Cây bàng vuông thắm tình Trường Sa - đất liền

Cây bàng vuông thắm tình Trường Sa - đất liền

Thứ 3, 05/02/2013 | 14:32
0
Đã 3 mùa qua, cây bàng vuông mà Thượng tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu mang về từ Trường Sa, được trồng trong đất liền đều trổ bông rất đẹp. Điều đó như minh chứng cho sự bền vững, gắn kết giữa đất liền và hải đảo thân yêu.

Tướng Hiệu kể rằng, năm 1995, lần đầu tiên, ông đi cùng đoàn của Bộ Quốc phòng ra thăm đảo Trường Sa. Đến tháng 4/1997, ông trở lại Trường Sa lần thứ hai. Điều khiến ông rất ấn tượng về nơi đây, đó là các chiến sĩ đều rất rắn rỏi, hiên ngang, ngày đêm huấn luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo và kiên cường chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Ông rất tò mò khi nhìn thấy quả bàng vuông ở Trường Sa. Đây là một loài cây cùng với cây phong ba, vốn là đặc trưng của đảo Trường Sa. Hai loài cây này có sức chịu đựng rất dẻo dai, kiên cường trước bão tố.

Nhân vật - Cây bàng vuông thắm tình Trường Sa - đất liền

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cùng lãnh đạo Viện Quân y 175 bên cây bàng vuông mang về từ Trường Sa

Vì các chiến sĩ biết vị tướng này rất yêu thiên nhiên và thích trồng cây nên khi ông đến thăm các đảo của quần đảo Trường Sa, họ đều mời ông cùng tham gia trồng cây. Trong chuyến thăm Trường Sa năm 1997, khi tướng Hiếu trở về, các chiến sĩ hải quân đã tặng ông một cây bàng vuông nhỏ để trồng tại đất liền.

Tuy nhiên, lúc đó, nhiều người không nghĩ rằng, loài cây vốn thích nghi ở biển, đảo lại có thể tồn tại trong đất liền, nhưng tướng Hiệu đã nói với các chiến sĩ rằng, ông sẽ cố gắng tìm cách để cây bàng vuông có thể thích nghi với điều kiện tự nhiên trong đất liền.

Vốn là một vị tướng từng kinh qua nhiều trận mạc và cũng là một nhà khoa học yêu thiên nhiên, thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã không vội đem cây bàng vuông trồng sâu vào trong đất liền mà ông đem cây giống về ươm tại Vũng Tàu, sau đó dịch chuyển về ươm tại vườn của gia đình ông Tạ Đình Tuân ở Long Thành, Đồng Nai. Vì theo tướng Hiệu giải thích, sự dịch chuyển dần dần như vậy sẽ giúp cây bàng vuông thích nghi dần dần với khí hậu của đất liền.

Nhân vật - Cây bàng vuông thắm tình Trường Sa - đất liền (Hình 2).

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu chụp ảnh lưu niệm bên cây bàng vuông trồng tại Viện Quân y 175

Đến ngày 25/4/2005, khi cây bàng đã bắt đầu cứng cáp, tướng Hiệu đã đem trồng tại Bệnh viện Quân y 175, nhân dịp 30 giải phóng miền Nam. Ông cho biết, trụ sở của Bệnh viện Quân y 175 trước kia chính là Tổng y viện Cộng hòa của Ngụy quyền. Vào sáng ngày 30/4/1975, khi đó, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Triệu Hải anh hùng  được giao nhiệm vụ đảm nhiệm mũi thọc sâu từ Lái Thiêu theo trục đường 13, đập tan tuyến tử thủ Bắc Sài Gòn.

Vào giờ phút lịch sử, tướng Hiệu đã chỉ huy đơn vị vượt qua cầu Vĩnh Bình, đánh chiếm Bộ Tư lệnh Thiết giáp Ngụy, chiếm lục quân Công xưởng Gò Vấp và tiếp quản Tổng y viện Cộng Hòa. Chính vì thế, tướng Hiệu muốn trồng cây bàng vuông tại Bệnh viện Quân y 175 là để muốn sau này cùng đồng đội có dịp ôn lại những kỷ niệm trước đây.

