Chân dung những kẻ phản động ở khu Đá Bia

Chân dung những kẻ phản động ở khu Đá Bia

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
0
Trần Công cho rằng mình là nhân vật chính của bộ sấm truyền thuyết Thái Ất Thiên Cơ của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, vì Trần Công là người ăn nhai lại, có bao tử hai ngăn tức Âm dương bào tạng tướng...

Mới đây, lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã khám phá vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, đập tan tổ chức chính trị phản động có danh xưng “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”. Tác giả Hữu Thành đã có bải viết trên báo Công an TP.HCM về bộ mặt của những kẻ phản động cùng âm mưu, mánh khóe và những ảo tưởng quái đản của tổ chức này:

Tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” do đối tượng Phan Văn Thu tức Trần Công (SN 1948, quê ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tổ 10, Liêm Trực, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) cầm đầu. Đây là đối tượng đã lập nên tổ chức “Ân đàn đại đạo”, núp dưới danh nghĩa tu hành để hoạt động tình báo, gián điệp.

Sau khi Phú Yên được giải phóng, Phan Văn Thu cùng với Nguyễn Minh Hào, Bùi Văn Vui, Võ Thiết, Nguyễn Việt Giáo, Lê Đình Thám đã lôi kéo gần 200 tàn quân tề, ngụy, ác ôn và một số quần chúng lạc hậu vào Rừng Trúc, Đèo Cả thuộc địa bàn xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (huyện Tuy Hòa cũ) để hoạt động thu thập tin tức tình báo, đồng thời chuẩn bị vũ khí, lương thực chờ thời cơ tiến hành hoạt động vũ trang chống chính quyền cách mạng.

Pháp luật - Chân dung những kẻ phản động ở khu Đá Bia

Trần Công (tức Phan Văn Thu), kẻ cầm đầu

Tuy nhiên hoạt động của Phan Văn Thu và đồng bọn đã sớm bị phát hiện. Tháng 8/1975, lực lượng an ninh Phú Yên phối hợp với lực lượng an ninh tỉnh Khánh Hòa tổ chức bao vây, truy quét khu vực Đèo Cả, bắt giữ 137 tên, trong đó có Phan Văn Thu và bọn cầm đầu cốt cán, xóa sổ khu căn cứ Rừng Trúc và các cơ sở của chúng ở Phú Yên, thu nhiều vũ khí, tài liệu, phương tiện hoạt động của tổ chức phản động “Ân đàn đại đạo”.

Sau khi bị bắt, Phan Văn Thu và một số đối tượng cầm đầu được đưa đi tập trung cải tạo 10 năm tại trại giam A30 Phú Yên (nay là cơ sở giáo dục A1, Bộ Công an) thuộc xã Hòa Phú - huyện Tây Hòa.

Năm 1976, Phan Văn Thu trốn trại và bị bắt lại ngày 26/8/1978.

Tháng 5/1983, Thu được ra trại nhưng vẫn bị quản thúc tại khu kinh tế Mai Liên (Hòa Phú - Tây Hòa).

Năm 1984, mặc dù chưa hết thời gian quản thúc song Thu đã bỏ trốn vào Đồng Nai sinh sống. Tại đây, Phan Văn Thu tự đặt cho mình một cái tên mới là Trần Công.

Từ năm 2004 đến năm 2011, Trần Công về khu du lịch sinh thái Đá Bia (Hòa Xuân Nam - Đông Hòa) làm trung tâm hoạt động để bí mật phát triển tổ chức có danh xưng “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”, hoạt động dưới danh nghĩa “bất bạo động” với âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.

Điều đáng nói, Trần Công hoạt động rất kín đáo, ít khi hắn “xuất đầu lộ diện” trước những nơi có đông người lạ. Nơi sinh hoạt và làm việc của Trần Công tại khu biệt lập được gọi là Ngọc Động. Việc đi lại của Trần Công giữa các tỉnh luôn vào thời điểm nửa đêm về sáng nên hầu như không có ai biết Công đi đâu, làm gì.

