vi mạch trở nên nhỏ hơn, tích hợp chung với nhau nhiều hơn nên quá trình tìm ra căn nguyên của lỗi hỏng càng trở nên khó khăn và kéo dài thời gian sửa hơn, điều này khiến mắt của chúng tôi lúc nào cũng trong tình trạng mỏi khi phải cố gắng nhìn, soi tìm ra nguyên nhân máy hỏng, chưa kể vòng bụng thắt lưng cũng trong tình trạng nhức mỏi vì ngồi một chỗ”.

Trước thắc mắc của PV, rằng hiện nay nhiều người thường lựa chọn những cửa hàng bán, sửa chữa điện thoại lớn, uy tín vì họ sợ những người thợ sửa ở các cửa hàng nhỏ sẽ thay mất linh phụ kiện trong máy điện thoại của họ.

Anh Lục thẳng thắn: “Tôi không biết ở các nơi khác thế nào, nhưng khi đã đến chỗ tôi khách hàng yên tâm tuyệt đối vì linh phụ kiện ở máy Tàu và máy chính hãng khác nhau, không thể lắp ghép vào nhau đồng nhất được. Thêm vào đó, chúng tôi làm việc bằng một cái tâm, trách nhiệm thì tôi nghĩ rằng vấn đề khách sợ thợ sửa thay thế linh kiện là điều sẽ không xảy ra”.

Coi nghề sửa chữa điện thoại là nghề “làm dâu trăm họ”, nên cả anh Phong và anh Lục đều trải lòng không thể làm hài lòng hết tất cả các khách hàng được. Cũng có đôi khi họ bị khách hàng phàn nàn vì sửa chậm, hay sửa mà mang về nhà dùng máy vẫn lỗi như thường.... Thế nhưng, bỏ qua những lời phàn nàn đó, họ vẫn miệt mài với công việc của mình.

Với những người thợ sửa chữa điện thoại di động này, điều khiến họ gắn bó lâu năm với công việc của mình đó chính là, khi chữa xong “bệnh” cho chiếc điện thoại và nhận được những lời cảm ơn từ khách hàng là họ cảm thấy vui, hạnh phúc, có thêm động lực để tiếp tục theo nghề.                        

Chuyện nghề của những người “thích đùa với lửa”: Tai nạn luôn rình rập

Thứ 3, 26/09/2017 | 18:00
Theo nghề diễn viên múa lửa, những nghệ sĩ này đều khẳng định múa lửa rất nguy hiểm và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Chuyện nghề của những người “thích đùa với lửa”

Thứ 2, 25/09/2017 | 12:00
Với những diễn viên múa lửa tai nạn như: Bỏng chân, bỏng tay... trong quá trình biểu diễn là chuyện “thường ngày ở huyện”.

Nữ nhân viên thu phí BOT xinh đẹp tiết lộ chuyện nghề

Thứ 5, 31/08/2017 | 17:58
Làm nhân viên trạm thu phí BOT đến nay đã được 2 năm, nhưng khi nhắc lại những kỷ niệm trong nghề cô nhân viên xinh đẹp Trương Yến Ngọc không khỏi bồi hồi.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu sau khi bị mẹ 23 tuổi chôn sống

Thứ 6, 05/04/2024 | 19:21
Người mẹ, 23 tuổi ở Uganda, đã chôn con trong vườn vào lúc nửa đêm và mãi đến 11 giờ sáng hôm sau, người ta mới tìm thấy đứa trẻ.

Thế nào là một ngôi trường tốt?

Thứ 4, 20/03/2024 | 13:00
Sự trưởng thành của lũ trẻ là thước đo và cũng là sự trưởng thành, trở nên tốt hơn của mỗi ngôi trường.

Chuyện chưa kể về đám cưới đồng tính nam đầu tiên tại miền núi Nghệ An

Chủ nhật, 17/03/2024 | 15:00
Tình cờ quen nhau trên mạng xã hội Tiktok, cả 2 chàng trai cũng không ngờ chuyện tình đôi lứa đã đâm chồi, nảy lộc và có kết quả là một đám cưới vô cùng ấm áp.

Những đứa trẻ “không gia đình” đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười

Thứ 3, 12/03/2024 | 16:00
Đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười cho người khác từ lâu đã trở thành thói quen, niềm vui duy nhất của những đứa trẻ tại đoàn lân Long Nhi Đường.

7 việc tuyệt đối không làm sau 9h tối nếu không muốn bệnh tật “ghé thăm”

Thứ 4, 14/02/2024 | 07:10
Theo các chuyên gia, nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thường xuyên thì nên tránh xa 7 việc làm dưới đây.
     
Nổi bật trong ngày

Rau dại mọc từ cây đầy gai nhọn, giá 30 triệu/kg vẫn tấp nập người mua

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:25
Việc thu hoạch loại rau dại này gặp không ít khó khăn vì nếu hái không cẩn thận có thể dễ dàng bị gai đâm chảy máu.

Võ sĩ MMA dùng tay không để bắt cá sấu hung dữ trên đường phố

Thứ 4, 24/04/2024 | 18:57
Một võ sĩ MMA ở Florida, Mỹ đã dùng tay không để khuất phục một con cá sấu dài khoảng 2,5m đang bò dọc đường phố ở Northside, vào ngày 21/4 vừa qua.

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Tin tức Đời sống 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi là kho "thuốc bổ" nhưng nhiều người bỏ qua

Thứ 4, 24/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 24/4: Loại cá rẻ hơn cá hồi, là kho DHA nhưng nhiều người bỏ qua; Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng....

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.