Nghị lực của chàng SV bại liệt trước bi kịch gia đình

Nghị lực của chàng SV bại liệt trước bi kịch gia đình

Thứ 5, 27/06/2013 | 07:00
0
Hình ảnh, một ông già đẩy xe lăn đưa cháu vào giảng đường đại học dần trở nên quen thuộc với nhiều tầng lớp sinh viên ở làng đại học Thủ Đức và các khu nhà trọ.

Chàng trai khuyết tật Nguyễn Lê Hoàng Trung (SN 1992, ngụ tại xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) là một trong những tấm gương sáng tiêu biểu về thành tích học tập.

Hiện tại Trung đang sống cùng ông ngoại ở Sài Gòn trong một phòng trọ để theo đuổi con đường học vấn tại trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM.

Ông Lê Minh Khôi (ông ngoại Trung) cho biết: "Hai năm trước, Trung học ở quận Thủ Đức (TP.HCM) nên tiền ăn uống, nhà trọ cũng rẻ hơn. Năm nay, Trung chuyển lên cơ sở của trường ở quận 5 học tiếp nên hai ông cháu quyết định chuyển lên đây thuê phòng trọ để việc học tập của Trung được thuận tiện hơn".

Xã hội - Nghị lực của chàng SV bại liệt trước bi kịch gia đình

Nguyễn Lê Hoàng Trung và ông ngoại được ra Hà Nội để tuyên dương về gương sáng điển hình về khuyết tật năm 2010.

Trước khi bi kịch xảy ra, mẹ Trung là một giáo viên tiểu học, còn bố là một công nhân cạo mủ tại nông trường cao su Đồng Phú (tỉnh Bình Phước). 

Tuy nhiên, khi có hơi men ông H. lại nổi máu ghen tuông vô cớ với bà K. Lợi dụng nhược điểm đó, một số kẻ xấu đã buông những lời xỏ xiên, thêu dệt những câu chuyện không có thực về chị K. và bi kịch đẫm nước mắt bắt nguồn từ đây.

Hồi tưởng lại câu chuyện đau lòng của người con gái bất hạnh, ông Lê Minh Khôi thủ thỉ: "Vào đêm nọ, sau khi hoàn thành công việc nhà, K. ôm con trai vào buồng ngủ trước. Còn H. ngồi ngoài phòng khách đốt thuốc và đi qua đi lại khắp phòng cho tới khuya. Sau đó, H. chốt tất cả các cửa sổ lại chắc chắn đi xuống bếp hạ sát hai mẹ con. Bà K. bị đâm trúng tim máu ra quá nhiều nên tử vong ngay sau đó. Đứa con trai kháu khỉnh, bụ bẫm bị H. đâm nhiều vết vào phần lưng làm đứt tủy sống dẫn đến liệt nửa người".

Ông Khôi cho biết, khi đó, Trung mới tròn 4 tuổi. Tuổi thơ của Trung cứ lặng lẽ trôi qua trong những trung tâm phẫu thuật chỉnh hình. Từ bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình từ TP.HCM sang bệnh viện Chợ Rẫy, đến các cơ sở chữa bệnh từ thiện ở nhiều tỉnh thành nhưng vẫn không có kết quả.

Xã hội - Nghị lực của chàng SV bại liệt trước bi kịch gia đình (Hình 2).

Nguyễn Lê Hoàng Trung chinh phục chân trời tri thức cùng đôi chân ông ngoại.

Trung bị liệt nửa người và đi lại bằng cách chống hai bàn tay xuống đất. Ngay cả việc ngồi lên xe lăn cũng cần đến sự giúp đỡ của người khác. Tất cả mọi sinh hoạt của bản thân đều nhờ đến bàn tay nhăn nheo của ông ngoại chăm sóc.

Ông Lê Minh Khôi kể: "Sáng sáng, tôi thay tã, chiều lại tháo tã cho cháu như một đứa trẻ lên ba. Ngay cả việc đi vệ sinh, tôi cũng phải làm từ A-Z cho Trung. Dẫu có nhiều vất vả, khổ cực nhưng khi nhìn thấy Trung tươi cười với bạn bè và đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập tôi cũng thấy an ủi phần nào".

Từ cấp 1 đến cấp 3, Trung đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm thi chuyển vào cấp 3, Trung là thủ khoa của lớp chuyên lý của trường THPT chuyên Quang Trung (tỉnh Bình Phước). Trong kỳ thi đại học năm 2010, Trung thi đậu vào khoa Công nghệ thông tin, trường đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM với số điểm khá cao. Không muốn nhìn thấy cảnh đứa cháu trai bơ vơ giữa chốn phồn hoa đô thị, một lần nữa ông Lê Minh Khôi tiếp tục rời xa gia đình, quê hương cùng Trung tay xách, nách mang lên Sài Gòn thuê phòng trọ.