Trần Công cũng là người rất kỳ quái đã tự đặt cho mình các pháp danh: Tôn Luân, Kim Ngưu phá điền, Ngọc đảnh, Ngọc Phật, Chơn đảnh quang minh, Chơn đảnh Minh sỹ, Tâm Linh, Thành Tâm, Đức Quang Minh, Ngọc đảnh Đại hóa Ứng thân Phật... Tuy nhiên, “ông Phật” này có đến năm bà vợ và rất nhiều con cháu.

Để thực hiện ảo vọng lên thay thế chế độ cầm quyền ở Việt Nam, Trần Công đã sáng lập ra cái gọi là “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”.

Pháp luật - Chân dung những kẻ phản động ở khu Đá Bia (Hình 2).

Cơ quan an ninh điều tra đọc lệnh bắt Lê Duy Lộc

Cơ cấu tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” gồm có tên Trần Công cầm đầu, bên dưới có tổng trưởng các ban và các pháp hội địa phương.

Ban đối nội do Võ Thành Lê (SN 1955, trú ở xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) làm trưởng ban, Phan Thanh Ý làm phó trưởng ban, Ban giám tra/Ban hành luật do Tạ Khu làm trưởng ban, Ban đối ngoại do Vương Tấn Sơn làm trưởng ban, Đoàn Văn Cư làm phó ban, Ban tổ chức/nghi lễ do Lê Phúc (SN 1951, ở TP.Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) làm trưởng ban.

Ban hoằng pháp do Nguyễn Kỳ Lạc (trú khu phố Triều Sơn Đông, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) làm trưởng ban, Ban khoa giáo do Lê Duy Lộc (SN 1956, quê ở thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) làm trưởng ban, phó ban là Đoàn Văn Cư, Ban tài chính do Lê Duy Lộc làm trưởng ban, Ban an ninh/hồng vệ pháp do Trần Phi Dũng làm trưởng ban, Lê Đức Động (SN 1983, quê ở Thừa Thiên - Huế) và Phan Thanh Tường làm phó ban, Ban đời sống do Võ Thị Hạnh làm trưởng ban.

Với bộ máy quy mô và khá đầy đủ “ban bệ”, thời gian qua Trần Công và các cộng sự của hắn đã mở rộng mạng lưới “Pháp hội” ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Các “chân rết” này đã vận động được trên 300 đối tượng tham gia, trong đó có cả Việt kiều.

Phương châm hoạt động theo phương thức “bất chiến tự nhiên thành”. Để lôi kéo ngày càng đông số người tham gia vào tổ chức, Trần Công cùng bộ máy đã thêu dệt truyền thuyết về thầy thủy Cao Biền của Trung Quốc khi đến núi Đá Bia thấy đây là vùng đất địa linh, có Thánh địa mạch Rồng sẽ sinh ra nhân tài, hào kiệt nên đã yểm huyệt Mạch Kim Ngưu nhưng chưa yểm xong thì bị chết, chôn ở Long Thủy.

Pháp luật - Chân dung những kẻ phản động ở khu Đá Bia (Hình 3).

Dẫn giải đối tượng Lê Phúc về trụ sở cơ quan điều tra

Theo bộ sấm Thái Ất Thiên Cơ của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì sẽ có nhân kiệt là Kim Ngưu phá điền giáng trần có tên Trần Công với sự nghiệp phá điền, xuất bất chiến tự nhiên thành, sau cùng sẽ lập một quốc gia mới.

Trần Công cho rằng mình là nhân vật chính của bộ sấm truyền thuyết trên vì Trần Công là người ăn nhai lại, có bao tử hai ngăn tức Âm dương bào tạng tướng, là Kim Ngưu, trong tay ông có chữ Hán Vương, có chân mạng Thiên tử làm Vua, hiện đang thuyết (sáng tạo) được Cửu kinh Minh triết (xưa nay chỉ có Phật Di Lặc mới thuyết được Cửu kinh), sáng tạo ra chủ thuyết Công bản, Cương lĩnh Công luật Đại hóa toàn cầu.

