Chàng trai bại liệt sửa điện tử, nuôi 2 em học đại học

Chàng trai bại liệt sửa điện tử, nuôi 2 em học đại học

Thứ 4, 26/06/2013 | 16:07
0
Vượt lên sự nghiệt ngã của số phận, giờ anh đã là chủ một cửa hàng sửa chữa đồ gia dụng, điện thoại nổi tiếng. Với số tiền kiếm được, Phạm Văn Tự (SN 1988, Giao Thịnh, Giao Thủy, Nam Định) nuôi được cả 2 em học đại học.

Người dân nơi đây gọi anh với cái tên trìu mến là “thần đồng Tự”. Vì từ nhỏ Tự đã bị bại liệt chân. Anh không hề học nghề sửa chữa gì chỉ tự mày mỏ cộng thêm học hỏi ở sách vở. Ấy vậy mà anh vẫn chữa được đồ điện tử thậm chí cả điện thoại di động như một người thợ lành nghề.

Một tuổi thơ không êm đềm

7h sáng, chúng tôi tìm đến cửa tiệm anh. Nói là cửa tiệm cho oách, chứ thực ra đó là một túp nhà chưa đến 10m2 nằm trong mép một con đường nhỏ. Tuy chẳng khang trang là mấy, nhưng nó được đổ bê tông khá kiên cố và luôn được quét dọn sạch sẽ. Ngày nào khách đến sửa chữa đồ điện tử, điện thoại cũng tấp lập.

Xã hội - Chàng trai bại liệt sửa điện tử, nuôi 2 em học đại học

Căn bệnh quái ác đã cướp đi đôi chân của Tự. Cuộc đời anh gắn liền với chiếc xe lăn. Nhưng chưa bao giờ Tự chịu đầu hàng số phận

Cuộc đời anh gắn liền trên chiếc xe lăn, nhưng trên khuôn mặt nụ cười chưa bao giờ tắt. Khi được hỏi về cuộc đời và số phận mình, Tự chẳng giấu giếm chia sẻ với chúng tôi.

Trong gia đình nghèo có ba anh em, Tự là con trai cả. Ngày chào đời anh lằn lặn, khôi ngô như bao đứa trẻ khác. Nhưng số phận thật trớ trêu, một ngày tai họa ập đến với anh.

Năm 11 tuổi trong một lần lên cơn sốt li bì, anh cảm thấy đốt sống lưng đau nhói, tay chân co rút. Nằm ở nhà một thời gian chữa trị nhưng bệnh tình chẳng thuyên giảm. Ngày đêm, anh liên tục hứng chịu những cơn đau vã mồ hôi.

Thương con nhỏ phải bị bệnh nặng, bố mẹ Tự đã bán hết của cải trong nhà để đưa anh đi bệnh viện 108 chạy chữa, lúc này gia đình cũng chẳng có gì. Chỉ trong vòng nửa năm mà anh trải qua 4 lần mổ, các bác sĩ chẩn đoán anh bị thoái hóa cột sống lưng.

Dù là nhà nông không có kinh tế nhưng thương con, bố mẹ Tú đã đưa con đi chưa trị khắp nơi. Những nơi nào nổi tiếng về y thuật, có ai nào mách chỗ thầy lang hay, chữa bệnh tốt.... đều in đậm hình ảnh cha mẹ tảo tần bên cậu bé đang chống chọi với cơn đau.

Nhưng tất cả công sức gia đình bỏ ra đều nhận được con số không. Từ cuối năm 1999, Tự về nhà và nằm liệt với giường đôi chân đã teo lại, dị dạng và không thể di chuyển.

“Lúc này mình cảm thấy rất khó chịu, nóng tính, cuộc sống chẳng còn gì với mình cả, không thiết tha sống nữa”, anh Tự bùi ngùi chia sẻ.  

Hành trình vượt lên số phận

Tự đã từng khóc rất nhiều, trách than ông trời đã cướp đi đôi chân yêu dấu của mình. Nhưng rồi chính Tự cũng hiểu ra, không còn đôi chân, anh vẫn còn đôi tay và khối óc. Trong anh lúc đó bắt đầu ý thực được vị trí mình trong gia đình, xã hội. Và gia đình đã cho anh một động lực giúp anh dần lấy lại thăng bằng.