Đến nay, cây bàng vuông ngày nào, giờ đã xanh tốt và cứ mỗi độ xuân về, cây bàng lại trổ hoa, ra trái rất đẹp. Nó giống như một biểu tượng bền vững, gắn chặt tình cảm giữa các chiến sĩ Trường Sa với đất liền. Các thế hệ lãnh đạo Bệnh viên Quân y 175 đều rất trân trọng biểu tượng đó. Vào những ngày truyền thống của đơn vị, họ đều giới thiệu cho các cán bộ, chiến sĩ của mình về nguồn gốc của cây bàng và nhắc nhở nhau về y đức của người quân y.

Tướng Hiệu tâm sự: “Dù ở ngoài đảo Trường Sa, thiên nhiên rất khắc nghiệt, nhưng các chiến sĩ của chúng ta vẫn kiên cường bám đảo ngày đêm, bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Họ vẫn lạc quan yêu đời hơn ai hết, họ mang đất thịt, đất phù sa ra đảo, rồi thì nước ngọt, cây giống… để tăng gia sản xuất. Năm 1998, khi đó, sóng điện thoại di động chưa ra được tới đảo, vì vậy các chiến sĩ rất háo hức chờ đón mỗi chuyến tàu ra thăm đảo, để mong rằng mình có thể nhận được một bức thư từ đất liền gửi ra.

Khi đó, đoàn của chúng tôi gồm lãnh đạo Bộ Quốc phòng, một tốp văn công của Bộ đội Biên phòng và cán bộ của Bộ đội Hải quân đi cùng để ra đảo Trường Sa, biểu biễn phục vụ các chiến sĩ ngoài đảo. Khi tàu vào cách đảo khoảng vài trăm mét, chúng tôi phải chuyển xuống xuồng để tiếp cận bờ vì lúc đó chưa có cầu cảng như bây giờ. Hình ảnh khiến chúng tôi thật sự ấn tượng là, các chiến sĩ của đảo vội ùa tới, cõng đoàn văn công lên bờ. Tình cảm của những người lính đảo thật chân thành, đáng quý. Trường Sa nhưng không hề xa chút nào!...

Nhân vật - Cây bàng vuông thắm tình Trường Sa - đất liền (Hình 3).

Cứ mỗi độ xuân về ,cây bàng vuông lại trổ hoa, ra trái rất đẹp

Lúc chia tay, giữa người đi và người ở lại thật lưu luyến, bịn rịn. Tôi còn nhớ, anh em ở đảo vẫn không quên gửi lời nhắn nhủ và hứa với đất liền rằng, sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Mỗi lần đến thăm cây bàng vuông ở Viện quân y 175, hình ảnh đó cứ sống dậy trong tôi, nguyên vẹn những kỷ niệm khó quên”.

> Đọc thêm: Tuổi thơ của ngôi sao toán học Việt Nam

Nguyễn Hường

Những 'bóng hồng' trong cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy

Thứ 5, 31/01/2013 | 10:20
Nhạc sỹ Phạm Duy thừa nhận là mình yêu nhiều, và luôn yêu say đắm, nồng nàn. Trong mỗi sáng tác của ông thường có những "bóng hồng" cụ thể chứ không mơ hồ, ảo ảnh. Đặc biệt, trong cuộc đời của nhạc sĩ Phạm Duy, ngoài người vợ thì có một người phụ nữ đặc biệt.

Tiết lộ về tuyệt thế giai nhân được mơ ước nhất thế giới

Thứ 7, 02/02/2013 | 08:21
Sở hữu một gương mặt thánh thiện, nụ cười tươi tắn, đôi mắt trong veo và hai lúm đồng tiền duyên chết người, thiên thần của hãng Vitorias Secret khiến cả đấng mày râu và chị em phụ nữ phải ước ao. Một nửa thế giới muốn có cô và nửa còn lại muốn được như cô, cục cưng của nước Áo và tài sản chung của thế giới, siêu mẫu Miranda Kerr.

Thăng trầm trong cuộc đời 'Nữ hoàng Hồi giáo' trên đất Mỹ

Thứ 7, 02/02/2013 | 14:28
Năm 2000, Bar Rafael đoạt giải “Người mẫu của năm” trong một cuộc thi sắc đẹp. Cô là người mẫu đầu tiên của Israel được vinh dự xuất hiện trong tạp chí Sport lllustrated và trong các catalogue của hãng đồ lót Victoria Secret.