Xã hội - Nghị lực của chàng SV bại liệt trước bi kịch gia đình (Hình 3).

Chiếc máy tính trở thành người bạn thân của Nguyễn Lê Hoàng Trung.

Đối với ông Lê Minh Khôi, “mỗi buổi sáng được giúp Trung xếp sách vở vào cặp, đưa Trung đến giảng đường tiếp thu kiến thức là tôi cảm thấy hào hứng rồi”.

Trung tâm sự: "Từ ngày bắt đầu cắp sách đến trường, ông ngoại chính là đôi chân của tôi. Bất kể ngày nắng hay mưa ông ngoại vẫn chăm chỉ cõng đứa cháu như tôi trên tấm lưng còng, gầy gò vì tuổi già. Nhìn gương mặt khắc khổ của ông ngoại tôi tự hứa với bản thân sẽ học tập thật tốt để đền đáp phần nào công dưỡng dục, chăm sóc tôi".

Tháng 10/2004, Trung vinh dự là một trong những đại diện của tỉnh Bình Phước được tuyên dương về tấm gương điển hình khuyết tật học tập lao động xuất sắc toàn quốc tại Thủ đô Hà Nội do bộ LĐ-TB&XH tổ chức. Trung luôn mong muốn sau khi ra trường sẽ có được một công việc tốt để tự nuôi bản thân và đỡ đần ông ngoại tuổi già.                 

Mong nhận được lời xin lỗi từ cha

Do khiếm khuyết về cơ thể, nhiều lúc Trung sống khép kín, tỏ ra tự ti về bản thân. Do vậy, dù ở nơi đông người Trung rất kiệm lời. Lúc nhỏ, Trung được ông ngoại dẫn vào trại giam thăm cha vài lần. Nhìn thấy cha qua tấm kính của nhà tù, dẫu trong lòng rất căm hận đối với việc làm do cha gây ra, nhưng em chưa một lần thù hận, ghét bỏ. Cách đây 1 năm, người cha nhẫn tâm ấy được mãn hạn ra tù, ông năn nỉ ông ngoại được phép đến thăm Trung. Tuy nhiên, do hối hận về hành vi phạm tội của mình, ông không dám ngỏ lời xin lỗi để nhận được sự tha thứ của con trai. Song, nhìn dáng cha từ sau lưng, Trung vẫn hy vọng người cha ấy sống tốt và bắt đầu lại từ đầu để chuộc mọi lỗi lầm đã gây nên.

Quyên Triệu

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Người đàn bà mù vượt lên số phận

Thứ 6, 17/05/2013 | 16:22
Cảnh người mẹ khiếm thị địu con nấu rượu, làm bánh và cõng con bán hàng đã quá quen thuộc với người dân nơi đây.

Cảm phục những tấm gương người trẻ vượt lên số phận

Thứ 6, 12/04/2013 | 11:30
Bằng nghị lực phi thường và sự ham học, những học sinh, sinh viên khuyết tật đã vượt lên số phận trở thành những tấm gương sáng cho các bạn trẻ.

Thầy giáo anh hùng vượt lên số phận

Thứ 6, 18/01/2013 | 08:43
Xếp bút nghiên, thầy giáo Nguyễn Đức Thìn (Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) lên đường chữa trị căn bệnh nan y - bệnh phong. Những cơn đau thấu xương, như khoan vào xương tủy, nhưng thầy vẫn hát, làm thơ và viết nhật ký để quên đi nỗi đau và chiến thắng bệnh tật. Thầy không cho phép mình gục ngã mà phải gắng sống để trở về với gia đình và thực hiện những công việc còn dang dở.

Chuyện đời bệnh nhân chạy thận vượt lên số phận

Thứ 2, 21/01/2013 | 10:38
Gần mười năm qua, anh Mai Ngọc Tiếp sinh năm 1972, thôn Pò Đứa, xã Mai Pha, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn cứ mỗi tuần ba lần chạy thận tại khoa Thận nhân tạo (bệnh viện Bạch Mai). Kể từ ngày anh bị bệnh, cả gia đình bốn người phải chuyển hẳn về Hà Nội sống, kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào mớ rau, củ khoai của vợ anh bán ngoài chợ cóc gần nơi thuê trọ. Tuy vậy, anh vẫn cố.