Xã hội - Chàng trai bại liệt sửa điện tử, nuôi 2 em học đại học (Hình 2).

Với công việc sửa chữa điện tử của mình, Tự đã nuôi được bản thân và giúp cha mẹ nuôi 2 em ăn học Đại học

Thương con, bố Tự đã mua cho anh một cái đài nhỏ để nghe. Nhưng mỗi lần chiếc đài trục trặc, bố Tự lại mang ra tiệm sửa vì sợ con buồn Và rồi cái đài cứ hỏng suốt mà mỗi lần sửa lại mất tiền cũng như phải chờ đợi, nên Tự đã quyết tâm mày mỏ tự sửa lấy, rồi dần già cậu thanh niên mới lớn cũng sửa được.

Ban đầu thì Tự chỉ sửa những cái nhỏ sau rồi anh nhờ bố đi mua sách cho mình học để nâng cao thêm trình độ. Khi biết Tự có thể sửa điện tử thì gia đình và hàng xóm đều bất ngờ. “Họ thử tôi bằng cách mang điều khiển tivi, quạt,... sang cho tôi sửa nhưng họ đều phục vì tôi sữa ngon lành”, Tự cười nói.

Lúc này vời kiến thực đã có, Tự tâm sự bố là mình mong muốn bố cho phép mở của hiệu sửa chữa nhưng ý định đó đã bị gia đình  phản đối vì sợ Tự không làm được. Và anh chỉ quanh quẩn sửa chữa miễn phí cho hàng xóm, anh em bạn bè.

Biết con mình khát khao, cuối cùng bố mẹ Tự cũng đồng ý cho cậu con trai mở cửa hàng. Dần dần tiếng lành đồn xa, người dân trong vùng đều biết đến Tự là một chàng thanh niên bị liệt hai chân mà sửa điện tử giỏi. Người trong làng ngoài xã ai có đồ điện tử gì hư hỏng cũng mang đến nhờ Tự giúp và họ đều nhận được sự hài lòng.

Năm 2010 Tự mạnh dạn xin phép bố mẹ cho mình mở cửa tiệm riêng để tiện làm việc cũng như mở mang thêm. Và cửa hàng  “Nam Tự” của anh đã được khai trương ở ngay sau nhà bố mẹ anh để tiện bề chăm sóc anh.

Không những nuôi được bản thân, Tự còn phụ giúp bố mẹ nuôi hai em trai ăn học đại học. Hiện người em trai kế sau anh đã ra trường và đã đi làm giúp gia đình cùng Tự nuôi em út học đại học.

Ông Nguyễn Hữu Rộng xóm trưởng vui vẻ cho biết: “Tự là tấm gương sáng. Với ý trí vượt lên chính mình Tự rất ham học, nhiệt tình trong công việc và được bà con nơi đây rất quý mến. Ngoài cái tài, đó còn là một nghị lực sống phi thường, không lùi bước trước số phận”.

Phan Thiên – Tuấn Nghĩa

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Cảm phục những tấm gương người trẻ vượt lên số phận

Thứ 6, 12/04/2013 | 11:30
Bằng nghị lực phi thường và sự ham học, những học sinh, sinh viên khuyết tật đã vượt lên số phận trở thành những tấm gương sáng cho các bạn trẻ.

Chuyện đời bệnh nhân chạy thận vượt lên số phận

Thứ 2, 21/01/2013 | 10:38
Gần mười năm qua, anh Mai Ngọc Tiếp sinh năm 1972, thôn Pò Đứa, xã Mai Pha, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn cứ mỗi tuần ba lần chạy thận tại khoa Thận nhân tạo (bệnh viện Bạch Mai). Kể từ ngày anh bị bệnh, cả gia đình bốn người phải chuyển hẳn về Hà Nội sống, kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào mớ rau, củ khoai của vợ anh bán ngoài chợ cóc gần nơi thuê trọ. Tuy vậy, anh vẫn cố.