Đây là chủ thuyết mới, tiên tiến nhất. Ai theo Trần Công sẽ được giải thoát, có công đức lớn và sẽ có sự nghiệp lớn sau này. Công án (nhiệm vụ) của Trần Công được gọi là Công án Bia Sơn, là Công án xuất bất chiến tự nhiên thành. Chủ thuyết Công bản được hiểu Công là chung, Bản là gốc, gốc của cái chung tức là sự công bằng cho cái chung.

Pháp luật - Chân dung những kẻ phản động ở khu Đá Bia (Hình 4).

Lê Đức Động nghe đọc lệnh bắt

Ai đi theo Trần Công, nghe được lời ông nói, học được kinh triết của ông cũng đều được giải thoát. Ai cùng làm sự nghiệp và đi theo ông thì sẽ được chia ban bằng sự nghiệp. Ai cúng dường cho ông là có được công đức rất lớn, sẽ được trả gấp 10, 100 lần. Ai chối bỏ ông là vì nghiệp quá nặng, phải rơi vào địa ngục.

Ai phản ông thì người đó phải chết, ai cản trở việc làm của ông người đó phải bị điên. Ai phụ tá ông đến ngày ông ra công chức là sẽ được rất nhiều ân sướng.

Một hình thức khác để lôi kéo, ru ngủ mọi người tham gia vào “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”, Trần Công đã tổ chức thuyết giảng, tuyên truyền “Cửu kinh Minh triết” với nhiều nội dung mơ hồ như: “Thống thức chân quang kinh”, “Hệ thống kinh quỹ bát đoạn”, “Chân tính ánh sáng bất đoạn sát na trong hệ thống Tam thiên Đại thiên thế giới”, “Nguyên lý pháp tính bất diệt” .v.v.

Hàng ngày, buổi sáng từ 4 đến 5h30, buổi chiều từ 18 đến 21h, Trần Công trực tiếp thuyết giảng tại khu nhà hàng Kim Việt để lôi kéo mọi người tham gia.

Pháp luật - Chân dung những kẻ phản động ở khu Đá Bia (Hình 5).

Một góc Khu du lịch sinh thái Đá Bia

Khu du lịch sinh thái Đá Bia - chi nhánh Công ty TNHH Quỳnh Long có tổng diện tích 48,1ha được bao bọc bởi rừng cấm Đèo Cả, có địa hình phức tạp. Từ trên cao nhìn xuống khu du lịch không khác gì lòng chảo Điện Biên. Bên trong khuôn viên là quần thể với trên 60 công trình kiến trúc được xây dựng rải rác trên các triền núi.

Để tạo vỏ bọc trá hình, bọn chúng đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc kiên cố với những cái tên khá mỹ miều như Động Bích Lạp, Động Tam Thanh, Động Đại Bi, Ngọc Động, Thạch Linh cung, nhà hàng Hoàng Trang...

Tại mỗi công trình này, các đối tượng vừa sử dụng làm nơi ở, vừa lấy đó làm nơi làm việc, tổ chức các hoạt động và cất giữ tài liệu. Như Động Đại Bi là ngôi nhà của Trưởng ban Khoa giáo Lê Duy Lộc được thiết kế xây dựng giữa hai tảng đá lớn nằm ở lưng chừng núi.

Ngôi nhà có hai cửa ra vào được đúc bằng bê tông kiên cố. Muốn đi lên được ngôi nhà này bắt buộc phải đi lên hàng trăm bậc tam cấp làm bằng đá chẻ. Tại đây, Lê Duy Lộc được trang bị đầy đủ máy điện thoại không dây, máy tính xách tay kết nối 3G, đầu ghi đĩa DVD để phục vụ cho việc soạn thảo văn bản, in đĩa hình cho tổ chức và liên lạc qua Internet với các cá nhân trong và ngoài nước.

Hay như khu vực quần thể động Tam Thanh là nơi sinh sống của cả gia đình Lê Đức Động - Phó ban hồng vệ pháp. Riêng với Trần Công, hắn lựa chọn Ngọc Động là nơi đắc địa để ẩn náu, sinh sống với vợ nhỏ và hoạt động.

Âm mưu, thủ đoạn và phương thức hoạt động của tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” là hết sức tinh vi. Mặc dù núp bóng dưới danh nghĩa kinh doanh khu du lịch sinh thái Đá Bia song mọi hoạt động của tổ chức này vẫn không thể lọt qua tai mắt của quần chúng nhân dân và lực lượng an ninh.

