Câu hỏi đằng sau cuốn sách giáo khoa

Câu hỏi đằng sau cuốn sách giáo khoa

Dương Thị Thu Nga
Thứ 6, 28/09/2018 | 09:40
0
Có lẽ, chưa năm học nào vấn đề về giáo dục lại nóng như năm nay. Hết cách đánh vần “lạ” gây xôn xao dư luận cả tháng trời thì nay lại đến vấn đề sách giáo khoa (SGK).

Tôi cũng hiểu được sức nóng của vấn đề này đến mức nào mà Chủ nhiệm uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga mang cuốn SGK Toán lớp 1 đến phiên họp của ủy ban Thường vụ và chỉ rõ sách kết hợp cả bài tập, thực hành khiến học sinh lớp sau không thể dùng được. Và bà Nga nêu câu hỏi: "Chúng tôi phản ánh lại ý kiến cử tri cần làm rõ vì sao mỗi năm để phí tới 100 triệu bản SGK. Tính ra một năm mất khoảng 1.000 tỷ đồng mua sách, nhưng năm sau không dùng được”. Và cũng từ đó, những dấu hỏi về lợi ích nhóm, về sự độc quyền, về sự lãng phí chi phí của xã hội cho SGK mỗi năm được đặt ra?

Cafe8 - Câu hỏi đằng sau cuốn sách giáo khoa

Trước những dấu hỏi mà dư luận xã hội đặt ra, đại diện NXB Giáo dục đã có những phân trần với báo giới. Về việc học sinh viết vào SGK, NXB này khẳng định SGK không thiết kế để học sinh viết vào.

Bài tập trong sách là do yêu cầu chuyên môn của một số môn đặc thù như Toán, tiếng Anh nên khi biên soạn các tác giả đã đưa vào dạng bài trắc nghiệm điền khuyết, lựa chọn đúng/sai, cặp đôi... Cách này nhằm tạo hứng thú học tập, giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập theo xu thế chung của SGK ở các nước phát triển.

Về những đồn đoán lợi ích nhóm, đại diện NXB Giáo dục khẳng định làm SGK là nhiệm vụ chính trị. Và mỗi năm NXB này còn bị lỗ trên dưới 40 tỷ đồng từ việc in và phát hành SGK. Cụ thể, năm 2015 NXB Giáo dục lỗ 43,8 tỷ đồng; năm 2016 lỗ 43,3 tỷ đồng; năm 2017 lỗ 38,14 tỷ đồng. Lỗ là do hiệu quả kinh doanh của các anh, chứ đó không thể lấy đó ra làm lí do biện minh cho những đồn đoán về lợi ích nhóm, về sự độc quyền.

Ngoài những phân trần trên, đại diện NXB Giáo dục còn đưa ra một bằng cho thấy đã có ý thức trong việc tránh lãng phí. Đó là để tránh học sinh điền trực tiếp vào sách, các tác giả đã có những dòng lưu ý. Ví dụ, SGK Ngữ văn 7, trang 15 (hoặc Ngữ văn 9, 11) có bài điền/viết vào chỗ trống, cuối trang sách là dòng "Học sinh chép lại và làm vào vở bài tập".

Nhưng xin thưa cuốn SGK in phần bài tập thực hành như một cuốn sách bài tập thì thử hỏi mấy học sinh sẽ lại chép y nguyên như vậy ra vở thay bằng điền luôn vào SGK có phải nhanh không. Hóa ra, lỗi gây lãng phí là do học sinh – một cách né tránh trách nhiệm khôn ngoan.

Và ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ban hành 3 chỉ thị: Một là, giáo viên, học sinh về việc giữ gìn, bảo quản SGK để sử dụng và sử dụng lại lâu bền; hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK để thực hiện các hoạt động học và ghi kết quả học tập vào vở; không viết, vẽ vào SGK để nâng cao hiệu quả sử dụng SGK, tăng tỉ lệ SGK được sử dụng lại nhiều lần.

Hai là, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên khiến cho học sinh phải mua quá nhiều sách tham khảo nhưng sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí.

Ba là, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng SGK và xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Cả 3 chỉ đạo trên đều đáng hoan nghênh khi điểm trúng vào vấn đề nóng. Nhưng giá như không có đến 3 chỉ đạo đó mà vẫn có tinh thần tiết kiệm trong việc làm SGK thì tốt biết mấy. Giá như trong cuốn SGK ấy không được thiết kế như ngầm khuyến khích học sinh viết vào sách thì những bộ SGK chắc chắn sẽ theo lối “anh/chị truyền em nối”. Và giá như không có chuyện độc quyền thì chắc chắn mỗi năm không lỗ hàng chục tỷ từ việc làm SGK.

Cuối cùng, giá như vẫn chỉ là giá như…

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

 

Thực hư thông tin bộ GD&ĐT lùi thời gian thay sách giáo khoa sang năm 2020-2021

Thứ 5, 27/09/2018 | 13:24
Theo kế hoạch của mình, bộ GD&ĐT sẽ tiến hành áp dụng chương trình giáo dục mới từ năm 2019-2020, tuy nhiên một thông tin cho rằng Bộ đã quyết định lùi 1 năm (2020-2021). Sáng 27/9, PV đã có cuộc trao đổi với đại diện bộ GD&ĐT về vấn đề này.

Sách giáo khoa chỉ sử dụng 1 lần: Gây lãng phí một cách vô lý

Thứ 3, 04/09/2018 | 20:31
PGS.TS Bùi Thị An – nguyên ĐBQH cho rằng SGK luôn chứa đựng những kiến thức cơ bản, cốt lỗi thì tại sao phải thay đổi để chỉ dùng được một lần rồi bỏ, gây lãng phí 1 cách vô lý cho học sinh và cả phụ huynh.
Cùng tác giả

Có mặt bằng cho thuê trong phố, làm sao để không ế ẩm?

Thứ 6, 11/02/2022 | 16:32
Theo chuyên gia của Savills, ngoài việc chủ cho thuê cân nhắc giảm giá thuê 20-30% thì còn nên tạo ra những chương trình ưu đãi để hút khách thuê.

Công ty bầu Đức bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Thứ 6, 11/02/2022 | 12:03
Bán thành công 48,1 triệu cổ phiếu HNG thu về gần 500 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng.

Nhà Thủ Đức bầu Chủ tịch tạm thời thay ông Lê Chí Hiếu

Thứ 6, 11/02/2022 | 11:22
Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT tạm thời cho đến khi công ty tổ chức họp cổ đông thường niên 2022.

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình?

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:26
Ngân hàng BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình khi cho vay hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% nợ vay tài chính của Tập đoàn này.

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20
Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.