Sau hơn nửa năm xây dựng chuyên án đấu tranh, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, lực lượng công an tỉnh Phú Yên đã thu thập đầy đủ chứng cứ phạm tội của tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”.

6h sáng 5/2, tại trụ sở công an tỉnh, trưởng ban chuyên án đã ra lệnh xuất phát. Đúng 7h kém 15 phút, các lực lượng nghiệp vụ Công an Phú Yên đồng loạt tấn công vào trung tâm chỉ huy hoạt động của tổ chức chính trị phản động này tại khu du lịch sinh thái Đá Bia.

Tại đây, lệnh bắt, khám xét được nhanh chóng tiến hành đối với Lê Duy Lộc, Võ Thành Lê, Lê Phúc, Lê Đức Động. Qua khám xét, Công an Phú Yên đã thu giữ hàng trăm tập tài liệu thể hiện nội dung cương lĩnh hoạt động của tổ chức, 19 kíp nổ, 10 bộ đàm, 1 ống nhòm, trên 12.000USD, gần 190 triệu đồng tiền Việt Nam và một số phương tiện hoạt động khác.

Trước đó, vào lúc 2h sáng, lực lượng an ninh điều tra phối hợp với các lực lượng khác cũng đã bắt giữ Trần Công (tức Phan Văn Thu) cùng với lái xe kiêm vệ sĩ của Công là Lê Trọng Cư (SN 1966, trú ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa) khi đang trên đường từ Bình Định vào lại khu du lịch sinh thái Đá Bia.

Các đối tượng chủ chốt khác gồm Đoàn Đình Nam, Tạ Khu, Võ Ngọc Cư và Nguyễn Kỳ Lạc cũng đã lần lượt tra tay vào còng.

Hiện tại, vụ án trên Công an tỉnh Phú Yên đang tiếp tục điều tra, hoàn chỉnh các thủ tục tố tụng để đề nghị truy tố, xét xử theo pháp luật.

Phiên Giang (bt)


Cùng chuyên mục

Bắt giữ đối tượng táo tợn cướp tiệm vàng trong đêm ở Hà Tĩnh

Thứ 5, 18/04/2024 | 08:34
Sau khi lái ô tô đến tiệm vàng, một người đàn ông cầm búa xông vào đập vỡ tủ kính để cướp nhiều tài sản. Sau vài giờ đồng hồ, đối tượng đã bị công an bắt giữ.

Diễn biến vụ cướp tiệm vàng chỉ trong khoảng 10 giây tại Hà Tĩnh

Thứ 5, 18/04/2024 | 08:27
Đối tượng nam giới bịt kín mặt, đi vào tiệm đập vỡ kính, lấy lượng lớn vàng trong khoảng 10 giây rồi bỏ chạy.

Bình Thuận: Bản án cho nguyên Chủ tịch, Kế toán trưởng UBND xã gây thiệt hại cho nhà nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Các bị cáo đã lập khống bảng xác định khối lượng công việc hoàn thành, ghi khống ngày nghiệm thu công trình để thanh toán, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 1 tỷ đồng.

Nhận hối lộ khi làm hồ sơ đất đai, 2 nữ công chức ở Gia Lai bị khởi tố

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:30
Hai nữ cán bộ đã nhiều lần nhận hối lộ của môi giới để làm hồ sơ cấp nhanh sổ đỏ và bị người dân tố giác tới cơ quan công an.

Thái Nguyên: Điều tra nguyên nhân tử vong của 3 mẹ con

Thứ 4, 17/04/2024 | 21:45
Thi thể các nạn nhân được tìm thấy tại khu vực sông Cầu gần gầm cầu Ba Đa (xã Đồng Liên).
     
Nổi bật trong ngày

Lâm Đồng: Xử lý nhóm thanh niên “đi xe bằng chân” trên phố Đà Lạt

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:46
Nhóm thanh niên chở ba người, bốc đầu, buông hai tay, điều khiển bằng chân trên đường phố Đà Lạt rồi quay clip đăng lên Facebook.